Vật liệu nổ

Chủ đề   RSS   
  • #250670 25/03/2013

    Dinhvi85

    Sơ sinh

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:25/03/2013
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Vật liệu nổ

     Tôi có đứa em làm thuê cho một tàu cá dùng thuốc nổ (TNT) để đánh bắt hải sản bị đồn biên phòng bắt với số lương 70kg thuốc nổ. Vậy cho tôi hỏi em tôi bị mức phạt như thế nào?

     
    4703 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #251031   26/03/2013

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần
    Lawyer

    Chào bạn! Điều 188 BLHS quy định:"

    Điều 188.  Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản

     1. Người nào vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc một trong các trường hợp sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Sử dụng chất độc, chất nổ, các hoá chất khác, dòng điện hoặc các phương tiện, ngư cụ khác bị cấm để khai thác thuỷ sản hoặc làm huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản;

    b) Khai thác thuỷ sản tại khu vực bị cấm, trong mùa sinh sản của một số loài hoặc vào thời gian khác mà pháp luật cấm;

    c) Khai thác các loài thuỷ sản quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ;

    d) Phá hoại nơi cư ngụ của các loài thuỷ sản quý hiếm được bảo vệ theo quy định của Chính phủ;

    đ) Vi phạm các quy định khác về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

    2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ hai năm đến năm năm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng,  cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một  năm đến năm năm.". Như vậy, tùy tính chất mức độ mà người sử dụng chất nổ để đánh bắt thủy sản bị xử lý. Còn trường hợp chưa sử dụng để đánh bắt thì có thể bị xử lý về tội:"

    Điều 232. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ   

    1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

    c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

    d) Gây hậu qủa nghiêm trọng;

    đ) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội  thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5.  Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ  một năm đến năm năm.

    " Thânchào

    Luật sư Lê Văn Hoan

    Trưởng VPLS Lê Văn

    131 đường Thống Nhất, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. HCM

    ĐT: 08 38960 937; 0909886635; email:lvhoan@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Lê Văn Hoan

Trưởng VPLS Lê Văn

131 đường Thống Nhất, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. HCM

ĐT: 08 38960 937; 0909886635; email:lvhoan@gmail.com