Về tổ chức hệ thống giám định trong dự thảo Luật giám định tư pháp

Chủ đề   RSS   
  • #108019 05/06/2011

    mencoi

    Sơ sinh

    Lào Cai, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2009
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 36
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Về tổ chức hệ thống giám định trong dự thảo Luật giám định tư pháp

    Sau khi Bộ Tư pháp công bố “Tờ trình dự thảo Luật giám định tư pháp” (dự thảo tờ trình ngày 25/4/2011) thì dư luận lại rộ lên việc có hay không sáp nhập pháp y công an vào pháp y y tế?

    Trên thế giới việc tổ chức giám định pháp y không thống nhất. Ở Việt Nam, do hoàn cảnh lịch sử những năm 1960 tổ chức giám định pháp y trong công an ra đời đã đáp ứng yêu cầu giám định trong khi pháp y y tế chưa có, còn non yếu. Thực tiễn mấy chục năm qua pháp y Công an đã phát triển mạnh và vững chắc, đóng góp đáng kể cho công tác phát hiện, điều tra, truy tố và xét xử tội phạm. Nhiều tỉnh, thành phố số vụ việc do PYCA thụ lý giám định chiếm 1/2 số yêu cầu giám định. Thực tiễn cũng chưa thấy vụ việc nào có oan, sai, tắc án do pháp y CA thụ lý giám định. Xung đột kết luận giữa PYCA và PYYT là có song kết luận cuối cùng được HĐXX sử dụng, dư luận đồng tình thuộc về PY của lực lượng nào lại chưa có thống kê đánh giá cụ thể.

    Vấn đề không phải ai giám định, người đó thuộc tổ chức nào mà căn bản là trình độ GĐV, phương tiện sử dụng, giám định với phương pháp nào, động cơ gì và cuối cùng kết luận giám định đó có khách quan, khoa học, chính xác không? có tác dụng với công tác điều tra, truy tố, xét xử không? có góp phần đẩy mạnh công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng đời sống không?

     Mọi ý kiến cho rằng CA mà có PY thì như “vừa đá bóng, vừa thổi còi” chỉ là suy diễn. Hơn nữa nếu thế thì làm gì có “Bộ Kỹ thuật hình sự” để quản lý lĩnh vực này mà các GĐV bên Công an “nhập” về như GĐV Pháp y Công an nhập về Bộ Y tế?

    PYYT có đặc điểm là dân sự, hiện được phủ sóng gần khắp các tỉnh thành trong toàn quốc. Đồng thời PYYT khi tiếp cận với đương sự dễ dàng, ít bị trở ngại về vấn đề tâm lý. Nhưng kiến thức, ý thức “Luật” có hạn chế, khả năng phân tích, đánh giá dấu vết không cao nên tính nghiệp vụ trong kết luận giám định có hạn chế nhất định.

    Ngược lại PYCA được đào tạo bài bản về PY, về pháp luật, được bổ túc thường xuyên và sinh hoạt trong môi trường có tính “nghiệp vụ điều tra” nên tới HT sẽ phát huy hơn nhiều khả năng quan sát, đánh giá về dấu vết và mối tương quan của chúng với hiện trường; lại có tính kỷ luật, cơ động của LLVT khi cần những vụ việc “phản ứng nhanh”...Song hiện tại nhiều tỉnh vẫn chưa có PYCA và việc tuyển đầu vào cũng khó như bên PYYT...

    Lịch sử thời gian qua và trong một tương lai gần việc tổ chức giám định pháp y được duy trì và phát triển trong cả 3 ngành: y tế, công an và quân đội, trong đó hệ thống cơ quan giám định pháp y trong ngành y tế là lực lượng nòng cốt, chủ đạo và cần ưu tiên tập trung đầu tư và phát triển; tổ chức giám định pháp y ở Bộ Công an vẫn phải duy trì để cùng với pháp y y tế đáp ứng kịp thời yêu cầu giám định pháp y hiện nay, đặc biệt với những vụ “Pháp y trong nghề y”  là giải pháp tốt cần được nghiên cứu, ứng dụng và cải tiến hơn.

    Việc chuyển các giám định viên pháp y trong lực lượng công an sang bên y tế để làm công tác pháp y sẽ không khả thi. Bởi việc “nhập” như thế chẳng có tiền lệ trên bất cứ lĩnh vực nào và ở đâu. Hơn nữa điều kiện, lề lối làm việc; chế độ, chính sách về lương, chế độ phụ cấp thâm niên; tâm lý ngành nghề...nên sẽ chẳng có GĐVPY CA nào sang ngang như vậy.  Họ sẽ ở lại thực hiện nhiệm vụ giám định dấu vết sinh vật, giám định ma túy hay làm chuyên gia về KNHT các vụ có người chết không tự nhiên của lực lượng Kỹ thuật hình sự và trên thực tế lực lượng pháp y cả nước vốn đã ít ỏi lại thêm mai một và có nguy cơ không còn người!.

    Hệ thống tổ chức giám định pháp y trong ngành y tế đã có nhưng chưa đầy đủ và hoàn chỉnh cần được bổ sung, củng cố, hoàn thiện nhiều mới đáp ứng được yêu cầu thực tế. Đồng thời những vụ “Pháp y trong nghề y” thì cũng rất cần tiếng nói chuyên môn của người ngoài ngành Y!

    Rõ ràng chúng ta đang đứng trước thực trạng “Người ôm chưa ôm nổi, người đang làm lại chưa rõ có được tiếp tục không” nên sẽ là một trở ngại lớn về tâm lý của các GĐV, về chiến lược đầu tư của cơ quan chủ quản. Một vấn đề chưa tìm đủ căn cứ pháp lý, căn cứ khoa học, căn cứ thực tiễn đủ tin cậy thì không nên quyết định vội vã!

     Do đó, theo tôi giữ nguyên hệ thống tổ chức giám định pháp y hiện nay như Pháp lệnh giám định tư pháp là giải pháp khôn ngoan nhất. Có điều cần có những quy định tạo mối quan hệ gắn kết giữa PYYT và PYCA để phối hợp nhau tốt hơn, phát huy bổ sung các mặt mạnh, hạn chế những mặt yếu của từng lực lượng.

    Lương Đức Mến:

    ĐT: 0913 089 230, Email: luongducmen@yahoo.com.vn
     
    8991 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #108020   05/06/2011

    mencoi
    mencoi

    Sơ sinh

    Lào Cai, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2009
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 36
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Trong những ngày triển khai Đề án 258 và góp ý dự thảo “Luật giám định tư pháp” toi chợt nhớ tới những thu lượm của tôi về vấn đề này khi dự một khoá tập huấn ở Bắc Kinh.

    Tuy có những thời kỳ do Lý tưởng 理想 bất  tương đồng 相同, Vận mệnh 命运 bất tương quan 相关 nên đã xẩy ra tranh chấp, chiến tranh. Song một thực tế không thể chối cãi là Việt Nam và Trung Quốc có Sơn thuỷ tương liên 山水相连, Văn hoá tương thông 文化相通. Chính vì vậy giữa hai dân tộc có nhiều nét văn hóa giống nhau (wén huà xiāng tōng), lệ tục như nhau…Trong đời sống xã hội, trong các ngành khoa học, trong đó có công tác Công an có nhiều thuật ngữ chuyên ngành xuất xứ là từ Hán Việt. Ví dụ: Công an (公安, Công an, gong an), Hiện trường (现场, Hiện trường, xiàn cháng), Vật chứng (现场, Vật chứng, wù zhèng), Giám định (物证, Giám định, jiàn dìng), Kiểm nghiệm (检验, Kiểm nghiệm, jiăn yàn), Pháp y (法医, Pháp y, fă yi), …

    Do vậy không có gì hại khi nghiên cứu về giám định tư pháp ở Việt Nam mà tìm hiểu công tác này bên nước bạn.

    Trong thời gian dự lớp Tập huấn Kỹ thuật hình sự Trung Quốc - Việt Nam 中国-越南刑侦技术培训班 (Trung Quốc - Việt Nam hình trinh kĩ thuật bồi huấn ban, Zhōng guó - yuè nán xíng zhen jì shù péi xùn ban) trong khuôn khổ đào tạo kỹ năng hành pháp hợp tác Trung Quốc - ASEAN 中国与东盟执法培训班” (China-ASEAN Law Enforcement Training, Trung Quốc dữ Đông Minh chấp pháp bồi huấn ban, Zhōng guó yŭ dong méng zhí fă péi xùn ban) viết tắt là CALET hồi 2009, tôi đã có dịp tìm hiểu việc này. Đặc biệt là qua các bài giảng của: Chuyên viên 研究员:  Vương Quế Cường 王桂强, Chủ nhiệm pháp y 主任法医师: Mẫn Kiến Hùng 闵建雄 và các giảng viên khác tôi thấy cách thức tổ chức, giám định tư pháp của họ khá khoa học và đạt hiệu quả cao.

    1. Hệ thống giám đnh ở Trung Quốc:

    Được tổ chức gần như Việt Nam trong đó giám định phục vụ các cơ quan hành pháp là giám định miễn phí còn giám định phục vụ yêu cầu dân sự ngoài xã hội có thu phí. Do vậy ngoài hệ thống giám định do Bộ Công an Trung Quốc (中华共咊人民国公安云部, Trung hoa cộng hòa nhân dân quốc công an bộ, Zhōng huá gòng hoa rén mín guó gong an yún bù) quản lý được tổ chức chặt chẽ theo đơn vị hành chính, chuyên trách và được đào tạo bài bản phục vụ công tác điều tra, truy tố và xét xử (án hình sự, án chính trị) còn có các tổ chức giám định tư nhân mà phần lớn người giám định là cán bộ KTHS của lực lượng Công an nghỉ hưu và chủ yếu đáp ứng yêu cầu trong dân sự, hành chính..

     Hiến pháp (sửa đổi 2004)[1] Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quy định có 3 cấp hành chính: tỉnh, huyện và hương. Nhưng trên thực tế, ngoài cấp trung ương ra, Trung Quốc được chia thành 5 cấp đơn vị hành chính là: tỉnh , địa khu 地区, huyện , hương và thôn . Tuy nhiên, cấp thôn không phải là cấp chính quyền chính thức, cấp hương (như  xã của ta) không có KTHS. Do vậy Hệ thống giám định cũng được  thiết lập ở cấp Trung ương, cấp tỉnh và huyện theo từng tầng: cấp trên được đầu tư tốt hơn, trình độ cao hơn, nhiệm vụ rộng, lớn hơn và có trách nhiệm chi viện, hướng dẫn, đào tạo, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật cho cấp dưới:

    - 1 Trung tâm giám định thuộc Bộ,

    - 4 Trung tâm Giám định của 4 thành phố trực thuộc (直轄市) và 27 Trung tâm Giám định của 22 tỉnh () và 5 Khu tự trị (自治区)  (cỡ 200 người/TT),

    - 27 Viện Giám định của 27 thành phố thuộc tỉnh (地级市) và 300 Viện KHHS của các thành phố khác (50 người/Viện),

    - 2.900 Phòng KHHS cấp huyện (), huyện nhỏ biên chế 5 cán bộ, huyện lớn tới 100 người; Công an cấp huyện đều có bác sĩ pháp y và có 13 huyện vùng duyên hải đã triển khai giám định gen[2].

    Mỗi cấp có nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau nhưng đều chung quy chuẩn chuyên môn. Hiện nay đội ngũ làm công tác giám định trong Công an Trung Quốc có khoảng 31.000 người và bạn đã có Kế hoạch đến 2014 nâng lên 60.000 người. Nguồn cán bộ KTHS hàng năm bổ sung 500 người từ Học viện Kỹ thuật hình sự ở Thẩm Dương 沈阳刑侦技术学院 (Trầm dương hình trinh kĩ thuật học viện, Shĕn yáng xíng zhen jì shù xué yuàn) và Trường Đại học Công an ở Bắc Kinh 北京公安大学 (Bắc kinh công an đại học, Bĕi jing gong an dà xué)[3].

    2. Trung tâm Giám định vật chứng:

    Là cơ quan giám định đa ngành thuộc Bộ Công an Trung Quốc (中国公安部物证鉴定中心, Trung quốc công an bộ vật chứng giám định trung tâm, Zhōng guó gong an bù wù zhèng jiàn dìng zhōng xīn) .

     Trụ sở tại: Số 17, Ngõ Đăng Nam, Quận Tây Thành, Thành phố Bắc Kinh (北京市西城区木樨地南里17, Bắc kinh thị tây thành khu mộc tê địa nam lý 17 hiệu, bĕi jing shì xi chéng qu mù xi dì nán lĭ 17 hào) trong khuôn viên 15.000m2.

    Mã số 邮编: 100038 Fax 传真: 010-63267051.

    Trang Web: http://www.ifs.org.cn/dxal.asp;  E-mail: webmaster@ifs.org.cn. 地址:北京市西城区木樨地南里17号邮编:100038 传真:010-63267051 E-mail webmaster@ifs.org.cn

    Tên giao dịch quốc tế: Institute of Forensic Science Ministry Public Security P.R.C.

    Lịch sử: Ngày 06/12/1972, trên cơ sở đề nghị của Bộ Công an, Bộ Công nghệ Chính phủ đã thành lập các cơ sở chuyên môn kỹ thuật phục vụ điều tra tội phạm trong tố tụng hình sự với tên gọi “Viện nghiên cứu của Bộ Công an” (一二六研究所, nhất nhị lục nghiên cứu sở, Viện nghiên cứu 126). Để tăng cường việc tìm kiếm, xác lập các chứng cứ và kiểm tra hoạt động trong tố tụng hình sự, dân sự, phù hợp với cơ quan hành chính, cũng như thúc đẩy các quyền hạn của các viện, năm 1984 Viện đổi thành “Viện Nghiên cứu số 2”-第二研究所, Đệ nhị nghiên cứu sở, dì èr yán jiù suǒ) và từ 01/11/1996 Viện mang tên chính thức như hiện nay: Trung tâm giám định vật chứng 物证鉴定中心 (Vật chứng giám định trung tâm, wù zhèng jiàn dìng zhōng xīn)[4]. Ngày 26/10/2006 Trung tâm  thông  qua ISO 17025, được công nhận là cơ quan giám định cấp nhà nước, được trên 50 nước công nhận kết quả giám định.

     Đội ngũ Trong Trung tâm số cán bộ quản lý, nghiên cứu khoa học và thực hành khám nghiệm, giám định gồm 301 người với 251 nhân viên kỹ thuật. Trong đó 35 Giáo sư, 83 Phó Giáo sư, đặc biệt có 20 nguời do những thành tựu xuất sắc được Chính phủ áp dụng chế độ Chuyên viên 研究员, Phó Chuyên viên 副研究员 với những phụ cấp đặc biệt[5], được tham gia vào quá trình Tố tụng hình sự đối với các vụ, việc khó khăn đồng thời tiến hành một nghiên cứu khoa học và công nghệ nhằm thúc đẩy sự phổ biến của các hoạt động áp dụng công nghệ mới, phương pháp mới, thiết bị mới phục vụ an ninh công cộng.

    Cơ cấu tổ chức: 13 chuyên khoa: Tổn thương bệnh lý pháp y, Vật chứng pháp y, Giám định Gen, Chất độc, Ma túy, Vi vết, Vân tay, Dấu vết cơ học, Tài liệu, Âm thanh, Tin học, Ảnh…Trong đó giám định gen và “gen tiếp xúc”[6] chiếm tới 50% công việc của Trung tâm.

    Trang bị: hiện đại, bao gồm cả Kính Hiển vi điện tử quét electron microscopy, Fourier transform spectrometer hồng ngoại, vi-spectrophotometer, gas chromatography / mass spectrometer, ga chromatograph, chất lỏng chromatograph, multi-band ánh sáng phát hiện hệ thống, UV-Vis spectrophotometer, TLC máy quét, Forensic phân tích hình ảnh, DNA amplification cụ, DNA sequencer, phát biểu ghi nhận workstations, kiểm tra công cụ, tài liệu, cũng như các trang thiết bị phòng thí nghiệm[7].

    Nhiệm vụ chính là:

    - Thiết lập các chứng cứ qua giám định vật chứng để xác định các công việc của cảnh sát điều tra tội phạm, cung cấp chứng cứ trước Toà trong trong các vụ án trên phạm vi toàn quốc;

    - Chi viện giúp các địa phương, các khu vực và thành phố về giám định vật chứng trong quá trình điều tra khám phá các vụ án hình sự, dân sự, hành chính;

    - Chịu trách nhiệm xây dựng và ban hành các quy tắc, quy trình giám định;

    - Nghiên cứu khoa học, chế tạo phương tiện thiết bị chuyên môn;

    - Đào tạo cán bộ, hướng dẫn nghiệp vụ và chuyển giao công nghệ kỹ thuật điều tra tội phạm cho Công an các địa phương;

    - Thực hiện các công việc khác của Bộ Công an giao.

    3. Kết quả công tác:

     - Giám định là công tác trọng tâm của công tác Trung tâm. Từ ngày thành lập đến nay, Trung tâm đã hoàn thành hơn 40.000 trường hợp phát hiện và giám định vật chứng phục vụ công tác điều tra, đặc biệt các vụ án lớn, như: "vụ Giết người cướp tài sản ở Hồ Thiên Đảo", "Nổ lớn ở Gia Trang", "Vụ Trịnh Châu cướp ngân hàng "...) cung cấp một bằng chứng chính xác và khoa học. Hiện tại, trung bình hàng năm có hơn 5.000 yêu cầu cầu giám định được hoàn thành. Trung tâm tập trung bố trí lực lượng, phương tiện để có kết luận chính xác về các lĩnh vực:  tổn thương bệnh lý pháp y, thương tích pháp y, xét nghiệm DNA , xét nghiệm độc chất, các dấu vết vi lượng, chữ viết, chữ ký, dấu vết đường vân,  tổn thương do đạn bắn, kỹ thuật tài liệu, ảnh hình sự, dựng lại hiện trường. Do thực hiện tốt phương châm : “Tuân thủ pháp quy, khoa học quản lý, tăng cường giám sát, đảm bảo chất lượng” (遵守法规、科学管理、强化监督、保证质量” nên các kết luận giám định đều đảm bảo tính khoa học, tính công bằng và tiên tiến (公正性, 科学性, 先进性”). Do vậy Trung tâm thực sự là nơi giám định cao nhất, có uy tín, tập trung mọi nhân tài, vật lực để đáp ứng yêu cầu công tác giám định vật chứng của các địa phương, nhiều lĩnh vực đạt trình độ thế giới.

    - Công tác nghiên cứu khoa học giải quyết các yêu cầu đề ra trong Tố tụng hình sự và  Khoa học-Công nghệ, Kỹ thuật điều tra tội phạm được Trung tâm chú trọng, chiếm quá nửa ngân sách và thời gián của cán bộ.

    Trung tâm chặt chẽ tập trung vào nghiên cứu giải quyết những nhu cầu cần giải quyết từ thực tế, đã có hơn 200 đề tài nghiên cứu cấp cao được  nghiệm thu, triển khai, ứng dụng, trong đó có 31 kỹ thuật đạt đẳng cấp quốc tế. Ví dụ quy trình công nghệ giám định DNA được đánh giá là một trong những “Thành tựu quốc gia quan trọng nhất”, được hơn 50 Phòng Thí nghiệm Pháp y của các  quốc gia trên thế giới ứng dụng thử nghiệm. Trong những năm qua, trung tâm đã có những Đề tài, Công trình thành tựu khoa học Giải thưởng Khoa học và Công nghệ Quốc gia và của Bộ Công an Trung Quốc. Ngoài ra Trung tâm còn cử nghiên cứu sinh đi du học tại nước ngoài và nhận nghiên cứu sinh nước khác đến học tập. Các Giáo sư, Chuyên viên của Trung tâm tham gia viết bài cho các Tạp chí nổi tiếng trên thế giới.

    - Đào tạo, Bồi dưỡng là nhiệm vụ được Bộ Công an giao. Thực hiện chức năng này, năm 1985 để thiết lập cơ sở đào tạo, đến 2009 đã tổ chức 372 khóa học cho khoảng 15.000 cán bộ KTHS trong lực lượng Cảnh sát. Ngoài ra Trung tâm còn tiến hành việc bồi dưỡng kiến thức giám định vật chứng cho cán bộ công tác tại các cơ quan Kiểm sát, Tòa án, An ninh công cộng, giáo dục y tế với khoảng hơn, Trung tâm cũng đã nhận và hướng dẫn được 24 nghiên cứu sinh về Pháp y.

     Hiện nay, Trung tâm có một đội ngũ các chuyên gia vững vàng cả lý thuyết và thực hành, có kinh nghiệm giảng dạy và được hỗ trợ bởi hệ thống trang thiết bị hiện đại.  Điều đó đáp ứng được yêu cầu tăng cường năng lực khoa học kỹ thuật cho lực lượng Cảnh sát ( 科技强警, Khoa kĩ cường cảnh, ke jì qiăng jĭng) .

    - Nghiên cứu sản xuất phương tiện, trang thiết bị chuyên dụng cho lực lượng KTHS nói riêng và cho công tác Công an nói chung được đầu tư tương xứng. Đặc biệt Trung tâm đã chú trọng đưa những thành tựu, công nghệ mới nhất vào thực tế để đưa ra những thiết bị, phương tiện kỹ thuật tiên tiến đáp ứng yêu cầu công tác đấu tranh với tội phạm công nghệ cao, tội phạm phi truyền thống. Trong đó, Đèn chiếu sáng đa năng, Keo 502, các loại bột, dung dịch phát hiện đường vân trên mọi chất liệu…, Đèn kiểm tra tài liệu, Vali Khám nghiệm Hiện trường loại lớn…đã được sản xuất, cung cấp cho Công an của 30 tỉnh, thành phố trong các cơ quan an ninh công cộng. Hoặc xe Điều tra tội phạm, Thiết bị đặc biệt nghiên cứu đạn đạo, độc học, kỹ thuật bảo an tài liệu …cũng đạt trình độ cao.

    Còn tại Việt Nam, lâu lâu lại rộ nên vấn đề “tách, nhập”, chuyển bộ phận này từ chỗ nọ sang chỗ kia mà căn cứ các nhà hoạch định đưa ra lần nào nghe cũng thấy xuôi xuôi. Nhưng đó chỉ là nghiên cứu và ý kiến của người ngoài cuộc nhưng có thẩm quyền nên chỉ được một thời gian là…

    (Những ngày triển khai Đề án 258 và góp ý dự thảo “Luật giám định tư pháp”)


    [1]  Trung Quốc từng  có các Hiến pháp : 1954 1975 1978

    [2] Số liệu trên chưa tính tới 2 Đặc khu hành chính (特別行政區/特别行政区 đặc biệt hành chính khu; tiếng Anh viết tắt SAR), có quyền tự trị cao theo thể chế “Một quốc gia hai chế độ”  là Hồng Công và Ma Cao.

    [3] Phương châm đào tạo là : “忠诚、求是、团结、奋进”, " trung thành , cầu thị , đoàn kết , phấn tiến ", " zhong chéng , qiú shì , tuán jié , fèn jìn ".

    [4] Như vậy ở bạn: từ Viện, sau 12 năm tiến lên thành lập Trung tâm, còn ở ta thì Trung tâm (P7, P8) lại trực thuộc Viện (C21), cũng như “Học viện Thuỷ lợi” xưa phấn đấu lên thành “Đại học Thuỷ lợi” nay và “Đại học CSND” nay nâng cấp thành Học viện CSND” ! Đó là do quan niệm, chưa rõ Trung tâm hay Viện cơ cấu nào “to” hơn ?

    [5] Được xếp lương ngang lãnh đạo cấp Cục.

    [6] Khái niệm này còn khá mới với chúng tôi.

    [7] Một số thuật ngữ khoa học và tên thiết bị chữ Hán tôi không dịch được, hoặc chuyển ngữ  sai. Thông cảm.

    Cập nhật bởi mencoi ngày 05/06/2011 06:38:33 SA
     
    Báo quản trị |