Xác định nghĩa vụ của các bên đối với Bên nhận bảo lãnh (Bài dự thi Vòng 2 - Kienlawyer)

Chủ đề   RSS   
  • #83224 16/02/2011

    kienlawyer
    Top 500
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2009
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 4455
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 71 lần


    Xác định nghĩa vụ của các bên đối với Bên nhận bảo lãnh (Bài dự thi Vòng 2 - Kienlawyer)

    Điều 361BLDS 2005. Quy định về Bảo lãnh như sau:

    "Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình."

    Ngoài ra, BLDS cũng quy định trong chương VII - thuộc Mục 4 - chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ dân sự - để quy định về việc Bảo lãnh.

    - Vậy, mời các bạn cho ý kiến giải quyết về trường hợp HĐBL được ký kết, sau đó:

    + Bên Bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản;

    + Cả Bên BL và bên được BL đều lâm vào tình trạng phá sản;

    Các bạn giải quyết quyền lợi cho Bên nhận bảo lãnh thế nào? 

    Trân Trọng.

    Luật sư Đặng gia Kiên

    Công ty tư vấn Luật LINCON & Brothers

    Mobile: 0986 99 8668

    Email: kien.danggia@gmail.com

     
    23535 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kienlawyer vì bài viết hữu ích
    admin (24/02/2011)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #83229   16/02/2011

    dinhhainhat
    dinhhainhat
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/08/2008
    Tổng số bài viết (276)
    Số điểm: 2273
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 18 lần


    " tình trạng" .... chưa phải giải quyết gì cả (có chứng cứ gì đâu mà giải quyết).

    Còn nếu Bên bảo lãnh hoặc cả 2 bên bảo lãnh và được bảo lãnh bị phá sản thì cứ theo luật về phá sản mà thực hiện các nghĩa vụ.

    Nếu bạn muốn hỏi khi nhận bảo lãnh đã có tình trạng trên rồi thì đó là nhiệm vụ xác minh của bên nhận bảo lãnh thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #83374   17/02/2011

    kienlawyer
    kienlawyer
    Top 500
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2009
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 4455
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 71 lần


    dinhhainhat viết:

    " tình trạng" .... chưa phải giải quyết gì cả (có chứng cứ gì đâu mà giải quyết).

    Còn nếu Bên bảo lãnh hoặc cả 2 bên bảo lãnh và được bảo lãnh bị phá sản thì cứ theo luật về phá sản mà thực hiện các nghĩa vụ.

    Nếu bạn muốn hỏi khi nhận bảo lãnh đã có tình trạng trên rồi thì đó là nhiệm vụ xác minh của bên nhận bảo lãnh thôi.



    Trước hết xin cảm ơn ý kiến của mọi người, tuy nhiên, tôi xin nói thêm là:

    - Thứ nhất: Câu hỏi ở đây được hiểu là sau khi ký kết hợp đồng bảo lãnh mới xảy ra tình trạng trên. Do đó loại trường hợp "Nếu bạn muốn hỏi khi nhận bảo lãnh đã có tình trạng trên rồi thì đó là nhiệm vụ xác minh của bên nhận bảo lãnh thôi" như ý kiến bạn nêu.

    Thêm nữa, giả sử tôi là người chưa nắm rõ luật, đang thắc mắc về vấn đề này, nếu nhận được câu trả lời của các bạn tôi vẫn chưa hiểu rõ lắm, vì phải đọc Luật phá sản (không phải đọc là hiểu ngay), đồng thời còn phải xem các quy định liên quan về vấn đề bảo lãnh nữa. Vì vậy, để tiện trao đổi, tôi xin hỏi rõ thêm:

    - Trường hợp2: sau khi ký kết hợp đồng bảo lãnh, chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nhưng (1): Bên bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản; (2) Bên được bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản. (3) cả hai đều lâm vào tình trạng phá sản.

    - Trường hợp 2: Sau khi ký kết hợp đồng bảo lãnh, đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nhưng (1,2,3) giống tình huống trên?

    Nếu các bạn nhiệt tình thảo luận, mong nhận được ý kiến cụ thể để mọi người tham khảo nhé.

    Trân Trọng.

    Luật sư Đặng gia Kiên

    Công ty tư vấn Luật LINCON & Brothers

    Mobile: 0986 99 8668

    Email: kien.danggia@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #83322   16/02/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào bạn!

    Việc bên bảo lãnh hay bên được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán trong điều kiện phá sản thì cứ tuân theo những quy định của pháp luật phá sản để điều chỉnh.

    Trân trọng!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #84873   23/02/2011

    hiyatuongda
    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần


    Gửi các anh chị

    Em xin góp ý một chút nhé!

    Trong mối quan hệ nghĩa vụ mà nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp bảo lãnh cho ta thấy bên có quyền (Bên NBL) có 02 chủ thể để có thể thực hiện quyền yêu cầu của mình, đó lag bên có nghĩa vụ (Bên ĐBL) và Bên BL. Theo cách hiểu trên thực tế, nghĩa vụ được BL luôn là nghĩa vụ được BL luôn là nghĩa vụ của Bên ĐBL, hay nói cách khác, vị thế Bên BL trong con mắt của Bên NBL luôn là "con nợ" dự phòng.

    Tuy nhiên, điều 361 BLDS không thể hiện rõ vị thế dự phòng của Bên BL, cụ thể là "Bảo lãnh là việc người thứ ba....,nếu khi đến thời hạn mà Bên ĐBL không thực hiện hoặc thực hiện đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc...".

    Điều này có nghĩa là trong trường hợp không có thỏa thuận gì khác thì nghĩa vụ đã đến hạn thực hiện mà Bên ĐBL không thực hiện dù đã có yêu cầu, thì Bên NBL ngay lập tức có quyền yêu cầu Bên BL phải thực hiện nghĩa vụ thay dù cho Bên ĐBL vẫn có khả năng mà chưa kịp hay không muốn thực hiện nghĩa vụ của mình. Quy định này đã gián tiếp không thừa nhận tính chất "dự bị" của Bên BL.

    Em giải quyết trường hợp 2 trước nhé, cụ thể,

    Trường hợp 2: Sau khi ký HĐBL, đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà lâm vào tình trạng như sau

    1.2. Bên BL bị lâm vào tình trạng phá sản, căn cứ vào K2DD39 LPS 2004 thì trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuộc về Bên ĐBL, bởi lẽ, trong bối cảnh lúc này thì khả năng tài chính để bảo đảm cho Bên NBL có khả năng thu hồi nợ từ Bên ĐBL là cao hơn Bên BL.
    Quy định này được NĐ 163/2006/NĐ-CP quy định về giao dịch đảm bảo quy định rõ hơn bằng cách chia vấn đề này thành 2 trường hợp cụ thể: thứ nhất, Nếu nghĩa vụ Bên BL chưa phát sinh (chưa đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà Bên BL đã lâm vào tình trạng phá sản tình trạng 1 trong trường hợ
    p 1) Bên ĐBL phải thay thế biện pháp bảo đảm khác, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (điểm b, K1Đ48). Thứ hai, nếu đến thời hạn thực hiên nghĩa vụ BL mà Bên BL không có khả năng thực hiện đầy đủ/ toàn bộ  nghĩa vụ trong phạm vi BL thì Bên NBL yêu cầu Bên ĐBL thanh toán phần còn thiếu/ thực hiện nghĩa vụ với tư cách là một món nợ không có bảo đảm (điểm a, K1.Đ48). Như vậy, Bên BL lâm vào tình trạng phá sản thì họ cũng chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ  BL (ngay cả trong khi Bên ĐBL không lâm vào tình trạng phá sản).

    2.2. Bên ĐBL bị lâm vào tình trạng phá sản, dĩ nhiên, Bên BL phải thực hiện nghĩa vụ BL của mình. Do đó, Bên NBL có quyền yêu cầu Bên BL thực hiện nghĩa vụ thay cho Bên ĐBL.

    3.2. Cả hai lâm vào tình trạng phá sản, căn cứ K3 Đ 39 LPS 2004 thì Bên BL chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ BL. Nói cách khác, nhà làm luật vẫn quán triệt nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của chủ nợ bằng cách vẫn quy trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuộc về Bên BL. Trong quan hệ nghĩa vụ có đảm bảo bằng bảo lãnh (Bên ĐBL đưa tài sản cho Bên BL để được BL), tức là, nghĩa vụ của Bên ĐBL đã được bảo đảm bằng tài sản đưa cho Bên BL. Vì thế, nếu tham gia thanh toán nợ của Bên BL thì Bên NBL được xếp vào danh sách chủ nợ có đảm bảo; và bởi lẽ trên, Bên NBL chỉ được xem như các chủ nợ bình thường khi tham gia thanh toán nợ của Bên ĐBL bình thường.

    Trường hợp 1: Sau khi ký HĐBL, chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà lâm vào các tình trạng 1,2,3 như trên.

    1.1. Đối với tình trạng 1 thì như đã phân tích ở trên.

    2.1. Bên ĐBL lâm vào tình trạng phá sản thì khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì Bên BL chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình.

    3.1. Cả hai đều lâm vào tình trạng phá sản, thì Bên NBL được xem là chủ nợ của cả 2 bên. Tuy nhiên có sự khác nhau là khi tham gia thanh toán nợ Bên NBL là chủ nợ có đảm bảo trong danh sách chủ nợ của Bên BL, nhưng Bên NBL chỉ là chỉ nợ thường trong danh sách chủ nợ của Bên ĐBL (phân tích ở trên).

    Đây là ý kiến của em, các anh chị cùng góp ý nhé!

    Thân ái,
    D.T.L

    Cập nhật bởi hiyatuongda ngày 24/02/2011 09:03:04 AM sửa lỗi

    Clear Thinking!

     
    Báo quản trị |