Vay tiền không có khả năng chi trả bị truy cứu TNHS trong trường hợp nào?

Chủ đề   RSS   
  • #533339 22/11/2019

    Linhngo99
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2019
    Tổng số bài viết (195)
    Số điểm: 1803
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 234 lần


    Vay tiền không có khả năng chi trả bị truy cứu TNHS trong trường hợp nào?

    Việc thiết lập các điều khoản trong hợp đồng vay do hai bên tự thỏa thuận trong phạm vi quy định của Bộ luật dân sự và các luật khác liên quan. Theo đó, các bên cũng thỏa thuận các điều khoản về xử lý vi phạm để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của hai bên. Vậy nếu trường hợp người vay có trả lãi thực hiện nghĩa vụ định kì, nhưng do điều kiện bất khả kháng mà rơi vào trạng thái mất khả năng thanh toán nợ thì trong trường hợp này xử lý như thế nào? người vay có bị truy cứu TNHS hay không? các bạn cùng tham khảo bài viết sau:

    >>> Các trường hợp bất khả kháng trong quá trình thực hiện hợp đồng

    Căn cứ khoản 1 Điều 155 Bộ luật dân sự 2015 quy định thì “Sự kiện bất khả kháng” được hiểu là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

    Do đó, trong trường hợp người vay gặp trường hợp bất khả kháng (Như: bị cướp số tiền lớn, tạm thời thất nghiệp, ….) dẫn đến không còn khả năng trả nợ thì trong trường hợp này người vay có thể thỏa thuận với chủ nợ để thỏa thuận lại hình thức trả nợ, thời hạn trả phù hợp với điều kiện hiện tại mà người vay có thể thực hiện nghĩa vụ của mình.

    Lưu ý: Bạn có nghĩa vụ chứng minh về việc mất khả năng thanh toán là hợp tình hợp lý và được tòa án chấp nhận. Ví dụ: Trong trường hợp bị cướp thì bạn phải nộp đơn lên cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết và có văn bản xác minh từ cơ quan có thẩm quyền cho rằng bạn bị cướp là đúng sự thật và khách quan,…

    Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được và chủ nợ yêu cầu bạn phải trả nợ đúng hạn theo như thỏa thuận. Nếu bạn không trả sẽ khởi kiện ra tòa án để giải quyết. Thì trong trường hợp này giữa hai bên là giao dịch dân sự vay mượn thông thường nên giải quyết tại tòa án dân sự và thẩm quyền giải quyết thuộc tòa án cấp quận/huyện nơi bị đơn cư trú. Mọi việc sẽ được tiến hành và giải quyết theo thủ tục chung do pháp luật dân sự quy định.

    Xem thêm trình tự giải quyết vụ án dân sự tại đây;

    Tuy nhiên, trong trường hợp người vay tố cáo bạn tại cơ quan công an cho rằng bạn cố ý không trả nợ nhắm chiếm đoạt tài sản (cụ thể là khoản vay) thì bạn chỉ bị truy tố TNHS nếu có hành vi cấu thành “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” hoặc Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 174, 175 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ dụng 2017.

    Theo đó, Nếu qua quá trình điều tra, xác minh chứng cứ xét thấy bạn không có những hành vi cấu thành tội nêu trên mà việc vay nợ có mục đích kinh doanh thông thường và mất khả năng thanh tóan do trường hợp bất khả kháng thì hồ sơ vụ án được chuyển qua tòa án dân sự có thẩm quyền để giải quyết vụ theo quy định.

    >>> Cụ thể, người vay bị truy cứ TNHS nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

    Thứ nhất: Nếu người vay có hành vi cấu thành “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 và được cơ quan công an xác minh có đủ bằng chứng chứng minh được người vay có thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác, có ý thức thực hiện hành vi chiếm đoạt trước khi thực hiện giao dịch vay, sau khi nhận tài sản vay tiếp tục dùng thủ đoạn gian dối để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

    Thứ hai: Nếu người vay có hành vi cầu thành “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo quy định Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 và được cơ quan công an xác minh có đủ chứng cứ chứng minh - người vay có hành vi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản vay (sau khi nhận tiền người vay mới nảy sinh ý định chiếm đoạt) hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; Ngoài ra, còn sử dụng tài sản vay vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.Thậm chí sau khi nhận tiền người vay có ý định bỏ trốn khỏi nơi cư trú hòng chiếm đoạt tài sản.

    Do đó, bạn cứ yên tâm sẽ không bị truy cứu TNHS nếu mất khả năng thanh toán trong trường hợp vay mượn thông thường không vì mục đích phạm pháp nêu trên. Tuy nhiên, bạn vẫn phải trả nợ trong thời hạn nhất định.

    Tham khảo:

    >>> So sánh tội lừa đảo và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của BLHS 2015

    >>> Vay tiền không trả trong trường hợp nào thì bị ở tù?

    >>> Trình tự giải quyết vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015

    >>> Thời gian giải quyết một vụ án dân sự tối thiểu là bao lâu?

    Cập nhật bởi Linhngo99 ngày 22/11/2019 12:24:49 CH
     
    1838 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Linhngo99 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/11/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận