Vi bằng thừa phát lại và những trường hợp thừa phát lại không được lập vi bằng

Chủ đề   RSS   
  • #530429 06/10/2019

    Nhunghi1997

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2019
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 625
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 41 lần


    Vi bằng thừa phát lại và những trường hợp thừa phát lại không được lập vi bằng

    Điều 2 Nghị định 61/2009/NĐ-CP quy định:

    “1. Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan.

    2. Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.”

    Theo đó, Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự trừ các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng, đời tư, đạo đức xã hội và các trường hợp pháp luật cấm.

    Trong các quyền của Thừa phát lại, vi bằng là một công việc tương đối mới và gần giống với hoạt động công chứng, nhưng rộng hơn.

    Nếu công chứng chỉ chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch… bằng văn bản, thì lập vi bằng là việc Thừa phát lại lập văn bản trong đó ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.

    Theo quy định pháp luật hiện hành và hướng dẫn của Bộ Tư pháp, thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ các trường hợp sau đây:

    - Không lập vi bằng các trường hợp liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người là người thân thích của thừa phát lại.

    - Không lập vi bằng các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng.

     - Không lập vi bằng các trường hợp vi phạm bí mật đời tư, trái đạo đức xã hội.

    - Không lập vi bằng các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng, thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND các cấp. Không lập vi bằng để chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch; không xác nhận chữ ký, bản sao từ bản chính.

    - Không lập vi bằng các sự kiện, hành vi nhằm thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng, trừ trường hợp sự kiện, hành vi trái pháp luật do người khác thực hiện ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu lập vi bằng.

    - Không lập vi bằng để ghi nhận những sự kiện, hành vi mà thừa phát lại không trực tiếp chứng kiến hoặc những sự kiện, hành vi chỉ thông qua lời kể của người khác.

    - Không lập vi bằng các sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức đang thi hành công vụ, trừ trường hợp sự kiện, hành vi đó rõ ràng trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích của người yêu cầu lập vi bằng.

    - Không được cố tình lập vi bằng việc mua bán nhà, đất thông qua hình thức ghi nhận việc giao nhận tiền, lập vi bằng ghi nhận việc giao nhận tiền để che giấu mục đích không phù hợp với quy định của pháp luật

    - Không lập vi bằng các trường hợp bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

    - Các “tài liệu chứng minh” kèm theo vi bằng phải được thừa phát lại thực hiện trong phạm vi, thẩm quyền lập vi bằng.

    (Trích tờ rơi tuyên truyền thừa phát lại của Sở Tư pháp tháng 1-2019)

     
    959 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Nhunghi1997 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (07/10/2019) nguyentrongtan188 (06/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận