Vị vua ban hành Bộ luật Hình sự đầu tiên của Việt Nam

Chủ đề   RSS   
  • #576856 02/11/2021

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 756 lần


    Vị vua ban hành Bộ luật Hình sự đầu tiên của Việt Nam

    Ban chỉ đạo xây dựng nhân vật lịch sử thời quân chủ tiêu biểu trong hoạt động xét xử đã chọn ra hai nhân vật là vua Lý Thái Tông (1000-1054) và vua Trần Nhân Tông (1250-1308 ) để lấy ý kiến bình chọn rộng rãi. Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử xin lần lượt giới thiệu về hai vị vua anh minh này để bạn đọc tham khảo.

    Bộ luật Hình sự đầu tiên của nước ta - Minh họa

    Bộ luật Hình sự đầu tiên của nước ta - Minh họa

    Vị vua nhân từ

    Lý Thái Tông (1000 – 1054) là vị hoàng đế thứ hai của triều đại Nhà Lý, cai trị trong 26 năm (1028–1054). Ông được đánh giá là một vị hoàng đế tài giỏi, thời đại của ông được xem là khởi đầu sự thịnh vượng của Nhà Lý.

    Lý Thái Tông tên thật là Lý Phật Mã, là con trưởng của Lý Thái Tổ, được mô tả uy dũng hơn người, bách chiến bách thắng, trải qua Loạn Tam vương mà lên ngôi, công danh rạng rỡ. Đế củng cố quyền lực cho Nhà Lý, bên trong dùng chính sách hòa thân, gả công chúa cho các quan Châu mục, bên cạnh đó còn dẹp loạn đảng làm phản như loạn họ Nùng; bên ngoài đánh được Chiêm Thành, công tích đánh dẹp uy nghi, tiền đề cho các đời sau phát triển phồn thịnh.

    Đối với quần thần, Thái Tông thường tỏ ra nhân từ, không xử tội các Vương tham gia vụ loạn tam vương, cho tha tội mà còn phục chức. Đối với kẻ thù như Chiêm Thành, vua còn ra lệnh không tùy tiện chém giết, lệnh cho binh lính không được làm bậy. Sử gia Ngô Sĩ Liên nhận định: “Tấm lòng ấy của vua cũng như tấm lòng của Tống Thái Tổ chăng?! Truyền ngôi được lâu dài là phải lắm”.

    Lý Thái Tông lên làm vua đã hơn 15 năm, mà nước Chiêm Thành láng giềng không chịu thông sứ và lại cứ quấy nhiễu ở mặt bể. Thấy vậy, năm 1044, vua Lý Thái Tông đi đánh Chiêm Thành. Quân Chiêm dàn trận ở phía nam sông Ngũ Bồ. Lý Thái Tông truyền thúc quân đánh tràn sang, quân Chiêm thua chạy. Quân Lý bắt được hơn 5.000 người và 30 con voi. Tướng Chiêm là Quách Gia Di chém chết vua Sạ Đẩu đem đầu sang xin hàng.

    Bấy giờ quân Chiêm Thành và dân bản xứ bị giết rất nhiều. Vua Thái Tông trông thấy động lòng thương, ra lệnh cấm không được giết người Chiêm, hễ ai trái lệnh thì theo phép quân mà trị tội.

    Ông tiến binh đến quốc đô Phật Thệ (nay ở làng Nguyệt Hậu, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế), vào thành bắt được vương phi Mỵ Ê và các cung nữ đem về. Mỵ Ê giữ tiết không chịu lấy vua, nhảy xuống sông tự tử. Mỵ Ê được ông khen là trinh tiết, phong làm Hiệp Chính Hựu Thiện phu nhân.

    Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhận: Vua từ Chiêm Thành về, làm lễ cáo thắng trận ở miếu Thái Tổ, xong về ngự ở điện Thiên An, mở tiệc rượu làm lễ mừng về đến nơi. Ngày hôm ấy, bầy tôi dâng tù binh hơn 5 nghìn tên và các thứ vàng bạc châu báu. Xuống chiếu cho các tù binh đều được nhận người cùng bộ tộc, cho ở từ trấn Vĩnh Khang đến Đăng Châu (nay là Quy Hóa), đặt hương ấp phỏng tên gọi cũ của Chiêm Thành.

    Ban hành Hình thư

    Thái Tông Hoàng đế còn chủ trương sửa lại luật pháp, định các bậc hình phạt, các cách tra hỏi. Kẻ nào ban đêm vào nhà gian dâm vợ cả, vợ lẽ người ta, người chủ đánh chết ngay lúc bấy giờ thì không bị tội. Những người từ 70 tuổi trở lên, 80 tuổi trở xuống, từ 10 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống và những người ốm yếu cho đến các thân thuộc Đế từ hạng đại công trở lên phạm tội thì cho chuộc bằng tiền, nếu phạm tội thập ác thì không được theo lệ này.

    Xuống chiếu về việc phú thuế của trăm họ, cho phép người thu, ngoài 10 phần phải nộp quan được lấy thêm một phần nữa, gọi là “hoành đầu”. Lấy quá thì xử theo tội ăn trộm, trăm họ có người tố cáo được tha phú dịch cho cả nhà trong 3 năm, người ở kinh thành mà cáo giác thì thưởng cho bằng hiện vật thu được. Nếu quản giáp, chủ đô và người thu thuế thông đồng nhau thu quá lệ, tuy xảy ra đã lâu, nhưng có người tố cáo thì quản giáp, chủ đô và người thu thuế cũng phải tội như nhau.

    Cơ quan chuyên trách pháp luật của nhà Lý là Bộ Hình và Thẩm hình viện. Đảm nhận chức vụ này thường là á tướng kiêm nhiệm. Trong một số trường hợp, vua đích thân xử án như vụ kiện năm 1065 được vua Lý Thánh Tông thân hành xét xử.

    Năm 1042, Thái Tông Hoàng đế ban Hình thư. Trước kia, việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan lại giữ luật pháp câu nệ luật văn, cốt làm cho khắc nghiệt, thậm chí có người bị oan uổng quá đáng. Vua lấy làm thương xót, sai Trung thư san định luật lệnh, châm chước cho thích dụng với thời thế, chia ra môn loại, biên thành điều khoản, làm thành sách Hình thư, để cho người xem dễ hiểu. Sách làm xong, xuống chiếu ban hành, dân lấy làm tiện. Đến đây phép xử án được bằng thẳng rõ ràng, cho nên mới đổi niên hiệu là Minh Đạo và đúc tiền Minh Đạo.

    Bộ luật Hình thư năm 1042 được xem là bộ luật đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Việc ban hành bộ luật Hình thư được đánh giá là một cột mốc quan trọng trong lịch sử lập pháp nước ta. Về mặt văn bản, Bộ luật này không còn bản gốc nhưng nội dung của nó còn được ghi chép lại trong sử cũ. Căn cứ vào những ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư thì Hình thư là một sưu tập luật lệ có tính pháp điển. Về quy mô, theo Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí, Hình thư gồm 3 quyển. Về nội dung, qua những ghi chép còn lại trong sử cũ, bộ luật có những quy định về tổ chức của triều đình, quân đội và hệ thống quan lại; quy định biện pháp trừng trị đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội; quy định một số vấn đề về sở hữu và mua bán đất đai, tài sản; quy định về thuế… Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, bộ luật Hình thư được ban hành để khẳng định quyền lợi, địa vị của nhà nước phong kiến và giai cấp quý tộc quan liêu, đồng thời là công cụ để ổn định xã hội, giữ gìn kỷ cương, bảo vệ sản xuất nông nghiệp… (Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn – Lịch sử Chế độ Phong kiến Việt Nam, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1960, tr 272, 273)

    Ngay sau khi ban hành luật, nhà Lý cho ban hành thể lệ chuộc tội, trừ khi người đó phạm phải những tội trong thập ác:

    1.Mưu phản: làm nguy xã tắc

    2.Mưu đại nghịch: làm nguy tông miếu, cung khuyết

    3.Mưu bạn nghịch: nổi loạn theo giặc

    4.Ác nghịch: đánh giết ông bà cha mẹ

    5.Bất đạo: giết người vô tội

    6.Đại bất kính: dùng những đồ dành riêng cho vua, trộm và giả mạo ấn vua

    7.Bất hiếu: mắng chửi hay không để tang ông bà cha mẹ

    8.Bất mục: đánh giết những người thân thuộc gần

    9.Bất nghĩa: dân giết quân, trò giết thầy, lính giết tướng, con giết cha

    10.Nội loạn: thông dâm với họ hàng thân thiết, thiếp của ông hay cha.

    Năm 1043, Lý Thái Tông đặt thêm quy định: Ai trộm lúa của dân sẽ bị đánh 100 trượng; nếu không lấy được mà làm bị thương người khác sẽ bị tội lưu. Quân lính lấy của cải của dân sẽ bị đánh 100 trường và thích 30 chữ.

    Năm 1043, tháng 8, vua xuống chiếu rằng kẻ nào đem bán hoàng nam trong dân gian làm gia nô cho người ta, đã bán rồi thì đánh 100 trượng, thích vào mặt 20 chữ, chưa bán mà đã làm việc cho người thì cũng đáng trượng như thế, thích vào mặt 10 chữ; người nào biết chuyện mà cũng mua thì xử giảm một bậc. Xuống chiếu rằng quân sĩ bỏ trốn quá 1 năm xử 100 trượng, thích vào mặt 50 chữ, chưa đến 1 năm thì xử theo mức tội nhẹ, kẻ nào quay lại thì cho về chỗ cũ. Quân sĩ không theo xa giá cũng xử trượng như thế và thích vào mặt 10 chữ.

    Bộ luật này có đề cập tới vấn đề xét xử tội tham ô, hối lộ. Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép: Vào năm Quý Mùi (1043), vua đã xuống chiếu cho Quyến khố ty (ty coi việc kho lụa) “ai nhận riêng một thước lụa của người thì xử 100 trượng, từ 1 tấm đến 10 tấm trở lên thì phạt trượng theo số tấm, gia thêm khổ sai 10 năm”.

    Việc ra đời của Hình thư cũng như các cơ quan Bộ Hình và Thẩm hình được xem là bước tiến trong việc tổ chức quản lý của nhà nước thời Lý, tuy hiệu lực vẫn còn hạn chế.

    Hình thư hiện đã bị thất truyền.

    Đề cao sự khoan hồng

    Lý Thái Tông còn được lịch sử ghi nhớ vì quy định về tuyên thệ như một nghi thức của triều đình. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, hàng năm, vua cùng quần thần đến đền Đồng Cổ (Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội ngày nay) để cùng phát thệ: “Kẻ nào làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, thần minh tru diệt”. Lễ thức này được duy trì qua nhiều triều vua đời Lý và sang cả đời Trần.

    Nhiều lần dùng binh từ Nam chí Bắc nhưng Lý Thái Tông tỏ ra là vị hoàng đế bao dung, nhân hậu. Các sử gia cho rằng Lý Thái Tông cũng như nhiều hoàng đế Nhà Lý khác có lượng khoan hồng vì ảnh hưởng của quốc giáo là đạo Phật. Trừ người em Vũ Đức vương làm loạn bị giết, với những vương tôn phản loạn khác ông đều tha tội. Trong cuộc phản loạn của các vương tôn, nhờ người em thứ hai của Thái Tông là Khai Quốc vương đem quân giải vây cho Thăng Long và Trường Yên (kinh đô Hoa Lư) giúp ông chống lại quân nổi loạn và chính Khai Quốc vương vận động quần thần tôn ông lên ngôi. Nùng Trí Cao nhiều lần làm phản nhưng ông vẫn đối đãi khá rộng lượng. Vì vậy nhà sử học Ngô Sĩ Liên theo quan điểm Nho giáo chê ông “mê hoặc theo thuyết từ ái của đạo Phật mà tha tội cho bề tôi phản nghịch”.

    Có thể nói, nhà Lý trường tồn trên 200 năm lịch sử, đưa đất nước vào giai đoạn cường thịnh có phần đóng góp to lớn của Hình thư, cai trị đất nước bằng pháp luật. Dẫu cũng có những quy định khắc nghiệt nhưng nhìn chung đó là bộ luật chặt chẽ nhưng nhân đạo, vua Lý Thái Tông xứng đáng là vị vua anh minh, cả về võ công và văn trị, nhìn từ góc độ xét xử, ông là một nhân vật tiêu biểu cho tinh thần nghiêm minh kết hợp với nhân đạo, khoan dung.

    TRẦN ĐỨC

    Nguồn: Tạp chí Tòa án

     
    2257 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #576864   03/11/2021

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 5

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (849)
    Số điểm: 7287
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 135 lần


    Vị vua ban hành Bộ luật Hình sự đầu tiên của Việt Nam

    Cảm ơn bài viết của bạn, 

    Luật Hình thư là bộ luật thành văn đầu tiên của nhà nước quân chủ Việt Nam, vì việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan lại giữ luật pháp câu nệ luật văn, cốt làm cho khắc nghiệt, thậm chí nhiều người bị oan uổng quá đáng nên việc cho ra đời một bộ luật với những quy định rõ ràng làm căn cứ cho việc xét xử là thật sự cần thiết, đặt ra những nội dung, quy định bảo vệ nhà vua và giai cấp thống trị, có cách xử phạt nghiêm đối với những người phạm tội, bảo vệ và xét xử công bằng đối với nhân dân.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #578017   15/12/2021

    Vị vua ban hành Bộ luật Hình sự đầu tiên của Việt Nam

    Cảm ơn những thông tin chia sẻ hữu ích của bạn. Theo mình được biết thì bộ Hình thư thời Lý được xem là bộ luật thành văn đầu tiên của nhà nước quân chủ Việt Nam. Bộ Hình thư ra đời thay thế cho các quy chế, luật lệ, chiếu chỉ trước đó. Một số quy định nổi bật có thể kể đến là Quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện; Xem trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân; Nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp; Bảo vệ những người bị xử oan. Vua ban xuống để người dân lấy làm tiện.

     
    Báo quản trị |  
  • #578100   19/12/2021

    Vị vua ban hành Bộ luật Hình sự đầu tiên của Việt Nam

    Cảm ơn những thông tin hữu ích của bạn chia sẻ. Trước nay tôi vẫn lầm tưởng rằng Bộ luật hồng đức mới là bộ luật hình sự đầu tiêu của đất nước Việt Nam chúng ta, có vẻ như bộ luật Hình thư quy định tương đối nhiều về các tội liên quan đến trộm cắp và các vấn đề liên quan đến sản xuất nông nghiệp. bạn có cùng quan điểm với tôi không

     

     
    Báo quản trị |  
  • #578329   26/12/2021

    Vị vua ban hành Bộ luật Hình sự đầu tiên của Việt Nam

    Từ thời Lý ảnh hưởng của Phật giáo tới con người và pháp luật rất là lớn. Nên việc pháp luật nhà Lý đề cao dự khoan hồng là điều dễ dàng có thể hiểu được. Đây cũng là nền móng trong việc xây dựng và phát triển pháp luật trong các thời kì sau này. 

     
    Báo quản trị |  
  • #589626   12/08/2022

    nguyenhuuvi98
    nguyenhuuvi98
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (240)
    Số điểm: 2725
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 47 lần


    Vị vua ban hành Bộ luật Hình sự đầu tiên của Việt Nam

    Cảm ơn bài viết của tác giả, nhờ bài viết mà bản thân hiểu sâu hơn về pháp luật Việt Nam. Thời xưa ông cha ta đã xử dụng Luật để quản lý triều đình,quân đội và các quan lại một cách chặt chẽ, bảo vệ nhân dân, xét xử nghiêm đối với các hành vi phạm tội. Luật Hình thư cũng góp phần lớn trong việc đặt nền móng ban hành các Luật cho các thời kỳ sau này.

     
    Báo quản trị |