Văn phòng Luật sư có tư cách pháp nhân hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #589319 04/08/2022

    nguyenhuuvi98
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (240)
    Số điểm: 2725
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 47 lần


    Văn phòng Luật sư có tư cách pháp nhân hay không?

    Do nhu cầu cần hiểu biết, nắm rõ pháp luật để tránh các rủi ro pháp lý liên quan, nhiều người đã tìm đến các văn phòng Luật sư để nhờ tư vấn. Từ đó có nhiều văn phòng được thành lập trong những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu cần thiết của người dân. Tuy nhiên, nhiều người chưa phân biệt được văn phòng Luật có phải là một pháp nhân hay không? Để trả lời câu hỏi này, trước tiên chúng ta phải hiểu thế nào là có tư cách pháp nhân.

    Theo Khoản 1 Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015, Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

    b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

    c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

    d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

    Như vậy, một tổ chức phải đáp ứng được đầy đủ 4 điều kiện trên mới được công nhận là pháp nhân.

    Đối với Văn phòng Luật sư, điều kiện để thành lập Văn phòng Luật sư phải thỏa mãn điểu kiện được quy định tại Điều 32 Luật Luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012 như sau:

    - Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật Luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012;

    - Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc.

    - Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư. Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên.

    - Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, các luật sư thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư không phải là thành viên của Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư phải chuyển về gia nhập Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư hoặc chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 20 Luật Luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012.

    Ngoài ra, Văn phòng Luật sư còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

    - Do một luật sư thành lập là chủ của Văn phòng Luật sư

    - Văn phòng luật sư phải có con dấu

    - Có tài sản riêng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng

    Từ những điều kiện trên ta thấy rõ Văn phòng Luật sư KHÔNG có tư cách pháp nhân vì Văn phòng Luật sư không có tài sản riêng nên không thỏa mãn điều kiện tại điểm c, Khoản 1 Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015

     
    1730 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenhuuvi98 vì bài viết hữu ích
    giclaw (04/08/2022) ThanhLongLS (04/08/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #589325   04/08/2022

    phantrungnghia99
    phantrungnghia99
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/02/2022
    Tổng số bài viết (459)
    Số điểm: 4650
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 64 lần


    Văn phòng Luật sư có tư cách pháp nhân hay không?

    Cảm ơn những chia sẻ của tác giả, mình xin phép được bổ sung thêm như sau:

    Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định doanh nghiệp tư nhân là doanh

    nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về
    mọi hoạt động của doanh nghiệp.
     
    Như vậy, đặc điểm của văn phòng luật sư trùng với đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân:
     
    – Do một luật sư làm chủ, thành lập. Luật sư thành lập Văn phòng luật sư là Trưởng Văn
    phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của Văn
    phòng. Trưởng Văn phòng là người đại diện theo pháp luật của Văn phòng luật sư.
     
    – Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài
    chính khác trong hoạt động của văn phòng luật sư. Trường hợp doanh nghiệp phá sản,
    Trưởng văn phòng luật sư phải dùng tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ
    cho doanh nghiệp.
     
    – Văn phòng luật sư không có tư cách pháp nhân
     
    – Không có quyền phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào
     
    – Không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty
    hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phantrungnghia99 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (04/08/2022)
  • #589343   05/08/2022

    Văn phòng Luật sư có tư cách pháp nhân hay không?

    Cám ơn những thông tin bài viết của bạn. Nếu quy định một cách hạn chế như vậy thì sẽ gây xáo trộn không cần thiết, tăng thêm chi phí cho xã hội, có thể ảnh hưởng không tốt cho sự tồn tại và tham gia của các thực thể không có tư cách pháp nhân trong phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có VPLS, gây nên sự thiếu đồng bộ trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến hoạt động của tổ chức không có tư cách pháp nhân (như ký kết hợp đồng, mở tài khoản, đăng ký giao dịch bảo đảm, xuất hóa đơn, khai báo chi phí để khấu trừ thu nhập chịu thuế…)

     

     
    Báo quản trị |