Xác định giá trị, chất lượng tang vật vi phạm hành chính

Chủ đề   RSS   
  • #577716 30/11/2021

    ltd240195

    Chồi

    Vietnam
    Tham gia:30/06/2022
    Tổng số bài viết (58)
    Số điểm: 1340
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 17 lần


    Xác định giá trị, chất lượng tang vật vi phạm hành chính

    Mọi người cho mình hỏi khi xác định giá trị, chất lượng tang vật vi phạm hành chính thì cơ quan chức năng căn cứ vào đâu để xác định và việc xác định chất lượng của hàng hoá thìmình lấy mẫu văn bản nào. Mình đang có trường hợp tranh cãi với cơ quan chức năng khi xác định nhưng chưa có căn cứ và muốn nói chuyện chính xác với họ. Nhờ mọi người hỗ trợ.
     
    Cập nhật bởi ltd240195 ngày 30/11/2021 11:06:24 CH thiếu
     
    996 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ltd240195 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/12/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #577717   30/11/2021

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1955)
    Số điểm: 12993
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Về vấn đề của bạn, mình hiện không rõ bạn đang muốn xác định giá trị tang vật nhằm mục đích gì để có hướng trả lời chính xác. Nếu việc định giá tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì hiện được hướng dẫn bởi Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012:
     
    "Điều 60. Xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt
    ...
    2. Tùy theo loại tang vật cụ thể, việc xác định giá trị dựa trên một trong các căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau đây:
     
    a) Giá niêm yết hoặc giá ghi trên hợp đồng hoặc hoá đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu;
     
    b) Giá theo thông báo của cơ quan tài chính địa phương; trường hợp không có thông báo giá thì theo giá thị trường của địa phương tại thời điểm xảy ra vi phạm hành chính;
     
    c) Giá thành của tang vật nếu là hàng hoá chưa xuất bán;
     
    d) Đối với tang vật là hàng giả thì giá của tang vật đó là giá thị trường của hàng hoá thật hoặc hàng hoá có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính.
     
    3. Trường hợp không thể áp dụng được căn cứ quy định tại khoản 2 Điều này để xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc có thể ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm và thành lập Hội đồng định giá. Hội đồng định giá gồm có người ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm hành chính là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính cùng cấp và đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan là thành viên..."
     
    Theo đó, trong quá trình xác định giá trị tang vật thì người có thẩm quyền xử lý sẽ xác định dựa theo Khoản 2 nêu trên. Nếu không áp dụng được các cách tại Khoản 2 thì lúc đó mới thành lập Hội đồng định giá, gồm người ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm hành chính là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính cùng cấp và đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan là thành viên. Cơ quan chuyên môn này sẽ tùy vào cơ cấu tổ chức, quyền hạn và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý chứ không có quy định cụ thể cách xác định chính xác là cơ quan nào.
     
    Đối với nội dung xác định chất lượng nhằm xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng, việc xác định chất lượng được quy định tại Điều 4 Thông tư 173/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành:
     
    "Điều 4. Tổ chức xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng
     
    1. Đối với hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng xử lý theo hình thức bán trực tiếp:
    ...
    b) Người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm tổ chức đánh giá chất lượng hàng hoá, vật phẩm bán ra; trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ mời cơ quan chuyên môn để phối hợp đánh giá chất lượng hàng hoá, vật phẩm;"
     
    Theo đó, người ra quyết định tạm giữ sẽ tự mình tổ chức đánh giá chất lượng hàng hoá, nếu không đánh giá được thì mời cơ quan chuyên môn để phối hợp đánh giá chất lượng hàng hoá. Cơ quan chuyên môn này thì không có văn bản nào hướng dẫn chi tiết hơn, phụ thuộc vào loại hàng hóa cũng như chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan để xác định chính xác.
     
    Liên quan đến mẫu biên bản thì hiện chỉ có mẫu biên bản định giá tài sản được ban hành kèm theo Thông tư 173 nêu trên. Còn Biên bản xác định tỷ lệ chất lượng thì hiện không có mẫu cụ thể.
     
    Báo quản trị |