VKSNDTC hướng dẫn 8 lưu ý về tố tụng dành cho KSV khi phát biểu tại phiên tòa xét xử án DS, HNGĐ, KDTM, LĐ

Chủ đề   RSS   
  • #568195 27/02/2021

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    VKSNDTC hướng dẫn 8 lưu ý về tố tụng dành cho KSV khi phát biểu tại phiên tòa xét xử án DS, HNGĐ, KDTM, LĐ

    Hướng dẫn dành cho KSV phát biểu tại phiên tòa xét xử án DS, HDNGG, KDTM, LĐ

    Hướng dẫn KSV phát biểu tại phiên tòa xét xử án DS, HDNGG, KDTM, LĐ

    Đây là nội dung tại Hướng dẫn 20/HD-VKSTC Hướng dẫn hoạt động phát biểu của Kiểm sát viên khi tham gia phiên tòa xét xử vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được ban hành ngày 23/02/2021.

    Bên cạnh những văn bản pháp luật liên quan là BLTTDS năm 2015, Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 31/8/2016 quy định việc phối hợp giữa VKSND và Tòa án nhân dân (TAND) trong việc thi hành một số quy định của BLTTDS năm 2015 (gọi tắt là Thông tư 02), Kiểm sát viên phải bám sát các quy định của Ngành, cụ thể:

    - Quy chế Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự ban hành kèm theo Quyết định 364/QĐ-VKS ngày 02/10/2017 của VKSND tối cao (gọi tắt là Quy chế 364/2017);

    - Quy định về hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự sơ thẩm ban hành kèm theo Quyết định 458/QĐ-VKSTC ngày 04/10/2019 (gọi tắt là Quy định 458/2019);

    - Quy định về hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự phúc thẩm ban hành kèm theo Quyết định 363/QĐ-VKSTC ngày 12/10/2020 (gọi tắt là Quy định 363/2020);

    - Quy định về hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự giám đốc thẩm, tái thẩm ban hành kèm theo Quyết định 371/QĐVKSTC ngày 15/10/2019 (gọi tắt là Quy định 371/2020); và những văn bản khác có liên quan.

    Cụ thể trong từng giai đoạn tố tụng sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, Kiểm sát viên khi phát biểu phải nắm vững những quy định sau:

    - Giai đoạn sơ thẩm, Kiểm sát viên thực hiện các bước về hoạt động của Kiểm sát viên trước, trong và sau phiên tòa theo Quy chế 364/2017, Quy định 458/2019. Tại phiên tòa sơ thẩm, Kiểm sát viên thực hiện đúng quy định về phát biểu của Kiểm sát viên theo Điều 262 BLTTDS năm 2015, Điều 28 Thông tư 02, Điều 23 của Quy chế 364/2017 (Việc hỏi, yêu cầu, đề nghị, kiến nghị, phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát tại phiên tòa) và phải sử dụng đúng Mẫu số 24/DS ban hành kèm theo Quyết định 204/QĐ-VKSTC ngày 01/6/2017 của VKSND tối cao về mẫu văn bản tố tụng, nghiệp vụ tạm thời trong lĩnh vực kiểm sát hoạt động tư pháp (gọi tắt là Quyết định 204/2017).

    Giai đoạn phúc thẩm, Kiểm sát viên thực hiện các bước về hoạt động của Kiểm sát viên trước, trong và sau phiên tòa theo Quy chế 364/2017, Quy định 363/2020. Tại phiên tòa phúc thẩm, Kiểm sát viên thực hiện đúng quy định về phát biểu của Kiểm sát viên theo Điều 306 BLTTDS năm 2015, Điều 30 Thông tư 02, Điều 37 của Quy chế 364/2017 (Việc trình bày, hỏi, tranh luận yêu cầu, đề nghị, kiến nghị và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát tại phiên tòa phúc thẩm) và phải sử dụng đúng Mẫu số 27/DS ban hành kèm theo Quyết định 204/2017.

    Kiểm sát viên phải phát biểu trong từng trường hợp cụ thể: Trường hợp chỉ có kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát, trường hợp chỉ có kháng cáo của đương sự và trường hợp vừa có kháng cáo vừa có kháng nghị phúc thẩm; phạm vi kháng cáo, kháng nghị đối với một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm; những thay đổi, bổ sung đối với kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm (nếu có).

    Đối với kháng nghị phúc thẩm, Kiểm sát viên phải chú ý xem xét thật kỹ nội dung, phạm vi kháng nghị có phù hợp với quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự theo quy định tại Điều 5 BLTTDS năm 2015 hay không, trừ trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba'.

    - Giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm, Kiểm sát viên thực hiện các bước về hoạt động của Kiểm sát viên trước, trong và sau phiên tòa theo Quy chế 364/2017, Quy định 371/2020. Tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm, Kiểm sát viên thực hiện đúng quy định về phát biểu của Kiểm sát viên theo Điều 341, 357 BLTTDS năm 2015, Điều 31 Thông tư 02, lưu ý phát biểu trong các trường hợp cụ thể (trường hợp kháng nghị của Viện trưởng VKSND, trường hợp kháng nghị của Chánh án Tòa án), Điều 51 của Quy chế 364/2017 (Về trình bày, phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát, yêu cầu, đề nghị, kiến nghị tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm); phạm vi kháng nghị đối với một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; những thay đổi, bổ sung đối với kháng nghị phúc thẩm (nếu có) và sử dụng đúng Mẫu số 39/DS về phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm (trường hợp Viện trưởng VKSND kháng nghị), Mẫu số 40/DS (trường hợp Chánh án Tòa án kháng nghị) ban hành kèm theo Quyết định 204/2017.

    - Đối với phiên tòa rút kinh nghiệm, ngoài việc thực hiện những quy định nêu trên, Kiểm sát viên phải vận dụng đúng Hướng dẫn 32/HD-VKSTC ngày 30/11/2018 của VKSND tối cao về việc tham gia, tham dự phiên toà dân sự, hành chính, kinh doanh, thương mại, lao động rút kinh nghiệm.

    Xem chi tiết văn bản tại file đính kèm.

    Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 27/02/2021 10:09:41 SA
     
    2267 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/02/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận