Việc kết chuyển thặng dư vốn cổ phần để tăng vốn điều lệ

Chủ đề   RSS   
  • #45327 09/03/2010

    Thaothinh

    Male
    Mầm

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2008
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 880
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Việc kết chuyển thặng dư vốn cổ phần để tăng vốn điều lệ

    Công ty chúng tôi có khoản thặng dư vốn cổ phần là khoản chênh lệch do bán cổ phần phát hành thêm khi chuyển Cty nhà nước thành cty CP.

    Theo quy định tại tiết b điểm 2 mục A phần II Thông tư 19/2003/TT-BTC ngày 20/03/2003 của BTC có nói điều kiện của việc kết chuyển thặng dư vốn cổ phần để tăng vốn điều lệ là:

    "Đối với khoản chênh lệch giữa giá bán với mệnh giá cổ phiếu được phát hành để cơ cấu lại nợ, bổ sung vốn kinh doanh thì Cty CP chỉ được bổ sung tăng vốn điều lệ sau 1 năm kể từ thời điểm kết thúc đợt phát hành".

    Xin LS cho hỏi khoản thăng dư vốn cổ phần của Cty tôi có phải ở trường hợp này hay không ? Nếu ở trường hợp này Cty tôi có nhất thiết phải tăng vốn điều lệ không? Hay nếu sau 1 năm kể từ kết thúc đợt phát hành cty tôi tăng vốn điều lệ thì có được hay không?

    Mong LS giải đáp giùm.

    Xin cám ơn LS nhiều



     
    15874 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #51187   29/03/2010

    ls_lexuanhiep
    ls_lexuanhiep
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2008
    Tổng số bài viết (406)
    Số điểm: 2071
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 73 lần


    Chào anh/chị.

    Cảm ơn câu hỏi rất hay của anh/chị

    Điểm 2 mục A phần II Thông tư 19/2003/TT-BTC ngày 20/03/2003 của BTC quy định các điều kiện kết chuyển thặng dư vốn để bổ sung vốn điều lệ của Công ty cổ phần.

    Đối với trường hợp của công ty anh/chị, khoản thăng dư vốn cổ phần của công ty anh/chị thuộc trường hợp nêu trên.

    Kết chuyển thặng dư vốn để bổ sung vốn điều lệ là quyền của Công ty anh/chị. Công ty anh/chị không nhất thiết phải tăng vốn điều lệ nếu không có nhu cầu. Đây không phải là nghĩa vụ.

    Còn nếu công ty dùng cái quyền của mình để tăng vốn điều lệ thì phải tuân thủ điều kiện: Công ty cổ phần chỉ được sử dụng thặng dư vốn để bổ sung tăng vốn điều lệ sau 1 năm kể từ kết thúc đợt phát hành.

    Trân trọng


     
    Báo quản trị |  
  • #48876   13/04/2010

    Thaothinh
    Thaothinh

    Male
    Mầm

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2008
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 880
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Xin chào LS Hiệp.

    Xin cám ơn câu trả lời đã rõ của LS . Tuy nhiên cũng xin bổ sung thêm và mong LS giải đáp thắc mắc giùm.

    Cty tôi chính thức chuyển thành cty CP từ ngày 01/01/2008. Ngày kết thúc đợt phát hành vào tháng 10/2007 nhưng về khoản thặng dư để lại cty thì Bộ tài chính mới có quyết định đồng ý vào tháng 09/2009.

    Như vậy nếu chiếu theo điều kiện để kết chuyển thặng dư tăng vốn điều lệ : ''sau 01 năm kể từ kết thúc đợt phát hành'' thì cty tôi lấy mốc nào: tháng 10/2007 hay tháng 09/2009? Hiện tại đến nay cty tôi cũng chưa thực hiện các thủ tục để tăng vốn điều lệ.

    Mong LS giải đáp.

    Xin cám ơn LS nhiều!


     
    Báo quản trị |  
  • #48877   13/04/2010

    ls_lexuanhiep
    ls_lexuanhiep
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2008
    Tổng số bài viết (406)
    Số điểm: 2071
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 73 lần


    Chào anh,

    Theo tôi, lấy cái mốc 10/2007 thì hợp lý hơn. Việc Bộ Tài chính có quyết định vào tháng 9/2009 chỉ nghiêng về mặt quản lý nhà nước. Trên thực tế, thặng dư vốn cổ phần đã xuất hiện ngay sau khi kết thúc đợt phát hành.

    Rất vui được trao đổi cùng anh.

     
    Báo quản trị |  
  • #67936   11/11/2010

    tientran99
    tientran99

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2010
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin hỏi luật sư: thông tư 19 phát hành năm 2003, mà nó căn cứ vào Luật doanh nghiệp của; nay ta đã có LDN 2005 vậy TT này còn hiệu lực không?

    Xin cảm ơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #67957   11/11/2010

    ls_lexuanhiep
    ls_lexuanhiep
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2008
    Tổng số bài viết (406)
    Số điểm: 2071
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 73 lần


    Chào bạn,

    Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 ngày 3/6/2008 quy định tại Điều 9 và Điều 81 như sau:

    * Điều 9. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật

    1. Văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ bằng văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản khác phải xác định rõ tên văn bản, điều, khoản, điểm của văn bản bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.

    2. Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan ban hành văn bản phải sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, bãi bỏ văn bản, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản mới ngay trong văn bản mới đó; trong trường hợp chưa thể sửa đổi, bổ sung ngay thì phải xác định rõ trong văn bản đó danh mục văn bản, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới và có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung trước khi văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực.

    3. Một văn bản quy phạm pháp luật có thể được ban hành để đồng thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành.

    * Điều 81. Những trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực

    Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:

    1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;

    2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;

    3. Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

     

    Mặc dù Thông tư 19 có “căn cứ vào Luật doanh nghiệp” tại thời điểm năm 2003 và hiện nay Luật doanh nghiệp 2005 đã thay thế Luật doanh nghiệp 2003. Điều này không có nghĩa là Thông tư 19 bị hết hiệu lực theo.

    Tham chiếu quy định tại Điều 9 và Điều 81 nêu trên thì Thông tư 19 ban hành năm 2003 vẫn còn hiệu lực do nó vẫn chưa bị thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc chưa bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Trân trọng.

     
    Báo quản trị |  
  • #67988   11/11/2010

    tientran99
    tientran99

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2010
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin cảm ơn Luật sư.
     
    Báo quản trị |  
  • #68019   11/11/2010

    ls_lexuanhiep
    ls_lexuanhiep
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2008
    Tổng số bài viết (406)
    Số điểm: 2071
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 73 lần


    không có chi
     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Ls Lê Xuân Hiệp, thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Ninh Thuận năm 2003. Luật sư thuộc Đoàn Luật sư TP.HCM năm 2008.