Vụ án con ruồi: Lỗi Tân Hiệp Phát hay lỗi luật sư?

Chủ đề   RSS   
  • #410709 23/12/2015

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Vụ án con ruồi: Lỗi Tân Hiệp Phát hay lỗi luật sư?

    Kết thúc phiên tòa xét xử vụ án con ruồi đến nay gần 01 tuần, nhưng dân tình vẫn chưa hết căm phẫn về mức án tù dành cho anh Minh – người phát hiện có con ruồi trong chai nước  Number 1 và yêu cầu Tân Hiệp Phát bồi thường 500 triệu.

    Sau khi Tòa tuyên án anh Minh với 7 năm tù về tội cưỡng đoạt tài sản, tiếp sau đó, Tân Hiệp Phát dính líu đến hàng loạt scandal về chất lượng các chai nước Dr.Thanh.

    Nhiều nơi đã có công văn yêu cầu người dân không sử dụng sản phẩm Dr.Thanh của Tân Hiệp Phát, có công ty cũng ra quy định cấm sử dụng các sản phẩm của Tân Hiệp Phát….mục đích hướng đến là bảo vệ sức khỏe của mọi người.

    Khỏi phải nói, nhiều người không yêu cầu, họ vẫn một mực quả quyết rằng: “Từ nay sẽ không sử dụng của Tân Hiệp Phát”.

    Theo nhận định của các vị luật sư, chuyên gia pháp lý thì hành động ứng xử của Tân Hiệp Phát thực sự thiếu khôn ngoan và đây là thứ không thể tha thứ được”.

    Ông bà ta có câu “Yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng”, người tiêu dùng ghét Tân Hiệp Phát ghét luôn cả luật sư của Tân Hiệp Phát và dưới đây là bằng chứng:

    con ruồi và Tân Hiệp Phát

    Vậy trong vụ này, lỗi ở Tân Hiệp Phát hay lỗi ở luật sư?

    Tân Hiệp Phát có lỗi vì hành động ứng xử thiếu khôn ngoan với người tiêu dùng, đặc biệt là vi phạm nghiêm trọng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,

    Còn phía luật sư của Tân Hiệp Phát – liệu có lỗi trong vụ này, khi đại diện Tân Hiệp Phát tham gia tố tụng một cách thiếu khôn ngoan?

    Về phía quan điểm của mình, luật sư là người đứng ra đại diện cho thân chủ của mình tham gia tố tụng. Đã là người chịu trách nhiệm đứng ra đại diện cho thân chủ tham gia tố tụng thì họ có trách nhiệm làm tốt vai trò của mình, theo dân gian hay gọi là “ra trận là phải thắng”.

    Nhưng thiết nghĩ có phải vụ nào luật sư cũng nhận làm đại diện tham gia tố tụng không? Việc nhận các vụ án này phản ánh năng lực và quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp của vị luật sư đó.

    Trong trường hợp như vụ Tân Hiệp Phát đã xảy ra, nếu có một Tân Hiệp Phát tương tự thì các vị luật sư này phải hành xử như thế nào để vừa khéo léo với khách hàng, vừa phù hợp với quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp? Các bạn Dân Luật cho mình ý kiến với

     
    26248 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #410802   23/12/2015

    luattrinhgia
    luattrinhgia

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2008
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 6 lần


    Chào các bạn,

    Trong vụ án của anh Minh, lỗi là của anh Minh chứ không phải của Tân Hiệp Phát hay của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

    Còn đã làm Luật sư, thì nghĩa vụ là phải bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Thân chủ, người trả phí cho mình, bảo vệ sự nghiêm minh và bình đẳng của pháp luật. Luật sư có nghĩa vụ chứng minh đối thủ, bất cứ là ai,  là tổ chức nào, là đã , đang, sẽ xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của Thân chủ mình, tất nhiên các hoạt động này của Luật sư không được trái pháp luật, đạo đức xã hội và đạo đức hành nghề Luật sư.

    Đối với " Đồng nghiệp" Nguyễn Đức Hoàng, bạn cần xem xét, cân nhắc lại các ý kiến của mình khi có nhận xét về các Đồng nghiệp là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty cổ phần tập đoàn Number one (Công ty THP), bởi lẽ khi bạn đưa ra các ý kiến đó bạn đã đặt mình vào vai trò của họ chưa? hay bạn chỉ phát biểu theo dư luận, của người chưa hề hành nghề luật.

    Với quan điểm của tôi, nếu tôi là người bảo vệ quyền và lợi ích của THP tôi cũng sẽ làm như vậy, nghĩa là chứng minh anh Minh đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm, phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình và bảo vệ tốt nhất cho các quyền và lợi ích hợp pháp của THP. Tuy nhiên, trong các tranh chấp có nhiều cách để giải quyết, cách của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của THP trong việc đưa anh Minh vào vòng lao lý có thể là chưa tối ưu, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của THP đã phân tích đầy đủ các yếu tố liên quan tới các rủi ro pháp lý, nhưng ý chí của "Boss" THP mới là yếu tố quyết định.

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn luattrinhgia vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (23/12/2015) minhhieu31012000@gmail.com (02/11/2020)
  • #410805   23/12/2015

    nktien90
    nktien90

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/01/2015
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 0 lần


    Riêng mình ra đường mà gặp thằng cha luật sư này mình cũng nhổ nước bọt, khinh cả vợ con và gia đình nó

     
    Báo quản trị |  
  • #410809   23/12/2015

    Sukiya
    Sukiya

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/12/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 5 lần


    nktien90 viết:

    Riêng mình ra đường mà gặp thằng cha luật sư này mình cũng nhổ nước bọt, khinh cả vợ con và gia đình nó

     

    Chào bạn,

    Đây là diễn đàn của dân luật, hoặc chí ít là có chút hiểu biết hoặc kiến thức cơ bản vào thảo luận, trao đổi với nhau.

    Bạn vui lòng đăng nhập vào facebook hoặc một trang khác để đăng bình luận theo kiểu của bạn, các thành viên trong diễn đàn này không hoan nghênh bạn cũng như lối nghĩ tay nhanh hơn não như vậy.

    Thân.

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn Sukiya vì bài viết hữu ích
    ntdieu (23/12/2015) Unjustice (24/12/2015) hungmaiusa (23/12/2015) minhhieu31012000@gmail.com (02/11/2020)
  • #410812   23/12/2015

    haitrangtam
    haitrangtam

    Female
    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:06/06/2013
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 5 lần


    vụ án con ruồi và THP

    Mình nghĩ rằng luật sư của THP chẳng có lỗi gì cả, trái lại anh ta giỏi vì đã bảo vệ được thân chủ - khách hàng của mình thắng. Luật pháp sinh ra vốn là để bảo vệ cho lẽ phải, cho công bằng, công lí. Luật sư vốn dĩ cũng là 1 nghề và họ sử dụng luật pháp như 1 công cụ lao động của mình; họ dùng luật pháp để bảo vệ cho quyền lợi của khách hàng của mình. Như vậy, đâu có gì là sai trái hay vi phạm pháp luật? Mình có xem tin tức, và mình cũng đang phân vân... nhưng không phải là về phía anh Minh hay THP, mà là đại diện phía cơ quan tố tụng. Đại diện phía VKS khẳng định: " Anh Minh không phải là người tiêu dùng..." vậy, phải chăng, chính nhận định này đã lấy đi của anh này rất nhiều quyền lợi và xoay ngược tình thế??? Mong các bạn góp ý... ^_^
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn haitrangtam vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (23/12/2015)
  • #410818   23/12/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    Theo tôi thì:

    Về công ty Tân Hiệp Phát rõ ràng là có lỗi: Hàng triệu người không đồng ý với hành xử của Tân Hoàng Phát, chứng tỏ họ đã làm không đúng, ít nhất là không đúng về mặt đạo lý: đôi xử quá nặng tay với khách hàng của mình.

    Tôi có nghe một người bạn kể về cách giải quyết tương tự trường hợp "con ruồi" của ông chủ công ty ABC KAO SIÊU LỰC - Ông vua làm bánh mà bạn khongtheyeuemhon  đã có bài viết tại đây  nhưng là liên quan đến "con chuột".

    Khi có người mang bánh đến và nói có cái đuôi chuột trong bánh và đòi 1 số tiền lớn thì ông Ba Lực thừa biết chuyện gì! Tuy nhiên, không phản ứng gay gắt, Ông chỉ nói là khoan bàn đến việc "bồi thường" mà nên tìm nguyên nhân để khác phục khuyết điểm xãy ra (nếu có) làm ảnh hưởng đến chất lượng và mời khách tham quan nhà máy để góp ý cho doanh nghiệp.

    Sau khi tham quan dây chuyền sản xuất của công ty (hiện đại và tự động) thì ông Ba Lực mời khách về văn phòng nhờ góp ý về việc: con chuột có thể vào dây chuyền sản xuất từ đường nào để doanh nghiệp khắc phục? Không thể giải thích và tìm ra bất cứ nơi nào để một "con gián" có thể vào chứ không nói đến "con chuột" nên vị khách nói hôm khác sẽ quay lại trả lời và "một đi không hẹn ngày quay lại" vì biết là sự gian dối của mình sẽ không ai tin. 

    Tuy nhiên, Tân Hoàng Phát chỉ sai về mặt tình chứ không sai về mặt lý và không hề vi phạm pháp luật.

    Về luật sư  thì có thể là có sai (chỉ là ý kiến cảm nhận cá nhân):

    - Luật sư của công ty Tân Hoàng Phát đã làm đúng những quy định mà pháp luật cho phép và bảo vệ thành công cho thân chủ mình thì không có gì sai và chắc chắn sẽ rất nhiều doanh nghiệp cần và mời ls này. Trái lại, giả sử luật sư nhận bảo vệ quyền và lợi ích HỢP PHÁP cho Tân Hiệp Phát, nhưng nếu vì đồng cảm với anh Minh mà không hết lòng với thân chủ mình là thiếu chuyên nghiệp và vi phạm đạo đức nghề nghiệp của luật sư.

    - 2 luật sư của anh Minh: rõ ràng là làm rất là kém và kết quả bản án quá nặng dù HĐXX đã chấp nhận hầu hết các tình tiết giảm nhẹ, áp dụng hết mức các điều luật giảm nhẹ theo điều 47 là một minh chứng không thể chối cãi.Tôi cũng đã có một ý kiến nhỏ để chứng minh tại đây http://danluat.thuvienphapluat.vn/con-ruoi-gia-500-trieu-hay-13-nam-tu-140607.aspx?PageIndex=2#410540

    - Người có lỗi khác trong việc này chính là đa số người trong chúng ta: Báo chí và các bài viết trên mạng khác đều khẳng định là anh Minh vô tội; luật sư nếu cãi theo hướng khác thì sẽ bị "tẩy chay" vì "tiếp tay" cho công ty Tân Hoàng Phát hoặc "bị mua chuộc" mà gíup THP "bỏ tù" người tiêu dùng "lương thiện", "vô tội". 

    Nếu thật sự thương anh Minh và nghĩ đến hình ảnh vợ, con của anh Minh ở phiên tòa sơ thẩm thì chúng ta nên có thái độ khách quan, tỉnh táo mà thừa nhận là anh Minh có tội để tập trung kháng cáo xin giam nhẹ và được hưởng án treo.

    Đừng tiếp tục tạo ra cuộc chiến giữa anh Minh và Công ty Tân Hoàng Phát mà làm gì chỉ thiệt hại cho nhau trước mắt vì tôi nghĩ THP và nhiều doanh nghiệp khác đã rút được kinh nghiệm xương máu rồi: đánh người chạy đi, không đánh người chạy lại.   

     Tôi thật sự mong muốn điều tốt đẹp cho anh Minh và không hề nhận đồng nào của công ty THP nên xin đừng ném đá !:-P

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 23/12/2015 08:49:24 CH
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    ntdieu (23/12/2015) Sukiya (23/12/2015)
  • #410849   24/12/2015

    Songhanhvoithanchu
    Songhanhvoithanchu

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 1 lần


    Cá nhân tôi cảm thấy phẫn nộ và bất bình khi xã hội đưa ra một số chuẩn mực thật quá khập khiễng. Mỗi thực thể xã hội tồn tại đều tuân theo một nguyên tắc riêng của nó và đương nhiên nguyên tắc đó tuân theo hoàn cảnh. Chúng ta không thể vơ trọn cả nắm rồi túm rồi cấu rồi xé một cách vô lý được. Về Tân Hiệp Phát, tôi thừa nhận tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đang là một trong những vấn đề nhức nhối. Tân Hiệp Phát với một số sản phẩm của mình đã làm mất lòng tin của bộ phận người tiêu dùng cả nước. Tuy nhiên cái chúng ta cần là sự sửa sai của họ chứ không phải đào thải họ. Chúng ta phải nhận thức rõ hậu quả của việc đào thải theo ý muốn chủ quan. Đó là hậu quả về vấn đề việc làm, về cạnh tranh không lành mạnh... Con người không thể hoàn hảo, huống chi một tổ chức. Thiết nghĩ mọi chuyện nên dừng lại từ hai phía người tiêu dùng và nhà sản xuất. Cũng hy vọng nhà sản xuất có cái nhìn khôn ngoan hơn trong cách hành xử với người tiêu dùng cũng như trong cách "phục vụ" người tiêu dùng. Về luật sư của Tân Hiệp Phát, có một số luồng ý kiến cho rằng đó là một tên chó khốn kiếp, một tên phản bội đồng bào. Nhưng các bạn đã bao giờ từng nghĩ việc làm của ông ấy thể hiện trách nhiệm của một vị luật sư không? Khi đã có thân chủ của mình, luật sư phải hết lòng đến cùng để bảo vệ thân chủ, dù đó là tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng. Luật sư cũng như một vị bác sĩ. Bọn họ không thể chọn bệnh nhân. Nếu bảo họ phải chọn bệnh nhân thì những kẻ tàn ác sẽ có ai đưa cánh tay ra để kéo họ về với lẽ phải? Trách nhiệm của luật sư là tận tụy đến cùng dù đối tượng họ bảo vệ là ai. Còn về phía anh Minh, anh là nạn nhân nhưng anh cũng sai rồi, nói thẳng nếu anh không tham thì trời bẫy được anh. Xét cho cùng anh hay Tân Hiệp Phát dối trá cũng đều vì lòng tham. Căn nguyên khởi đầu hành động của anh là do lợi ích người tiêu dùng nói chung và lợi ích cá nhân anh nói riêng. Nhưng kết thúc hành động của anh lại đơn thuần vì tiền, vì lợi cá nhân. Vậy anh đòi hỏi gì khi cư xử không chuẩn? Tóm lại, là những người Việt Nam văn minh, khoan dung, nhân ái, là những người tiêu dùng thông thái, khéo léo, chúng ta nên biết bảo vệ bản thân và bảo vệ đồng bào mình theo cách hợp lý nhất. Đừng vì một phút nóng vội, hùa theo mà cướp đi nguồn việc của hàng trăm, triệu người. Là nhà sản xuất cũng qua bài học này hãy hiểu, sức dân sức nước, thuyền muốn vững thì chớ phụ lòng dân.

     
    Báo quản trị |  
  • #410882   24/12/2015

    lifewithit
    lifewithit

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2013
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Bạn à: Songhanhvoithanchu

    Bạn có biết mỗi người đều được cấu thành từ 2 yếu tố : con và người không ? Ai mà ko có ham muôn, sân si...

    Và bạn có biết THP cũng gài bẫy người ta không ? Mình ko biết vụ a Minh có bị gài không, nhưng có vụ đã bị THP gài bằng cách đòi đưa tiền cho người tiêu dùng và kêu công an đến chứng kiến rồi đấy.

    Nếu không tin cứ lên google search clip đi, do đài VTC thực hiện đàng hoàng đấy.

    Nếu đã là một doanh nghiệp lớn lại kinh doanh mảng thực phẩm thì đừng nên dùng các cách trẻ con, thanh niên hay chơi với nhau khi ghét bẫn nhau.

    Cập nhật bởi lifewithit ngày 24/12/2015 11:00:53 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #410896   24/12/2015

    minhngoclawyer
    minhngoclawyer

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/01/2013
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 52
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 2 lần


    Quan điểm của tôi hoàn toàn trái ngược với nội dung bài viết cho rằng luật sư Nguyễn Duy Hoàng giỏi và không có lỗi, đã bảo vệ được quyền lợi của THP., bất chấp thủ đoạn nào !

    Nếu tôi là luật sư của THP, tôi sẽ không làm như luật sư Hoàng, mà tôi sẽ phân tích, khuyên giải THP thấy rõ lỗi sản phẩm của mình, thực hiện hòa giải một cách đúng đắn với khách hàng, không nên khuyên THP gài bẫy hãm hại người tiêu dùng (cho dù người tiêu dùng sai mười mươi, nhưng thực tế không phải như vậy !) - Đồng thời khuyên THP nên xin lỗi người tiêu dùng, và phải kiểm tra một cách nghiêm túc dây chuyền sản xuất và sản phẩm của mình, để bảo vệ thương hiệu của chính THP.

    Trường hợp THP không nghe lời khuyên của tôi, thì tôi sẽ không hợp tác, không làm luật sư cho THP nữa !

    Trên thực tế trong những năm tôi hoạt động luật sư, không ít lần tôi đã từng xử lý vụ việc theo cách này đối với các công ty mà tôi làm cố vấn pháp luật - cho dù họ trả thù lao cho tôi không đến nỗi tồi ! Tôi nghĩ : Đạo đức nghề nghiệp của luật sư là phải như vậy !

     
    Báo quản trị |  
  • #410908   24/12/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    minhngoclawyer viết:

    Quan điểm của tôi hoàn toàn trái ngược với nội dung bài viết cho rằng luật sư Nguyễn Duy Hoàng giỏi và không có lỗi, đã bảo vệ được quyền lợi của THP., bất chấp thủ đoạn nào !

    Nếu tôi là luật sư của THP, tôi sẽ không làm như luật sư Hoàng, mà tôi sẽ phân tích, khuyên giải THP thấy rõ lỗi sản phẩm của mình, thực hiện hòa giải một cách đúng đắn với khách hàng, không nên khuyên THP gài bẫy hãm hại người tiêu dùng (cho dù người tiêu dùng sai mười mươi, nhưng thực tế không phải như vậy !) - Đồng thời khuyên THP nên xin lỗi người tiêu dùng, và phải kiểm tra một cách nghiêm túc dây chuyền sản xuất và sản phẩm của mình, để bảo vệ thương hiệu của chính THP.

    Trường hợp THP không nghe lời khuyên của tôi, thì tôi sẽ không hợp tác, không làm luật sư cho THP nữa !

    Trên thực tế trong những năm tôi hoạt động luật sư, không ít lần tôi đã từng xử lý vụ việc theo cách này đối với các công ty mà tôi làm cố vấn pháp luật - cho dù họ trả thù lao cho tôi không đến nỗi tồi ! Tôi nghĩ : Đạo đức nghề nghiệp của luật sư là phải như vậy !

    Nếu đã nói thì phải nói cho tới luôn: nếu là luật sư của THP thì tôi sẽ đưa cho anh Minh 1 tỳ chứ không phải 500 triệu và dặn nếu lần sau có nữa thì gặp trực tiếp luật sư lấy tiền chứ đừng phiền khách hàng của luật sư; đồng thời phải tư vấn miễn phí cho anh Minh là nhớ khai thuế TNCN để tránh bị thuế phạt.Luật sư có tiếng là phải chịu chơi như vậy đó.

     
    Báo quản trị |  
  • #410975   24/12/2015

    Chi tiết Điều 135. BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999 cùng văn bản hướng dẫn liên quan

     

    Thông tư liên tịch số 02/VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 hướng dẫn áp dụng một số qui định tại Chương XIV CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU của Bộ luật hình sự 1999

    [MỤC I. VỀ MỘT SỐ TÌNH TIẾT LÀ YẾU TỐ ĐỊNH TỘI HOẶC ĐỊNH KHUNG HÌNH PHẠT]

    Điểm 3. Khi áp dụng các tình tiết "gây hậu quả nghiêm trọng", "gây hậu quả rất nghiêm trọng", "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" (từ Điều 133 đến Điều 140, Điều 142 và Điều 143 BLHS) cần chú ý:

    3.1. Hậu quả phải do hành vi phạm tội gây ra (có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả). Hậu quả đó có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản hoặc hậu quả phi vật chất (gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; gây ảnh hưởng xấu về an ninh, trật tự, an toàn xã hội).

    Xin hỏi luôn mọi người có hiểu biết về luật tại sao tòa lại đưa ra phán quyết gần như hoàn toàn không phù hợp với văn bản luật hiện nay. Tôi không học luật nhưng tôi vẫn thấy sự bất công, nhưng tại sao nhiều luật sư lại làm ngơ về phán quyết của tòa án?

    Tội cưỡng đoạt tài sản phải do hành vi phạm tội gây ra hậu quả trực tiếp (về tính mạng, sức khỏe, tài sản, phi vật chất). Như thông tư hướng dẫn ở trên nêu rõ.

    Hành vi phạm tội của anh Minh là gì?

    là sử dụng chai nước mà anh Minh mua của Tân hiệp Phát để trao đổi lấy 500 triệu.

    Hành vi này KHÔNG hề phạm vào tội nào mà pháp luật quy định. Hơn nữa luật sỡ hữu tài sản còn quy định anh Minh có quyền: chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với chai nước đó.

    Trong QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT Anh ta có quyền cho tặng, vứt đi hoặc dùng làm chứng cứ khởi kiện Tân Hiệp Phát ra tòa để yêu cầu bồi thường thiệt hại do sản phẩm kém chất lượng hoặc chuyển nhượng chai nước cho người khác muốn mua. Đương nhiên giá cả chuyển nhượng do sự thỏa thuận của đôi bên. Việc muốn bán chai nước có RUỒI với giá 1 tỷ đồng hoàn toàn là quyền của chủ sở hữu, không thể gọi là phạm pháp. Nếu là người hiểu biết pháp luật, anh ta có quyền yêu cầu lập hợp đồng chuyển nhượng (công chứng) đối với tài sản là chai nước có RUỒI – hoặc có quyền yêu cầu thừa phát lại lập vi bằng về việc thỏa thuận chuyển nhượng chai nước có RUỒI. Kể cả kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân do thu lợi từ việc chuyển nhượng chai nước này …

    trong khi đó tòa lại không chịu thừa nhận quyền sở hữu này của anh Minh?

    Tôi xin nhấn mạnh: hành vi phạm tội mới cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản.

    vậy tại sao tòa lại khép anh Minh vào hành vi phạm tội với 1 bản điều tra đáng ngờ sau 6 tháng (nói rằng chai nước đã bị mở ra) trong khi đại diện của Tân Hiệp Phát trước đó đã thừa nhận với anh Minh về chai nước có ruồi của công ty và đồng ý thương lượng giá cả. Tòa cũng không thèm có thêm điều tra để chứng minh anh Minh là người bỏ ruồi vào chai nước mà đã định tội.

    THIÊN VỊ THẤY RÕ

    Hậu quả trực tiếp từ hành vi của anh Minh là gì?

    là gây thiệt hại 500 triệu đồng cho THP? đó là hành vi mà anh Minh lên kế hoạch, không phải hậu quả của hành vi phạm tội mà điều 135 quy định.

    Hậu quả phải là thiệt hại về tài sản xẩy ra ngoài giá trị tài sản bị chiếm đoạt, giá trị tài sản bị sử dụng trái phép, giá trị tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng.

    Ví dụ: A trộm cắp một lô thuốc chữa bệnh cho gia súc trị giá 40 triệu đồng. Do thuốc chữa bệnh cho gia súc bị trộm cắp nên không có thuốc để kịp thời chữa bệnh, dẫn đến đàn gia súc trị giá 100 triệu đồng bị chết. Trong trường hợp này giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 40 triệu đồng và hậu quả thiệt hại về tài sản là 100 triệu đồng.

    XIN NHẤN MẠNH Tân Hiệp Phát không bị tổn hại tài sản gì từ hành vi của anh Minh. Có chăng chỉ là khoản tiền 500 triệu bị chiếm trong khoảng 2 phút trước khi cơ quan công an đến còng tay anh Minh cho vào tù.

    là gây thiệt hai hàng tỷ đồng cho THP? xin lỗi đó là trách nhiệm của người tiêu dùng, anh Minh không đội nổi cái mũ lớn như thế, đó càng không phải là hậu quả trực tiếp từ hành vi của anh Minh

    là gây tổn hại uy tín thương hiệu. Đây mới là hậu quả trực tiếp từ hành động của anh Minh nhưng xin lỗi luật nước ta không quy định về khoản này.

    là gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng? Nếu như đường lối của Đảng là tạo thuận lợi cho những doanh nghiệp như THP ngay cả trong những phi vụ chèn ép người dân trắng trợn như thế này thì tôi cũng xin thua. MỘT câu như thế này để các Đảng viên tùy cơ hành sự. Có gì cứ dương lên lá cờ "Đảng cộng sản VN quang vinh muôn năm" là đứng ở thế bất bại rồi. Luật sư giải tán nghỉ khỏe cho các "Đảng viên trong sạch" vào thực thi triệt để "đường lối của Đảng"

    Cập nhật bởi mannoroth76 ngày 25/12/2015 12:33:36 SA Cập nhật bởi mannoroth76 ngày 25/12/2015 12:17:49 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #411077   25/12/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Bộ Công Thương ra 'cẩm nang' vụ con ruồi của Tân Hiệp Phát.

    (PLO)- Cục Quản lý Cạnh tranh - VCA (Bộ Công Thương) vừa phát đi một số nội dung lưu ý với người tiêu dùng sau vụ việc tranh chấp giữa 

    ông Võ Văn Minh và Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát liên quan đến “chai nước ngọt có ruồi”.

    Theo VCA, hiện Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang xử sơ thẩm đã tuyên phạt ông Võ Văn Minh 7 năm tù về tội Cưỡng đoạt tài sản. Vụ việc vẫn có thể được xem xét theo các trình tự khác như phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm nếu các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền có ý kiến đề xuất, đề nghị.

    Tuy nhiên, không thể phủ nhận vụ việc đã và đang gây nhiều hoang mang, lo lắng cho người tiêu dùng. Một trong những lo lắng được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm là cách thức tiến hành khiếu nại hành vi sai phạm (nếu có) của doanh nghiệp như thế nào để không bị coi là vi phạm các quy định pháp luật.

    Theo đó, Điều 30 Luật bảo vệ người tiêu dùng nêu, khi phát hiện một hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; người tiêu dùng có thể liên hệ trực tiếp đơn vị kinh doanh để thương lượng; hoặc nhờ một bên thứ ba can thiệp, hay có thể nhờ đến trọng tài thương mai hoặc khởi kiện trực tiếp tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền.

    Ngoài ra, người tiêu dùng cũng có thể phản ánh về hành vi vi phạm pháp luật (có hoặc không kèm theo yêu cầu hòa giải) của doanh nghiệp tới các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan báo chí.

    Trong đó, VCA lưu ý người tiêu dùng về phương án thương lượng, Điều 31 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định: Người tiêu dùng có quyền gửi yêu cầu đến tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ để thương lượng khi cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

    Tuy nhiên, trong quá trình thương lượng, người tiêu dùng cần lưu ý thương lượng trên cơ sở thông tin thực tế và rõ ràng. Nghĩa là chỉ khi có dấu hiệu cho thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm, người tiêu dùng mới nên tiến hành khiếu nại và thương lượng với doanh nghiệp. 

    Trước khi tiến hành thương lượng, người tiêu dùng nên thu thập các tài liệu chứng minh về giao dịch cũng như sự liên quan của người tiêu dùng với hành vi có dấu hiệu xâm phạm. Ví dụ: các giấy tờ chứng minh người tiêu dùng đã mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp; phiếu bảo hành, sản phẩm hoặc ảnh chụp minh họa lỗi của sản phẩm… Doanh nghiệp có quyền từ chối làm việc nếu như người tiêu dùng không chứng minh được sự liên quan của người tiêu dùng với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.

     

     

    Vụ nước ngọt có ruồi đang gây hoang mang, lo lắng cho người tiêu dùng.

     

    VCA cho rằng người tiêu dùng có quyền yêu cầu và doanh nghiệp có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp có thiệt hại phát sinh trong quá trình tiêu dùng của người tiêu dùng. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng ở đây là xác định mức thiệt hại như thế nào để đảm bảo yêu cầu của người tiêu dùng phù hợp với các quy định pháp luật. Có một số yếu tố người tiêu dùng phải cân nhắc trước khi đưa ra yêu cầu đền bù thiệt hại:

    Thứ nhất, thiệt hại phải có tính thực tế và có thể chứng minh. Ví dụ, người tiêu dùng mua một hộp sữa, khi phát hiện sản phẩm bị hỏng do quá trình bảo quản của người bán, thiệt hại liên quan ở đây nên là số tiền mà người tiêu dùng bỏ ra để mua hộp sữa. Doanh nghiệp có thể hoàn tiền, đổi sản phẩm kèm theo một số hỗ trợ hoặc ưu đãi cho các lần mua hàng hóa, dịch vụ…

    Trong nhiều trường hợp, để chứng minh rằng người tiêu dùng là người mua sản phẩm, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh có thể yêu cầu người tiêu dùng cung cấp hóa đơn để xác nhận giao dịch. Do đặc thù các giao dịch tiêu dùng ở Việt Nam, nhiều khi rất khó để người tiêu dùng xác định được các tài liệu, chứng cứ chứng minh về giao dịch. Trong trường hợp này, người tiêu dùng có thể tìm sự tư vấn, hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước hoặc các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

    Thứ hai, thiệt hại phải hợp lý, phù hợp với tính chất, mức độ của vụ việc. Có nhiều trường hợp, việc xác định mức thiệt hại liên quan không có đủ cơ sở, tài liệu để chứng minh, chủ yếu là các thiệt hại liên quan đến sức khỏe, danh dự. Trong những trường hợp này, người tiêu dùng cần tham khảo nhiều yếu tố trước khi đưa ra mức yêu cầu bồi thường, ví dụ: giá trị hàng hóa, dịch vụ; chi phí có thể phát sinh để chữa bệnh, mua thuốc hoặc thực tế giải quyết các vụ việc tương tự khác…

    VCA cũng lưu ý, thương lượng là thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện của các bên, không bên nào được đe dọa hoặc bắt buộc bên còn lại thực hiện yêu cầu của mình. Nếu kết quả thương lượng không thành, người tiêu dùng có thể tham khảo sử dụng các phương thức khác để bảo vệ quyền lợi của mình.

    Để thể hiện được sự thống nhất về nội dung thương lượng, người tiêu dùng nên đề nghị doanh nghiệp lập biên bản trong quá trình thương lượng hoặc sử dụng email để đảm bảo tính lưu vết thông tin của quá trình thương lượng. Một cách thức người tiêu dùng có thể kết hợp sử dụng là mời sự tham gia chứng kiến của bên thứ ba trong quá trình thương lượng. Ví dụ, khi nhân viên của doanh nghiệp tới làm việc, người tiêu dùng có thể mời tổ trưởng tổ dân phố tới tham gia để chứng kiến và ký vào biên bản làm việc.

    Trong quá trình thương lượng, người tiêu dùng toàn quyền đưa ra các yêu cầu về mức độ bồi thường. Pháp luật không có quy định về mức tối đa mà các bên có thể bồi thường cho nhau. Việc xác định mức độ bồi thường hoàn toàn phụ thuộc và tính chất, mức độ của vụ việc và thiện chí của các bên liên quan.

    Tuy nhiên, người tiêu dùng cần lưu ý: Việc đưa ra yêu cầu đền bù thiệt hại không có cơ sở thực tế và kèm theo những thông tin có tính chất đe dọa gây thiệt hại tới uy tín, danh dự, tài sản của tổ chức cá nhân kinh doanh nếu không được đáp ứng có thể dẫn tới khả năng vi phạm pháp luật. Vì vậy, người tiêu dùng cần thực hiện phương thức thương lượng theo đúng quy định của pháp luật đã được quy định trong Bộ Luật Dân sự, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản liên quan khác.

    Để được tư vấn về cách thức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc hỗ trợ trong quá trình giải quyết tranh chấp, người tiêu dùng liên hệ Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng miễn phí 1800.6838.

    TRÀ PHƯƠNG (báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh)

     

     
    Báo quản trị |  
  • #469335   30/09/2017

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 89 lần
    Lawyer

    CHIA SẺ KIẾN THỨC ĐỊNH TỘI DANH QUA "VỤ ÁN CON RUỒI"

    Luật sư Đoàn Khắc Độ

    Vụ án “con ruồi 500 triệu” với bản án 7 năm tù đối với Võ Văn Minh có nhiều luồng ý kiến pháp lý trái chiều trong giới chuyên gia cũng như người dân.

    Các luật sư bào chữa cho bị cáo Minh và một số chuyên gia pháp luật cho rằng hành vi của anh Minh không cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản, mà đó là thỏa thuận dân sự với Tân Hiệp Phát để mua lại chai nước có con ruồi.

    Hành vi của Võ Văn Minh có phải "thỏa thuận" hợp pháp hay không?

    “Theo tôi, cần đánh giá sự việc một cách toàn diện, đúng bản chất, không cắt khúc cái sự “thỏa thuận” ra khỏi tổng thể của sự việc.

    Nếu cho rằng thỏa thuận giữa anh Minh và Tân Hiệp Phát là hợp đồng dân sự thì rõ ràng đối tượng của hợp đồng này là “sự im lặng”.

    Hay nói một cách khác, anh Minh nhận 500 triệu đồng từ Tân Hiệp Phát để giữ im lặng về chai nước có con ruồi.

    Liệu “hợp đồng” này có phù hợp với quy định của pháp luật?

    Chúng ta biết rằng, không phải thỏa thuận nào cũng là hợp đồng. Một thỏa thuận được xem là hợp đồng, trước hết, nó phải thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự (BLDS).

    Một thỏa thuận mà trái với pháp luật, trái với đạo đức xã hội thì không thể là hợp đồng.

    Xét dưới góc độ đạo đức xã hội, hành vi đòi 500 triệu để đổi lấy sự im lặng thì cũng không chấp nhận được.

    Anh Minh có biết rằng, anh im lặng để lấy 500 triệu đồng từ Tân Hiệp Phát, nhưng chính sự im lặng của anh có thể gián tiếp làm cho rất nhiều người dân khác bị ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe vì những chai nước không đảm bảo chất lượng này không?

    Xét dưới góc độ pháp lý, anh Minh có thực hiện đúng các quy định về nghĩa vụ của người tiêu dùng hay chưa?

    Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Luật BVQLNTD) và Luật An toàn thực phẩm (Luật ATTP) quy định cho nhà sản xuất nghĩa vụ đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm đảm bảo chất lượng.

    Đồng thời, luật cũng quy định cho người tiêu dùng nghĩa vụ phải thực hiện khi phát hiện sản phẩm kém chất lượng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

    Cụ thể, khoản 2, Điều 9 Luật BVQLNTD quy định nghĩa vụ của người tiêu dùng:

    “Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng”.

    Điểm b, khoản 2, Điều 9 Luật ATTP quy định nghĩa vụ của người tiêu dùng thực phẩm:

    “Kịp thời cung cấp thông tin khi phát hiện nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, khai báo ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm với Ủy ban nhân dân nơi gần nhất, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm”.

    Ở đây, khi phát hiện chai nước có ruồi, anh Minh không thực hiện các quy định vừa nêu trên mà gọi điện cho Công ty Tân Hiệp Phát buộc công ty này phải giao cho Minh 1 tỉ đồng rồi hạ xuống 500 triệu đồng để đổi lấy chai nước có con ruồi và sự im lặng.

    Nếu không sẽ khiếu kiện đến Ban bảo vệ người tiêu dùng, đăng tải trên báo chí, chương trình 60s và in phát 5.000 tờ rơi.

    Chưa xét đến quan hệ pháp luật hình sự, hành vi của anh Minh cũng đã vi phạm các quy định về nghĩa vụ của người tiêu dùng vừa nêu ở trên.

    Theo quy định tại khoản 1, Điều 55 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Điều 31 Luật BVQLNTD; Điều 605 BLDS, thì anh Minh có quyền thương lượng với Tân Hiệp Phát để giải quyết việc đổi trả, đền bù, bồi thường chai nước có con ruồi.

    Nhưng cần lưu ý rằng, thương lượng phải dựa trên cơ sở quyền, lợi ích hợp pháp của anh Minh bị xâm hại và phải hoàn toàn tự nguyên, không được đe dọa, ép buộc.

    Tuy nhiên anh Minh yêu cầu Tân Hiệp Phát đưa tiền không dựa trên cơ sở thiệt hại do quyền, lợi ích bị xâm phạm và đồng thời có sự đe dọa: “kiện đến Ban bảo vệ người tiêu dùng, đăng tải trên báo chí, chương trình 60s và in phát 5.000 tờ rơi”.

    Qua những phân tích trên, có thể thấy rằng hành vi của anh Minh đã vượt quá phạm vi của một thỏa thuận trong giao dịch dân sự.

    Hành vi của Võ Văn Minh có cấu thành tội “cưỡng đoạt tài sản?

    Luồng ý kiến thứ 2 cho rằng, Tân Hiệp Phát là pháp nhân (không phải là “người”) không có “tinh thần” nên không phải là đối tượng bị tác động bởi hành vi đe dọa của anh Minh. Do đó anh Minh không phạm tội cưỡng đoạt tài sản.

    Theo tôi, Tân Hiệp Phát là pháp nhân nhưng sự hoạt động của pháp nhân này là do con người điều hành.

    500 triệu là tài sản của pháp nhân nhưng để định đoạt 500 triệu đồng này phải do người có trách nhiệm trong pháp nhân đó quyết định.

    Hành vi của anh Minh là đe dọa tinh thần của người có trách nhiệm đối với 500 triệu đồng này (người này có thể không phải chủ sở hữu).

    Và người có trách nhiệm này sẽ quyết định có giao tiền cho anh Minh hay không.

    Theo cấu thành của tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 135 BLHS) thì người bị đe dọa có thể là chủ sở hữu tài sản hoặc cũng có thể là người có trách nhiệm về tài sản.

    Có ý kiến khác cho rằng, đại diện của Tân Hiệp Phát không thừa nhận chai nước có ruồi là của mình, thì Tân Hiệp Phát không lo sợ mất uy tín.

    Do đó anh Minh không thể làm cho Tân Hiệp Phát lo sợ nên không phạm tội cưỡng đoạt tài sản.

    Theo tôi, tội cưỡng đoạt tài sản là tội có cấu thành hình thức, thể hiện rõ trong điều luật bởi cụm từ “nhằm chiếm đoạt tài sản”.

    Người thực hiện tội phạm chỉ cần có hành vi “uy hiếp tinh thần của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản” thì tội phạm đã hoàn thành.

    Do đó yếu tố có chiếm đoạt được tiền hay không, hay là người bị hại có lo lắng, sợ hãi hay không cũng không phải là dấu hiệu bắt buộc.

    Lời đe dọa của anh Minh có thể làm cho người có trách nhiệm của Tân Hiệp Phát lo sợ hoặc cũng có thể không.

    Cấu thành của tội cưỡng đoạt tài sản không bắt buộc người bị đe dọa phải lo sợ.

    Khi anh Minh gọi điện yêu cầu Tân Hiệp Phát giao tiền và nghĩ rằng Tân Hiệp Phát lo sợ mất uy tín nên sẽ giao tiền, thì tội phạm đã hoàn thành.

    Tôi cũng như bao nhiêu người dân khác trong cả nước, rất thông cảm, chia sẻ và đau xót cho trường hợp của anh Minh.

    Nhưng mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Ai vi phạm pháp luật cũng đều bị xử lý".

    Cập nhật bởi lskhacdo ngày 30/09/2017 11:33:45 SA

    Luật sư Đoàn Khắc Độ, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đại Đức

    Điện thoại: 0903 168 986

    Email: do@luatdaiduc.vn

    Website: www.luatdaiduc.vn

     
    Báo quản trị |