Vụ án tranh chấp đất đai đã được tòa án giải quyết

Chủ đề   RSS   
  • #510894 27/12/2018

    phuduyen

    Female
    Sơ sinh

    Kon Tum, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2014
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 11 lần


    Vụ án tranh chấp đất đai đã được tòa án giải quyết

    Năm 1976, hộ gia đình ông Trần Văn Lượng và bà Nguyễn Thị Cúc, cùng với nhiều hộ dân ở tỉnh Quảng Ngãi đi xây dựng kinh tế mới tại huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Lúc bấy giờ (năm 1976), UBND huyện Sa Thầy cấp cho mỗi hộ một thửa đất để làm nhà ở và sản xuất kinh tế vườn (chỉ đất mà không có giấy tờ). Hộ gia đình ông Trần Văn Lượng được UBND huyện cấp một thửa đất tại thôn 2, thị trấn Sa Thầy. Thửa đất có tứ cận: Phía Đông giáp đất bà Trần Thị Bến dài khoảng 31m; Phía Tây giáp suối, dài khoảng 31m; Phía Bắc giáp đường mòn, dài khoảng 50m; Phía Nam giáp đường mòn dài, khoảng 50m. Thửa đất này, bị con đường mòn đi xã Sa Sơn (nay đường Lê Duẩn- PV) chạy qua phân làm hai thửa. Thửa phía trên đường, ông Lượng làm nhà ở, thửa phía dưới đường để làm vườn. Chính quyền từ thôn, UBND thị trấn đến UBND huyện và mọi người dân đi kinh tế mới lúc bấy giờ đều biết.

    Năm 2004 vợ chồng ông Lượng tặng cho con trai là anh Trần Ngọc Luân một phần diện tích thửa đất nói trên (thửa đất phía dưới đường- PV), theo giấy ủy quyền sử dụng đất (QSDĐ) ngày 16/6/2004, tứ cận như sau: Bắc giáp đường đi Sa Sơn; Nam giáp suối nước; Đông giáp đường đi rẫy; Tây giáp đường thôn. Thôn trưởng thôn 2 và UBND thị trấn Sa Thầy ký xác nhận. Sau đó, ông Dương Minh Ánh (thôn 1, thị trấn Sa Thầy) đến cắm cọc rào. Bị anh Luân và ông Lượng ngăn cản không cho rào. Ông Ánh cho biết thửa đất này ông Ánh đã mua của vợ chồng ông Nguyễn Xuân Hùng và bà Nguyễn Thị Nga với giá 43.500.000 đồng. Theo giấy sang nhượng đất đề ngày 30/6/2003, thôn trưởng thôn 2 và UBND thị trấn Sa Thầy ký xác nhận.

    Bị cản trở, từ đó ông Ánh đã khiếu nại đến các cơ quan có thẩm quyền ở huyện Sa Thầy đòi đất. Nhưng, đất của vợ chồng ông Hùng không có giấy tờ gì mà bán cho ông Ánh là trái pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền ở huyện Sa Thầy không có cơ sở giải quyết. Khiếu nại không thành, ngày 01/12/2015 ông Ánh khởi kiện ông Lượng ra TAND huyện Sa Thầy, buộc ông Lượng giao lại thửa đất đã mua của vợ chồng ông Hùng.

    TAND huyện Sa Thầy đã ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số 10/2015/QĐST-DS ngày 28/12/2015. Bởi, giữa ông Dương Minh Ánh với ông Trần Văn Lượng không hề có bất kỳ giao dịch dân sự hay hợp đồng dân sự nào về việc chuyển nhượng đất. Chính vì thế, ông Dương Minh Ánh không có quyền khởi kiện đối với ông Trần Văn Lượng.

    Khởi kiện ông Lượng không được, ông Ánh khởi kiện vợ chồng ông Hùng. Yêu cầu TAND huyện Sa Thầy buộc ông Nguyễn Xuân Hùng và bà Nguyễn Thị Nga giao đất cho ông Ánh như đã bán. Còn ông Lượng phải thực hiện đúng việc sang nhượng đất với vợ chồng ông Hùng, để tạo điều kiện thuận lợi cho ông Ánh.

    Đơn khởi kiện của ông Ánh đề ngày 07/7/2016, TAND huyện Sa Thầy thụ lý số 21/2016/TLST-DS ngày 11/7/2016, về “Tranh chấp hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất”. Ngày 12/10/2016 TAND huyện Sa Thầy đưa vụ án ra xét xử (sơ thẩm lần 1- PV).

    Trong quá trình giải quyết vụ án, cũng như tại phiên Tòa, nguyên đơn cũng như bị đơn không đưa ra được bất cứ chứng cứ nào để chứng minh cho việc ông Lượng đã chuyển nhượng thửa đất này cho vợ chồng ông Hùng, bà Nga. Mãi tới ngày 18/10/2017 Tòa này mới ban hành bản án số 03/2016/DS-ST. Tại bản án này, TAND huyện Sa Thầy chấp nhận đơn khởi kiện của nguyên đơn, tạm giao thửa đất đang tranh chấp cho ông Ánh. Để ông Ánh liên hệ với cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục đăng ký QSDĐ đối với thửa đất này. Tòa này còn tuyên án phí, quyền kháng cáo, kháng nghị, ...

    Bản án này đã bị kháng cáo, kháng nghị toàn bộ, TAND tỉnh Kon Tum xét xử phúc thẩm tại Bản án số 04/2017/DS-PT ngày 10/02/2017. Do cấp sơ thẩm vi phạm pháp luật nghiêm trọng mà cấp phúc thẩm không thể khắc phục được. Nên đã hủy bản án sơ thẩm, chuyển hồ sơ vụ án cho cấp sơ thẩm giải quyết lại từ đầu theo pháp luật qui định.

    Ngày 10/11/2017 TAND huyện Sa Thầy đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm (lần 2- PV). Tòa sơ thẩm lần 1, chỉ có ông Trần Văn Lượng là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Ngộ hơn, thẩm phán còn bắt ông Lượng phải “đóng hai vai”. Vừa là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, vừa là người làm chứng trong cùng một vụ án? Tòa sơ thẩm lần 2 này, không những ông Trần Văn Lượng là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, mà có cả bà Nguyễn Thị Cúc (vợ ông Lượng) và anh Trần Ngọc Luân, đều là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

    Suốt trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa này, nguyên đơn cũng như bị đơn không bổ sung được bất kỳ chứng cứ nào để chứng minh cho việc sang nhượng đất giữa ông Trần Văn Lượng với vợ chồng ông Hùng và bà Nga. Căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án và tranh luận, cũng như thẩm vấn tại phiên tòa hôm nay.

    HĐXX nhận thấy việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Nguyễn Xuân Hùng và bà Nguyễn Thị Nga với ông Dương Minh Ánh tại giấy sang nhượng đất đề ngày 30/6/2003 đã vi phạm các điều cấm của pháp luật. Theo qui định của bộ luật dân sự, thì đây là hợp đồng vô hiệu toàn bộ. Tuy nhiên, tại đơn khởi kiện đề ngày 07/7/2016, ông Dương Minh Ánh chỉ yêu cầu TAND huyện Sa Thầy buộc ông Nguyễn Xuân Hùng và bà Nguyễn Thị Nga giao đất cho ông Ánh như đã bán. Còn ông Lượng phải thực hiện đúng việc sang nhượng đất với vợ chồng ông Hùng, để tạo điều kiện thuận lợi cho ông Ánh.

    Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự, qui định: “ ... Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó”. HĐXX không chấp nhận đơn khởi kiện của ông Dương Minh Ánh.

    Hiện nay, ông ánh không đồng ý vớ giải quyết của tòa án nên vẫn muốn tiếp tục khởi kiện đòi lại đất. Theo luật sư thì ông ánh có thể khởi kiện lại không? Và có cách nào giúp ông ánh trong vụ kiện này không? Xin cảm ơn.

    thay đổi

     
    2362 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #510990   27/12/2018

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Theo quy định tại Điều 17 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì bản án, quyết định sơ thẩm của tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của bộ luật này.

    Bản án, quyết định sơ thẩm của tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn do bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật. Bản án, quyết định sơ thẩm của tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.

    Bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của bộ luật này thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

    Như vậy, căn cứ quy định trên thì theo quy định về hai cấp xét xử, tòa án sẽ chỉ giải quyết vụ việc theo hai cấp đó là sơ thẩm và phúc thẩm (trong trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị).

    Đối với bản án, quyết định phúc thẩm sẽ không có quyền kháng cáo bởi đó là bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày được tuyên bố.

    Tuy nhiên, để bảo đảm tính pháp chế trong công tác xét xử của tòa án bảo đảm được quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự thì những bản án, quyết định có sai sót hoặc có tình tiết mới mặc dù có hiệu lực pháp luật vẫn phải được kháng nghị để xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

    Qua những thông tin mà bạn cung cấp thì hiện tại tranh chấp mà bạn nêu đã được giải quyết bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật. Hiện tại nếu không đồng ý với bản án trên và muốn đề nghị xét xử lại. Theo quy định của pháp luật, đối với trường hợp này khi có một trong các căn cứ sau, bạn có thể làm đề nghị xem xét bản án theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm:

    Nơi nộp hồ sơ: Tòa án hoặc viện kiểm sát có quyền kháng nghị

    Thành phần hồ sơ:

    - Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 03/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC (mẫu đơn bạn có thể xem tại đây)

    - Kèm theo đơn đề nghị, người đề nghị phải gửi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

    Trong trường hợp còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.