Xác định khoản chu cấp cho con sau khi ly hôn

Chủ đề   RSS   
  • #512989 29/01/2019

    minhhung456
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/01/2019
    Tổng số bài viết (180)
    Số điểm: 5025
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 56 lần


    Xác định khoản chu cấp cho con sau khi ly hôn

    Vợ chồng kia có 1 con chung gần 5 tuổi rồi, Trong khoảng thời gian chung sống người chồng hay cờ bạc, đề đóm, nhạu nhẹt khi vợ góp ý thì vũ phu đánh đập vợ. Mọi kinh tế trong gd phụ thuộc người vợ là chính. Trước kia họ cũng nhiều lần làm đơn xin li hôn nhưng vì con vì tình nghĩa nên chưa làm dc, vẫn ở chung đến giờ. Giờ người vợ này muốn làm thủ tục li hôn nhanh chóng có sự thuận tình của chồng thì làm như thế nào. Người mẹ muốn giành quyền nuôi con do xét về thu nhập người mẹ hơn, học thức người mẹ cũng hơn, điều kiện gia đình bên ngoại cũng hơn bên nội nhiều. Và khoản chu cấp của người ba hàng tháng sẽ tính như thế nào? Và nếu ng ba yêu cầu dc gặp con nhưng người mẹ không đồng ý có được không? Nếu trường hợp người chồng không chịu chu cấp thì thế nào?

     

     
    1557 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #513024   29/01/2019

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1981)
    Số điểm: 14204
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Trường hợp này thì nếu hai bên đồng ý, thỏa thuận ly hôn sẽ thực hiện thủ tục thuận tình ly hôn. Nếu như người chồng không đồng ý có thể thực hiện thủ tục đơn phương ly hôn.

    Về quyền nuôi con sau khi ly hôn hai bên thỏa thuận về người nuôi dưỡng, nếu không thỏa thuận được Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Khi xem xét ai sẽ là người có quyền nuôi con, Tòa án sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau với mục đích tìm được người có thể đáp ứng tối đa yêu cầu cho sự phát triển của đứa trẻ. Nhìn chung Tòa án sẽ dựa trên 3 yêu tố sau:
     
    + Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;
     
    + Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn … của cha mẹ.
     
    + Nguyện vọng của con: Con mong muốn được ở với ai (chỉ áp dụng với con từ đủ 7 tuổi trở lên).
     
    Nếu chị thực sự yêu thương con mình và có đủ khả năng chứng minh trước tòa rằng mình có thể đem lại cho con mình cuộc sống tốt đẹp hơn thì việc bạn giành được quyền nuôi con là hoàn toàn có thể.

    Về việc cấp dưỡng sẽ theo Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

    Về quyền thăm nuôi con thì sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

    Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

    Nếu như ngăn cản việc gặp con sẽ bị xử phạt chị nhé.

     

     
    Báo quản trị |