Về thừa kế nhà đất

Chủ đề   RSS   
  • #7130 11/05/2008

    Kisaki

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:30/04/2008
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 485
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Về thừa kế nhà đất

    Kính gửi các luật sư! Tôi có một tình huống cần sự tư vấn của các luật sư. Tình huống như sau, mong các luật sư giúp đỡ.
    Bố ông A mất ngày 24/11/1993. Mẹ ông A mất ngày 19/03/1991.

    Không để lại di chúc. Lúc còn sống thì bố ông A ở cùng con trai trưởng trên mảnh đất đó từ năm 1958. Anh trai ông A đã xây dựng nhà và ở cố định trên mảnh đất đó từ dó tới nay.
    Mảnh đất này không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà chỉ có tên ghi trong sổ địa chính của địa phương là tên của bố ông A.

    Đến 24/11/2005, ông A đưa đơn đòi quyền chia tài sản thừa kế lên UBND xã. Tới năm 2007, ông A tiếp tục đưa đơn khởi kiện đòi chia tài sản thừa kế lên tòa án nhân dân huyện. Vậy, ông A có còn quyền được chia tài sản thừa kế hay không? Và thủ tục ông A cần làm là những gì ?”

    Bổ sung: Khi cha mẹ ông A chết, tại thời điểm đó ông A có biết, bởi ông A lập gia đình và ở riêng gần đó. Từ thời điểm đó tới nay, ông A không có bất cứ yêu cầu gì về việc chia thừa kế.

    Mảnh đất đó là do anh trai trưởng ông A khai lập năm 1958, rồi sau đó đón bố mẹ về ở cùng. Tuy nhiên, không có chứng cứ chứng nhận, nên bây giờ tất cả anh em cùng cho là tài sản thừa kế của bố mẹ ông A để lại cho anh em ông A.”
    Tình huống như vậy phải xử lý thế nào? và trong trường hợp nào thì ông A có quyền được chia tài sản thừa kế? Thủ tục thế nào?
     
    11950 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #7131   13/05/2008

    DANGTHANHLIEM
    DANGTHANHLIEM
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2007
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1532
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 21 lần


    Thừa kế

    Chào bạn.

    Qua dữ kiện của bạn cung cấp, xin trao đổi với bạn một số ý như sau:

    Mẹ ông A mất ngày 19/03/1991, khi xác định thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế mà thời điểm mở thừa kế trước ngày 01/07/1991 không tính vào thời hiệu khởi kiện.  Bố ông A mất ngày 24/11/1993, thừa kế mở trước ngày 01/07/1996, thì thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19-10-1990 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao “hướng dẫn áp dụng một số quy định của

    Pháp lệnh Thừa kế” là 10 năm (theo điểm a tiểu mục 2.2 mục 2 phần I Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10 tháng 8 năm 2004 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình).

    Đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 (sổ địa chính của địa phương mang tên của bố ông A) khi có tranh chấp về thừa kế thì thuộc thẩm quyền của Tòa án.

    Ủy ban nhân dân chỉ giải quyết các tranh chấp về thừa kế khi người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ theo quy định và cũng không có di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất (Theo mục 1 phần II Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP).

    Ngày 24/11/2005 mới phát sinh tranh chấp về thừa kế, vậy thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế đối với phần tài sản của bố ông A đã quá 10 năm, nên ông A không thể khởi kiện để xin thừa kế tài sản của bố.  Tuy nhiên, thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế đối với phần tài sản của mẹ ông A không tính vào thời hiệu khởi kiện nên ông A có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân quận/huyện nơi có đất để xin chia phần tài sản thừa kế của mẹ.  

    Hồ sơ bao gồm: đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện như trích lục sổ địa chính … (theo điều 164,165 Bộ Luật Tố tụng dân sự).

    Một vài ý trao đổi cùng bạn.

    Ls_DANG THANH LIEM.

     
    Báo quản trị |  
  • #7132   15/05/2008

    MTAThu
    MTAThu
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/04/2008
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 1545
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Cảm ơn luật sư đã tư vấn

    Cảm ơn Luật sư đã tư vấn cho tình huống này ah!

    Tuy nhiên, có một số vấn đề còn vướng mắc, mong luật sư hướng dẫn thêm.

    1/ về việc chia tài sản thừa kế, của cha và của mẹ. Lúc sống thì cha mẹ ông A không có phân định rạch ròi về tài sản của ai, nên lúc chết đi, việc xác định tài sản của bố và mẹ là rất khó. Vậy thì thủ tục tiến hành cho tình huống này thế nào? Liệu có thể có khả năng cho ông A đòi được quyền chia tài sản thừa kế không?

    2/ có thể nói rõ thêm các tài sản thừa kế có thể là gì không ah? Nếu như lúc chết, bố mẹ ông A chỉ để lại mảnh đất và căn nhà, (trường hợp không có nhà trên đất thì có khác gì không?).

    3/ nếu như nói đây là đất hương hỏa của các cụ trước để lại thì có được phép chia không ?

    4/ có thể coi đây là trường hợp tài sản chung chưa chia được không? Từ lúc bố mẹ ông A chết cho tới nay, các anh em ông A chưa hề có bất kỳ một văn bản nào thỏa thuận về việc chia tài sản. 

    Như vậy, trong các trường hợp trên, có thể có trường hợp nào mà ông A còn có quyền đòi chia tài sản thừa kế hay không? Thủ tục với từng trường hợp sẽ như thế nào?

    Mong được luật sư giúp đỡ!!!!

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #7133   15/05/2008

    DANGTHANHLIEM
    DANGTHANHLIEM
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2007
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1532
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 21 lần


    Thừa kế

    Chào bạn.

    Xin được trao đổi với bạn một số ý như sau:

     1. Tài sản chung của cha mẹ gồm tài sản do cha, mẹ tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của cha mẹ trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà cha mẹ được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà cha mẹ thoả thuận là tài sản chung.

    Quyền sử dụng đất mà cha mẹ có được sau khi kết hôn là tài sản chung của cha mẹ. Quyền sử dụng đất mà cha hoặc mẹ có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận.

    Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản nào của cha, tài sản nào của mẹ là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung (khoản 1, 3 điều 7 Luật Hôn nhân và Gia đình) và cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung (khoản 1 điều 28 Luật Hôn nhân và Gia đình).

    Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác (theo điều 634 Bộ luật Dân sự).

     2.   Theo qui định tại điểm 2.4 nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10-8-2004 của hội đồng thẩm phán TAND tối cao, sau khi kết thúc thời hạn 10 năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các đồng thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu tòa án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các qui định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết.

     3.   Vì đất do người chết để lại có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 (sổ địa chính của địa phương mang tên của bố ông A) khi có tranh chấp về thừa kế thì thuộc thẩm quyền của Tòa án dù trên đất có nhà hay không có nhà (theo mục 1 phần II Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP).

     4.   Mọi quyết định liên quan đến việc quyền sử dụng đất và tài sản trên đất đã được xem là đất hương hoả dành để thờ cúng cha mẹ ông bà tổ tiên đều phải được thông qua và đồng ý của tất cả các đồng sở hữu. Không một ai trong các đồng thừa kế có quyền đơn phương thực hiện việc chuyển nhượng hay thế chấp khối tài sản chung nếu không được sự cho phép của những người còn lại.

     5. Trình tự, thủ tục chung về thừa kế quyền sử dụng đất, được pháp luật quy định như sau:

     5.1 Người nhận thừa kế nộp 1 bộ hồ sơ gồm có:

    - Di chúc; biên bản phân chia thừa kế; bản án, quyết định giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất của TAND đã có hiệu lực pháp luật; đơn đề nghị của người nhận thừa kế đối với trường hợp người nhận thừa kế là người duy nhất.

    - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) hoặc một trong các loại giấy tờ về QSDĐ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có).

     5.2 Việc đăng ký thừa kế được thực hiện như sau:

    (Theo Điều 151 Nghị định 181/NĐ – CP ngày 20-10-2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai)

    -  Trong thời hạn không quá 4 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng Đăng ký QSDĐ có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có); chỉnh lý giấy chứng nhận QSDĐ đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận QSDĐ đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận.

    - Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo nghĩa vụ tài chính, Văn phòng Đăng ký QSDĐ hoặc UBND xã, thị trấn nơi có đất có trách nhiệm thông báo cho bên nhận thừa kế QSDĐ thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

    - Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày bên nhận thừa kế QSDĐ thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng Đăng ký QSDĐ hoặc UBND xã, thị trấn nơi có đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận QSDĐ.

    Thân.

     

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau: