Xác định luật áp dụng trong hoạt động tư pháp quốc tế về lĩnh vực thương mại?

Chủ đề   RSS   
  • #545738 10/05/2020

    phungpham1973
    Top 150
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/01/2019
    Tổng số bài viết (549)
    Số điểm: 14940
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 140 lần


    Xác định luật áp dụng trong hoạt động tư pháp quốc tế về lĩnh vực thương mại?

    Công ty Chị đang chỉnh lại chính sách đại lý theo kiểu đại lý bao tiêu, (mua đứt bán đoạn) nhưng bên Mỹ yêu cầu các loại giá khác nhau. (Giá giao đại lý khác giá tính HH) (HH: hoa hồng), Chẳng hạn giá giao đại lý là 3 triệu, giá tính HH 2 triệu, Nếu đại lý mua hàng với volume 30 triệu thì đc HH 10%, nhưng không phải 10% trên 30 mà 10% trên 20, thì có được không
    Luật có quy định vấn đề này không?
     
    3164 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #545749   10/05/2020

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1397)
    Số điểm: 11672
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 208 lần


    Việc thực hiện hợp đồng đại lý với thương nhân nước ngoài được xác định trong mối quan hệ Tư pháp Quốc tế - Quan hệ thương mại/ kinh tế có yếu tố nước ngoài. Nên pháp luật điều chỉnh ở đây không hoàn toàn là pháp luật Việt Nam, mà các bên có thể thỏa thuận pháp luật Hoa Kỳ hoặc bất kỳ một hệ thông pháp luật nào khác để điều chỉnh (theo các hệ thuộc pháp luật dựa trên quy định pháp luật về Tư pháp Quốc tế). Cụ thể, Điều 5 Luật Thương mại 2005 của Việt Nam cũng đã ghi nhận rõ nội dung đó:

    “Điều 5. Áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế
    1. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
    2. Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”.

    Do đó, mình cần làm rõ pháp luật áp dụng trong trường hợp này để xác định yêu cầu từ phía Hoa Kỳ kia có đúng luật không anh/chị nhé.

    Về phương diện pháp luật Việt Nam, mình kiểm tra Điều 171 Luật Thương mại 2005:

    “Điều 171. Thù lao đại lý
    1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thù lao đại lý được trả cho bên đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.
    2. Trường hợp bên giao đại lý ấn định giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng thì bên đại lý được hưởng hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ.
    3. Trường hợp bên giao đại lý không ấn định giá mua, giá bán hàng hoá hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà chỉ ấn định giá giao đại lý cho bên đại lý thì bên đại lý được hưởng chênh lệch giá. Mức chênh lệch giá được xác định là mức chênh lệch giữa giá mua, giá bán, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng so với giá do bên giao đại lý ấn định cho bên đại lý.
    4. Trường hợp các bên không có thoả thuận về mức thù lao đại lý thì mức thù lao được tính như sau:
    a) Mức thù lao thực tế mà các bên đã được trả trước đó;
    b) Trường hợp không áp dụng được điểm a khoản này thì mức thù lao đại lý là mức thù lao trung bình được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ mà bên giao đại lý đã trả cho các đại lý khác;
    c) Trường hợp không áp dụng được điểm a và điểm b khoản này thì mức thù lao đại lý là mức thù lao thông thường được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ trên thị trường”.

    Ngoài ra, mình kiểm tra thêm các căn cứ pháp lý sau đây:

    Từ Điều 166 đến Điều 177 Luật Thương mại 2005;

    Chương VI Nghị định 69/2018/NĐ-CP.

     
    Báo quản trị |