Vẫn trả lương nhưng không cho NLĐ đi làm: Có phải đơn phương chấm dứt HĐLĐ?

Chủ đề   RSS   
  • #564768 14/12/2020

    vankhanhnhu
    Top 200
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2020
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 8732
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 535 lần


    Vẫn trả lương nhưng không cho NLĐ đi làm: Có phải đơn phương chấm dứt HĐLĐ?

    Trả lương nhưng không cho người lao động đi làm

    Đơn phương chấm dứt HĐLĐ

    Trong quá trình tư vấn pháp luật, mình gặp một trường hợp thực tế về việc chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, mong các Luật sư góp ý!

    Tình huống:

    A ký hợp đồng lao động lần đầu, có thời hạn 12 tháng với công ty X, hợp đồng sẽ hết hạn vào 15/1/2021. Ngày 10/12/2020 (tức trước khi hết hợp đồng lao động 35 ngày) A viết đơn xin nghỉ phép 3 ngày, công ty không đồng ý nhưng A vẫn cố tình nghỉ.

    Trong thời gian A nghỉ, công ty gửi thông báo sẽ không cho phép A tiếp tục đi làm, không giao việc cho A nhưng vẫn trả đủ lương, đóng bảo hiểm cho A đến ngày chính thức hết HĐLĐ. A cho rằng công ty đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ và sẽ phải bồi thường cho mình theo quy định tại Khoản 1 Điều 42 Bộ luật lao động 2012.

    Về phía công ty, công ty cho rằng A đã vi phạm kỷ luật nên sẽ phải chịu hình thức kỷ luật của công ty, tuy nhiên trong nội quy lao động lại không có hình thức xử lý kỷ luật này.

     
    1804 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vankhanhnhu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/12/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #564796   15/12/2020

    hiesutran159
    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 756 lần


    Giải quyết:

    Trường hợp này, vấn đề lớn nhất cần làm rõ là Công ty X có đơn chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật hay không?

    Dựa vào thông tin đã được cung cấp, có hai vấn đề cần làm rõ:

    (1) Người sử dụng lao động (NSDLĐ) thỏa thuận về việc vẫn trả lương nhưng không cho người lao động tiếp tục đi làm thì có phải là đơn chấm dứt hợp đồng lao động không?

    (2) Người lao động nghỉ làm 3 ngày thì có thể bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cho nghỉ việc hay không?

    Vấn đề 1:

    Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động căn cứ theo Điều 38 BLLĐ 2012 cần đảm bảo 1 trong các trường hợp:

    - Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc

    - Người lao động không đảm bảo sức khỏe

    - Trường hợp bất khả kháng mà NSDLĐ bắt buộc phải giảm số lượng lao động

    - Hết thời hạn tạm hoãn mà người lao động không quay trở lại làm việc

    Trong trường hợp này, không có căn cứ nào để công ty X đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với A, và theo đó công ty sẽ phải bồi thường.

    Tuy nhiên cần phải xem lại tình tiết X đưa A một khoản tiền lương phù hợp với thời gian lao động nhưng không cho A lao động có gọi là chấm dứt hợp đồng lao động hay không?

    Về cơ bản, hợp đồng của A sẽ hết hạn và có thể sẽ không được tiếp tục ký kết hợp đồng mới, lúc này việc công ty vẫn tiếp tục trả lương cho A mà không nhận A đến lao động hoàn toàn không làm thiệt hại quyền lợi gì của A vì bản chất của quan hệ lao động cũng là việc lao động và trả lương, đóng bảo hiểm.

    Đây cũng có thể được coi là một hình thức “thông báo” ít nhất 15 ngày trước khi hết hạn hợp đồng. (Điều 47)

    Chính vì lẽ này, khó có thể coi đây là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

    Vấn đề 2:

    Nếu không Công ty không có nội quy về việc xử lý kỷ luật liên quan đến hành vi “Nghỉ việc 3 ngày”, chỉ có một lý do có thể áp dụng để chấm dứt hợp đồng với NLĐ: Sa thải.

    Người sử dụng lao động chỉ có thể sa thải người lao động khi người này tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

    (Khoản 3 Điều 126 BLLĐ2012)

    Trong trường hợp này NLĐ chỉ nghỉ 3 ngày, cần xem lại trước đó có nghỉ đến số ngày quy định hay không thì mới có thể áp dụng hình thức sa thải.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/12/2020)
  • #564983   19/12/2020

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Bài tập hay đấy nhưng bạn phải tự làm thì mới tiến bộ tron học tập nhé.

    Thân

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NguyenNhatTuan vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/12/2020)