Vay tín chấp cần lưu ý những vấn đề sau để đảm bảo quyền lợi

Chủ đề   RSS   
  • #509614 07/12/2018

    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Vay tín chấp cần lưu ý những vấn đề sau để đảm bảo quyền lợi

    Vay tín chấp cần lưu ý những vấn đề sau để đảm bảo quyền lợi

    >>> Như thế nào là cho vay nặng lãi, mức xử phạt ra sao?

    Hôm nay trên đường đi làm thì có một bạn sinh viên dúi vào tay mình cái tờ rơi này, quảng cáo về việc cho vay tín chấp. Nay hơi rảnh nên cầm máy tính ra tính thử lãi suất thật nó là bao nhiêu.

    Cụ thể như phần mình khoanh màu ở đầu tiên. Với số tiền vay là 10 triệu, thời hạn trả là 12 tháng. Cụ thể thì với phần tiền gốc 10 triệu thì người vay phải trả cho chủ nợ 1.037.000 x 12 = 12.444.000 VNĐ. Nếu tính ra lãi suất thì người vay phải chịu mức lãi suất là 24.44%/năm. Tương tự với cách tính như vậy ta có thể dễ dàng nhận ra, nếu như thời hạn góp càng dài thì mức lãi suất sẽ càng cao.

    Khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 quy định mức lãi suất tối đa là 20%/năm trừ trường hợp có quy định khác. Ở đây, “thỏa thuận” vay với mức lãi suất 24.44% rõ ràng đã vi phạm quy định của Bộ luật dân sự hiện hành.

    Ngoài ra, hoạt động cho vay cỏa TCTD theo quy định của Luật các TCTD thì được tự do thỏa thuận mức lãi suất, tuy nhiên vẫn phải trong khuôn khổ các quy định pháp luật hiện hành. Theo đó, liên quan về vấn đề này tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư 38/2016/TT-NHNN có quy định:

    Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn

     

    Hướng dẫn khoản 2 Điều 13 này, tại Quyết định 1425/QĐ-NHNN có quy định như sau:

    1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ Quỹ Tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô) áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 6,5%/năm.

    2. Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 7,5%/năm.

    Như vậy, có thể thấy pháp luật hiện hành không có quy định nào cho phép mức thỏa thuận lãi suất lên đến 24.44% như trong trường hợp này.

     

    Ai là người chịu thiệt?

    Thoạt nhìn có vẻ người vay là người chịu thiệt vì phải chịu mức lãi suất cao hơn mức tối đa luật quy định. Và điều đó đúng nếu như 02 bên không có tranh chấp gì trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Nhưng nếu xảy ra tranh chấp, 02 bên đưa nhau ra Tòa giải quyết về mức lãi vay quá cao (khi người vay phát hiện ra). Thì phần lãi suất vượt mức trần sẽ không được tính vào mức lãi thực tế mà người vay sẽ trả. Đọc đến đây, nhiều người sẽ nghĩ rằng “đúng luật mà làm thì có gì đâu mà thiệt”. Nhưng thử xét vào thực tế có thể thấy nguời cho vay sẽ chịu rất nhiều thiệt thòi nếu như tranh chấp xảy ra.

    Về bản chất đây là một thỏa thuận vay tín chấp, không có tài sản thế chấp, rủi ro của bên cho vay là rất cao. Khi người vay tiền tìm đến người cho vay trong trường hợp này, điều đó có thể thấy là họ đã đồng ý với mức lãi suất đó, họ chấp nhận mức lãi suất cao vì lúc đó họ cần tiền để giải quyết công việc cá nhân của mình. Tuy nhiên khi tranh chấp xảy ra và phải đưa ra pháp luật giải quyết thì phần lãi cao hơn mức trần sẽ không được tính. Như vậy, người đi vay vừa có tiền giải quyết công việc của mình, vừa không phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ trước đó mà trên tinh thần họ đã đồng ý, chấp nhận và thỏa thuận với người cho vay. Vậy lúc này phần thiệt thuộc về ai thì cần phải xem xét kỹ :D

    Tuy nhiên, trong thực tế mọi việc chưa hẳn đã được diễn ra đúng như những gì pháp luật đã quy định. Về phần lãi suất, trái luật định là điều đương nhiên rồi. Rồi có một thực tế nữa là những người vay tiền trên có kiện ra Tòa được hay không là một vấn đề hoàn tooàn khác. Kiện được hay không ở đây không phải là về mặt thủ tục pháp lý, mà tính theo “điều kiện thực tế”. Ai cũng hiểu những “tổ chức tín dụng” cho vay lãi suất cao vượt trần như thế này thì kèm theo đó là những dịch vụ “đòi nợ” không được “nhã nhặn” “ôn hòa” cho lắm. Cho nên thực tế thì khó có ai mà dám đi kiện khi đã vay tới mức lãi suất vượt trần như thế này. Suy đi suy lại, suy cho cùng người vay cũng là người thiệt.

    Có đủ yếu tố cấu thành tội hình sự hay không?

    Theo Điều 201 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì để cấu thành tội cho vay nặng lãi thì mức lãi suất phải gấp 05 lần lãi suất trần theo quy định BLDS, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt hành chính hoặc bị kết án tội này mà chưa xóa án tích mà tái phạm.

    Như vậy, với mức lãi suất 24.44% thì chưa đủ để cấu thành tội cho vay nặng lãi nếu người cho vay chưa bị xử phạt hành chính hoặc chưa bị kết án lần nào cũng với hành vi này.

     

     

    Đây là chữ ký

     
    6813 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Dong_Bich vì bài viết hữu ích
    yuanping (13/12/2019) ntdieu (08/12/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #509624   07/12/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3494
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Họ hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, lãi suất không bị bó buộc theo BLDS.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    as00016715 (08/12/2018)
  • #509638   08/12/2018

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    ntdieu viết:

    Họ hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, lãi suất không bị bó buộc theo BLDS.

    Vâng em sơ sót quá, vừa kiểm tra các quy định về lãi suất của TCTD, thì mức lãi suất 24.44% cũng không đúng luật bác ạ.

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
  • #509663   08/12/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3494
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Vậy mức lãi suất phải là bao nhiêu mới là đúng luật vậy bạn Dong_Bich?

     
    Báo quản trị |  
  • #509712   09/12/2018

    nguyenducphong_123456
    nguyenducphong_123456
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2018
    Tổng số bài viết (154)
    Số điểm: 3561
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 122 lần


    Mình cũng đang thắc mắc là hành vi cho vay này thì khi cho vay với lãi suất bao nhiêu thì người cho vay sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Vì căn cứ theo điểm d, khoản 3, Điều 11 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự-an toàn xã hội thì đối với hành vi cho vay nặng lãi có thể Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi “cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay. Nhưng ở đây lại không thấy quy định về mức lãi suất cho vay tín chấp (vay không có tài sản cầm cố) là bao nhiêu cả. Do đó không biết với mức lãi suất bao nhiêu thì người cho vay bị xử phạt. Và thực tế hiện nay mình thấy cũng có ngân hàng cho vay tín chấp với mức lãi suất trên 20%/năm.
     
    Nhân chủ đề này mình cũng có một số tình huống để chúng ta bàn luận thêm.
     
    1. Là về trường hợp của bạn mình, khi bạn nhân viên cho vay tín chấp tư vấn về mức lãi suất thì tư vấn với mức lãi suất 15%/năm nhưng đến khi trả thì mới biết là lãi suất phải chịu là đến 22%/năm. Lãi suất mình lấy ví dụ thôi, mình không nhớ cụ thể là bao nhiêu nhưng mình nhớ chênh lệch là tương đối lớn. Vậy trong trường hợp là thì ai là người phải chịu trách nhiệm, bạn nhân viên tư vấn vay thì lại nghỉ rồi. Chẳng lẽ bạn mình cứ phải chịu nộp với mức lãi suất 22%/năm luôn sao.
     
    2. Về việc đòi nợ của ngân hàng, trong một số trường hợp bộ phận đòi nợ lại dùng đến cae cách như là gửi thư cơ quan làm việc của người vay. Như vậy trong trường hợp này có coi là làm ảnh hưởng đến danh dự nhân phẩm của người đó hay không
     
     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenducphong_123456 vì bài viết hữu ích
    Dong_Bich (11/12/2018)
  • #509824   11/12/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3494
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Trường hợp 1: căn cứ vào hợp đồng vay tiền, ký tên là chịu trách nhiệm. Không thể lấy bạn nhân viên nào đó để biện minh.

    Trường hợp 2: gửi thư cơ quan làm việc của người vay thì không được coi là làm ảnh hưởng đến danh dự nhân phẩm của người đó.

     
    Báo quản trị |  
  • #534971   12/12/2019

    lananh8998
    lananh8998
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2019
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 74 lần


    Theo quan điểm cá nhân của mình dù là hợp đồng tín dụng nhưng nó vẫn mang bản chất là hợp đồng dân sự, có điểm khác về chủ thể tham gia hợp đồng, đối tượng của hợp đồng tín dụng là tiền, ngoại tệ,... và chịu sự điều chỉnh của cả Bộ luật dân sựLuật các tổ chức tín dụng. Căn cứ Khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về lãi suất:

    "1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

    Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác..."

     

     
    Báo quản trị |  
  • #569976   02/04/2021

    Read_Free
    Read_Free

    Female
    Sơ sinh

    Vietnam --> Hà Tây (cũ)
    Tham gia:09/03/2021
    Tổng số bài viết (63)
    Số điểm: 375
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 53 lần


    Các anh cho em hỏi một chút với ạ

    Em có vay vốn của Qũy tín dụng xã với số tiền 200tr/VND với lãi suất 0,75%/Tháng

    Tương đương với 9%/Năm thì điều này đang vượt qua mức lãi suất ở khoản 2 điều 13, nghị quyết 1425/QĐ-NHNN là 7.5%/tháng

    Nếu trong vòng 2 năm em trả lãi thì tổng là: 36Tr VND

    Vậy thì Qũy Tín dụng xã đưa ra mức lãi suất thế có hợp lý không ạ

    Hà Tâyyyyy. Cửa ngõ Thủ Đô

     
    Báo quản trị |  
  • #569980   02/04/2021

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3494
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Vay 2 năm là trung hạn, cho nên không áp dụng giới hạn mức cho vay ngắn hạn

    => Qũy Tín dụng xã đưa ra mức lãi suất như thế là hợp lý 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (02/04/2021)