Văn bản QPPL là gì? Hệ thống văn bản QPPL của nước ta?

Chủ đề   RSS   
  • #611341 09/05/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 11

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (929)
    Số điểm: 15784
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 309 lần
    SMod

    Văn bản QPPL là gì? Hệ thống văn bản QPPL của nước ta?

    Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Nước ta có những văn bản nào là văn bản quy phạm pháp luật? Văn bản nào có giá trị cao nhất?

    Văn bản QPPL là gì?

    Theo Khoản 1 Điều 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định:

    Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này 

    ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

    Theo Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định:

    Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

    Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

    Như vậy, văn bản QPPL là văn bản chứa đựng những quy phạm pháp luật. 

    Hệ thống văn bản QPPL của nước ta gồm những văn bản nào?

    Theo Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, sửa đổi 2020 quy định hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:

    1) Hiến pháp.

    2) Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.

    3) Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

    4) Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

    5) Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

    6) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

    7) Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

    8) Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

    9) Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

    10) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).

    11) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

    12) Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

    13) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).

    14) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

    15) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

    16) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

    Đồng thời, theo Điều 119 Hiến pháp 2013 quy định:

    - Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.

    - Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.

    - Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.

    Như vậy, hệ thống văn bản QPPL của nước ta được sắp xếp như trên. Đồng thời, Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và có hiệu lực pháp lý cao nhất.

    Khi nào văn bản QPPL sẽ hết hiệu lực?

    Theo Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, sửa đổi 2020, thời điểm văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:

    - Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản.

    - Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó.

    - Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    - Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.

    Như vậy, văn bản QPPL có thể hết hiệu lực một phần hoặc toàn bộ. Theo quy định, sẽ có 04 trường hợp văn bản QPPL sẽ hết hiệu lực như trên.

    Ngoài ra, Điều 153 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, sửa đổi 2020 quy định văn bản QPPL sẽ ngưng hiệu lực trong các trường hợp sau:

    Thời điểm văn bản quy phạm pháp luật ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các trường hợp sau đây:

    - Bị đình chỉ việc thi hành theo quy định tại khoản 3 Điều 164, khoản 2 Điều 165, khoản 2 và khoản 3 Điều 166, khoản 2 và khoản 3 Điều 167 Điều 152 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, sửa đổi 2020.

    Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định bãi bỏ thì văn bản hết hiệu lực; nếu không ra quyết định bãi bỏ thì văn bản tiếp tục có hiệu lực;

    - Cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật quyết định ngưng hiệu lực của văn bản đó trong một thời hạn nhất định để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội phát sinh.

    Thời điểm ngưng hiệu lực, tiếp tục có hiệu lực của văn bản hoặc hết hiệu lực của văn bản phải được quy định rõ tại văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Trong đó, quyết định đình chỉ việc thi hành, quyết định xử lý văn bản quy phạm pháp luật phải đăng Công báo, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày ra quyết định.

     
    196 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận