Để người dân hiểu rõ hơn về Văn phòng Quốc hội, một câu hỏi đặt ra là Văn phòng Quốc hội có chức năng cơ cấu tổ chức và công tác quản lý tài chính, tài sản như thế nào? Vì vậy, bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.
Văn phòng Quốc hội có chức năng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 1 Nghị quyết 22/2022/UBTVQH15 thì Văn phòng Quốc hội có chức năng như sau:
Văn phòng Quốc hội là cơ quan hành chính, có chức năng tham mưu tổng hợp, phục vụ Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
Văn phòng Quốc hội có chức năng cơ cấu tổ chức và công tác quản lý tài chính, tài sản như thế nào? (Hình từ Internet)
Văn phòng Quốc hội có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị quyết 22/2022/UBTVQH15 có quy định về cơ cấu tổ chức như sau:
- Các vụ trực tiếp tham mưu, giúp việc Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội bao gồm:
+ Vụ Dân tộc;
+ Vụ Pháp luật;
+ Vụ Tư pháp;
+ Vụ Kinh tế;
+ Vụ Tài chính, Ngân sách;
+ Vụ Quốc phòng và An ninh;
+ Vụ Văn hóa, Giáo dục;
+ Vụ Xã hội;
+ Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;
+ Vụ Đối ngoại.
- Các vụ, đơn vị tương đương cấp vụ trực tiếp tham mưu, giúp việc các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội bao gồm:
+ Vụ Dân nguyện;
+ Vụ Công tác đại biểu;
+ Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử.
- Các vụ, cục, đơn vị tương đương cấp vụ tham mưu, giúp việc chung bao gồm:
+ Vụ Thư ký;
+ Vụ Tổng hợp;
+ Vụ Phục vụ hoạt động giám sát;
+ Vụ Tổ chức - Cán bộ;
+ Vụ Hành chính.
Cơ cấu tổ chức bên trong của Vụ Hành chính có không quá 03 phòng;
+ Vụ Kế hoạch - Tài chính;
+ Vụ Thông tin;
+ Thư viện Quốc hội;
+ Vụ Tin học.
Cơ cấu tổ chức bên trong của Vụ Tin học có không quá 03 phòng và đơn vị tương đương cấp phòng;
+ Vụ Lễ tân và Hợp tác quốc tế.
Cơ cấu tổ chức bên trong của Vụ Lễ tân và Hợp tác quốc tế có không quá 03 phòng;
+ Cục Quản trị I.
Cơ cấu tổ chức bên trong của Cục Quản trị I có không quá 06 phòng, đơn vị tương đương cấp phòng và 01 đơn vị sự nghiệp công lập là Nhà Khách Quốc hội tại Hà Nội;
+ Cục Quản trị II.
Cơ cấu tổ chức bên trong của Cục Quản trị II có không quá 03 phòng, đơn vị tương đương cấp phòng và 01 đơn vị sự nghiệp công lập là Nhà khách Quốc hội tại Thành phố Hồ Chí Minh;
+ Cục Quản trị III.
Cơ cấu tổ chức bên trong của Cục Quản trị III có không quá 03 phòng, đơn vị tương đương cấp phòng và 01 đơn vị sự nghiệp công lập là Nhà Khách Quốc hội tại Đà Nẵng;
+ Văn phòng Đảng - Đoàn thể.
- Các đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:
+ Báo Đại biểu Nhân dân.
Cơ cấu tổ chức bên trong của Báo Đại biểu Nhân dân có 06 Ban và đơn vị tương đương cấp Ban; có không quá 05 phòng thuộc Ban và đơn vị tương đương cấp Ban;
+ Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức bên trong của Truyền hình Quốc hội Việt Nam có không quá 15 phòng và đơn vị tương đương cấp phòng.
Như vậy, theo quy định trên thì Văn phòng Quốc hội có cơ cấu tổ chức như sau: 10 Vụ trực tiếp tham mưu, giúp việc Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; 03 vụ, đơn vị tương đương cấp vụ trực tiếp tham mưu, giúp việc các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; 17 vụ, cục, đơn vị tương đương cấp vụ tham mưu, giúp việc chung; 02 đơn vị sự nghiệp công lập.
Công tác quản lý tài chính, tài sản của Văn phòng Quốc hội được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Nghị quyết 22/2022/UBTVQH15 có quy định về công tác quản lý tài chính, tài sản nsw
- Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội, Trưởng cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc sử dụng kinh phí, tài sản mà Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội được phân bổ, trang bị theo quy định của pháp luật.
- Văn phòng Quốc hội thực hiện nghiệp vụ về quản lý tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì công tác quản lý tài chính, tài sản của Văn phòng Quốc hội được thực hiện theo quy định như trên.