Hồi đầu năm nay, tạp chí Forbes cho biết toàn thế giới hiện có 2.153 tỷ phú đô la với tổng tài sản hơn 8.700 tỷ USD. Nhưng không phải tất cả hậu duệ của những đại gia này đều trở thành chủ sở hữu của món tiền khổng lồ trong di chúc.
Alex Shih, 30 tuổi con trai thừa kế của hãng môi giới bất động sản lớn nhất Hong Kong (Centaline Group), đang phải tiết kiệm từng đồng để mua một căn hộ 2 phòng ngủ ở khu phố trung lưu. Toàn bộ số cổ phần trị giá 400 triệu USD mà đáng ra Shih sẽ thừa hưởng đều đã được cha của anh đem đi làm từ thiện.
Vì sao, ngày càng nhiều những tỷ phú lại để phần lớn hoặc hầu hết số tiền của họ cho việc từ thiện mà không để lại cho con cái thừa kế? Quan điểm của mình thấy rằng, khi con người nghiễm nhiên sinh ra đã giàu có, thường họ sẽ nghĩ mình đang ngồi trên “núi vàng” thì động lực phát triển và cống hiến cho xã hội ít đi. Tâm lý của con người, khi không phải đổ mồ hôi với những đồng tiền nhọc nhằn kiếm được, người ta ắt sẽ không biết trân quý nó. Những tỷ phú chân chính, hầu như đều là xây dựng sản nghiệp bằng đôi tay của mình. Xuất phát điểm của từ tầng lớp trung lưu, họ cũng phải vật lộn với cuộc sống, làm việc chăm chỉ và đôi khi hứng chịu những thất bại cay đắng, những cú tát đau điếng từ trường đời. Đối với họ, sau nửa đời người bôn ba, tiền bạc có thể không phải là thứ quý giá nhất. Nên họ thường dành hết số tiền đi làm từ thiện, cống hiến cho xã hội mà không để hết tài sản cho con cái thừa kế. Và cũng có thể, họ tin vào những người con mà họ nuôi dưỡng cũng sẽ tự biết cách sử dụng tri thức mà họ chỉ dạy để kiếm ra những đồng tiền chân chính và có động lực cống hiến cho xã hội ngày càng phát triển hơn, để những người con của họ cũng sẽ hiểu được giá trị của đồng tiền và trân quý nó hơn.