VKSND tối cao giải đáp một số vướng mắc về hành vi hiếp dâm, giao cấu, mua dâm theo BLHS 2015

Chủ đề   RSS   
  • #603234 14/06/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1700 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    VKSND tối cao giải đáp một số vướng mắc về hành vi hiếp dâm, giao cấu, mua dâm theo BLHS 2015

    Thông qua thực tiễn công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết vụ án hình sự và kiểm sát thi hành án hình sự, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao nhận được một số ý kiến phản ánh, đề nghị hướng dẫn, giải đáp khó khăn vướng mắc. Trong đó, tại Công văn 2160/VKSTC-V14 giải đáp một số lĩnh vực của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) (BLHS năm 2015), Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015, về thi hành tạm giữ và thi hành án hình sự (THAHS).

    Theo đó, tại Công văn 2160/VKSTC-V14, VKSND tối cao giải đáp một số vướng mắc, khó khăn như sau:

    (1) Trong khoảng thời gian 21 giờ ngày 01/01/2020, A đã có hành vi dùng vũ lực, đe dọa và thực hiện hành vi hiếp dâm đối với bà B tại nhà bà B. Trong khoảng thời gian 10 giờ ngày 03/02/2020, A lại có hành vi hiếp dâm đối với bà C tại nhà bà C. Có áp dụng tình tiết “đối với 02 người trở lên” quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 141 BLHS năm 2015 để xử lý A hay không?

    VKSND tối cao trả lời:

    Tình tiết “đối với 02 người trở lên” quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 141 BLHS năm 2015 được hiểu là trong một lần thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội đối với 02 người trở lên.

    Theo đó, đối với trường hợp trên, hành vi phạm tội thực hiện ở 02 địa điểm khác nhau và thời gian thực hiện hành vi tại mỗi địa điểm cách xa nhau (01 tháng 02 ngày) thì không thuộc trường hợp phạm tội “đối với 02 người trở lên” theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 141 BLHS năm 2015, mà thuộc trường hợp “phạm tội 02 lần trở lên” theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 141 BLHS năm 2015, nếu trong các lần đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Xem thêm tại bài viết: VKSND tối cao giải đáp vướng mắc về công cụ phạm tội là tài sản hình thành từ tài sản chung của vợ chồng

    (2) Anh A và chị B chung sống với nhau như vợ chồng đã có con chung, được gia đình, dòng họ hai bên, hàng xóm xác nhận là vợ chồng. A có hành vi hiếp dâm bà C (mẹ ruột của chị B). Vậy có căn cứ để xử lý A về tội Hiếp dâm với tình tiết định khung tăng nặng “có tính chất loạn luân” theo điểm e khoản 2 Điều 141 BLHS năm 2015?

    VKSND tối cao trả lời:

    Điểm đ khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP ngày 01/10/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của BLHS và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi quy định: “Có tính chất loạn luân quy định tại điểm e khoản 2 Điều 141 ... của Bộ luật Hình sự là một trong các trường hợp sau đây:... đ) Phạm tội đối với con dâu, bố chồng, mẹ vợ, con rể”. Theo các khoản 1, 2, 7, 16 Điều 3, khoản 1 Điều 9 và khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì pháp luật không công nhận quan hệ vợ chồng và các mối quan hệ khác khi quan hệ vợ chồng phát sinh nếu nam, nữ không đăng ký kết hôn theo quy định. 

    Do vậy, chỉ xác định mối quan hệ con rể - mẹ vợ kể từ khi nam, nữ có đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 mà chưa đăng ký kết hôn quy định tại mục 3 Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân gia đình và khoản 2 Điều 44 Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch).

    Trong trường hợp nêu trên, mặc dù anh A và chị B chung sống với nhau như vợ chồng đã có con chung, được gia đình, dòng họ hai bên, hàng xóm đều xác nhận họ là vợ chồng nhưng nếu không đăng ký kết hôn thì theo quy định của pháp luật hiện hành nêu trên, giữa anh A và bà C không phát sinh mối quan hệ con rể - mẹ vợ; 

    Do vậy, không có căn cứ để xác định hành vi anh A hiếp dâm bà C là “có tính chất loạn luân” theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 141 BLHS năm 2015, trừ trường hợp anh A, chị B chung sống với nhau như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987.

    (3) Trong vụ án giao cấu với bị hại 13 tuổi dẫn đến bị hại có thai và sinh con (bị cáo 20 tuổi), Tòa án xác định bị cáo có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Vậy mức cấp dưỡng nuôi con có phụ thuộc vào độ tuổi của người bị hại hay không?

    VKSND tối cao trả lời:

    Khoản 1 Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đủ thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”. 

    Pháp luật không có quy định cụ thể về mức cấp dưỡng theo độ tuổi của người bị hại (người mẹ). Do đó, không có căn cứ pháp luật để xác định mức cấp dưỡng nuôi con theo độ tuổi của người bị hại.

    (4) Khi xử lý hành vi phạm tội quy định tại Điều 329 BLHS năm 2015, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có cần căn cứ vào việc bị can, bị cáo có nhận thức được hành vi mua dâm của mình là đối với người dưới 18 tuổi không?

    VKSND tối cao trả lời:

    Khi xử lý hành vi phạm tội quy định tại Điều 329 BLHS năm 2015, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không cần căn cứ vào việc bị can, bị cáo có nhận thức được hành vi mua dâm của mình là đối với người dưới 18 tuổi hay không, bởi cấu thành tội phạm không quy định người phạm tội phải biết hoặc biết rõ tuổi của bị hại.

    Xem thêm tại bài viết: VKSND tối cao giải đáp vướng mắc về công cụ phạm tội là tài sản hình thành từ tài sản chung của vợ chồng

     
    1309 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (06/07/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận