Vai Trò Của Công Chứng Trong Lĩnh Vực Đất Đai

Chủ đề   RSS   
  • #428274 19/06/2016

    tungtranlegal

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2016
    Tổng số bài viết (55)
    Số điểm: 995
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 15 lần


    Vai Trò Của Công Chứng Trong Lĩnh Vực Đất Đai

    Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
     
    Theo quy định của pháp luật hiện hành, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Do vậy, việc có một trình tự ghi nhận tính hợp pháp (công chứng) các giao dịch liên quan đến đất đai (ở đây là quyền sử dụng đất) nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai của cơ quan nhà nước là việc làm cần thiết.Thực tế cho thấy, trong một thời gian rất dài, công tác quản lý đất đai của chúng ta chưa tốt, còn có nhiều giao dịch về quyền sử dụng đất phát sinh trong nhân dân mà không được công chứng, chứng thực. Hiện tượng mua đi bán lại bất động sản khá phổ biến, đối tượng của giao dịch cũng đa dạng, từ đất thổ cư, đất vườn đến đất nông nghiệp, lâm nghiệp đều có thể được chuyển nhượng. Điều đó làm cho Nhà nước thất thu thuế, các cơ quan nhà nước gặp nhiều khó khăn trong quản lý, Tòa án khó khăn khi giải quyết tranh chấp công chứng có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm tính an toàn cho các giao dịch về quyền sử dụng đất, thể hiện ở một số khía cạnh sau:
     
    Thứ nhất, công chứng sẽ giúp bảo đảm tính hợp pháp của nội dung các giao dịch. Thực tiễn cho thấy, ít người dân Việt có sự hiểu biết rõ ràng các quy định của pháp luật về quyền sử dụng đất. Việc công chứng sẽ giúp cho các bên hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình trong giao dịch về quyền sử dụng đất qua việc tư vấn, giải thích của các công chứng viên.
     
    Thứ hai, việc công chứng còn góp phần hạn chế các giao dịch “bất động sản ma” (không có thật), góp phần hạn chế các yếu tố lừa đảo, lừa dối trong các giao dịch về quyền sử dụng đất, nhất là trong các trường hợp thừa kế theo di chúc, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Ví dụ: với sự tham gia của công chứng, các vấn đề như lừa dối khi lập di chúc, cưỡng ép lập di chúc sẽ không xảy ra trừ phi có sự thông đồng giữa một bên với công chứng viên.
     
    Thứ ba,việc công chứng sẽ nâng cao giá trị chứng minh của chứng cứ (hợp đồng) khi có tranh chấp. Rõ ràng, khi xảy ra tranh chấp, các bên tham gia giao dịch phải đưa ra chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tòa án sẽ dễ xem xét và chấp nhận hơn nếu các giao dịch đó đã được công chứng.

     
    9370 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tungtranlegal vì bài viết hữu ích
    ThanhMaiKTL (19/06/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #428288   19/06/2016

    Bài viết của bạn phân tích rõ ràng, dễ hiểu. Cảm ơn bạn. Nhưng ở ý thứ hai, bạn nói, công chứng góp phần hạn chế giao dịch ma, các yếu tố lừa đảo. Mình thấy cái này cũng không hẳn. Công chứng bây giờ cũng có dịch vụ tư nhân rồi. Nên mình nghĩ yếu tố này nó cũng có hai mặt của nó, chứ không hẳn là đã góp phần hạn chế giao dịch ma đâu..

     
    Báo quản trị |  
  • #428311   19/06/2016

    tungtranlegal
    tungtranlegal

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2016
    Tổng số bài viết (55)
    Số điểm: 995
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 15 lần


    Linhyen_94 viết:

    Bài viết của bạn phân tích rõ ràng, dễ hiểu. Cảm ơn bạn. Nhưng ở ý thứ hai, bạn nói, công chứng góp phần hạn chế giao dịch ma, các yếu tố lừa đảo. Mình thấy cái này cũng không hẳn. Công chứng bây giờ cũng có dịch vụ tư nhân rồi. Nên mình nghĩ yếu tố này nó cũng có hai mặt của nó, chứ không hẳn là đã góp phần hạn chế giao dịch ma đâu..

    Cảm ơn ý kiến của bạn. Dù là công chứng tư hay công chứng nhà nước thì vẫn đảm bảo chức năng hạn chế rủi ro cho các bên tham gia giao dịch. Vì dù là công chứng tư nhưng cũng phải đảm bảo điều kiện để hoạt động, bên cạnh đó nếu để xảy ra sai sót thì công chứng tư phải chịu trách nhiệm bằng tái sản của họ. Nên mình không nghĩ là công chứng tư sẽ làm ăn tắc trách đâu. Đâu ai dại gì mà làm cẩu thả để rồi móc tiền túi ra đền đúng không.

     
    Báo quản trị |  
  • #428317   19/06/2016

    Linhyen_94 viết:

    Bài viết của bạn phân tích rõ ràng, dễ hiểu. Cảm ơn bạn. Nhưng ở ý thứ hai, bạn nói, công chứng góp phần hạn chế giao dịch ma, các yếu tố lừa đảo. Mình thấy cái này cũng không hẳn. Công chứng bây giờ cũng có dịch vụ tư nhân rồi. Nên mình nghĩ yếu tố này nó cũng có hai mặt của nó, chứ không hẳn là đã góp phần hạn chế giao dịch ma đâu..

    Mỗi công chứng viên điều dc cấp chứng chỉ hành nghề và họ chịu trách nhiệm trực tiếp với hậu quả của mình gây. Do nhu cầu ngày càng nhiều nên công chứng nhà nước ko thể nào đáp ứng hết, buộc công chứng tư phải ra đời. Hành nghề thì tùy vào cái tâm của mỗi người thôi, cũng như Luật vậy, nên ko phải công chứng tư tiêu cực đâu, nếu công chứng viên ko làm việc vì tâm thì dù nhà nước hay tư nhân gì cũng như nhau thôi.  

     
    Báo quản trị |  
  • #428321   19/06/2016

    tungtranlegal
    tungtranlegal

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2016
    Tổng số bài viết (55)
    Số điểm: 995
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 15 lần


    richphan234 viết:

     

    Linhyen_94 viết:

     

    Bài viết của bạn phân tích rõ ràng, dễ hiểu. Cảm ơn bạn. Nhưng ở ý thứ hai, bạn nói, công chứng góp phần hạn chế giao dịch ma, các yếu tố lừa đảo. Mình thấy cái này cũng không hẳn. Công chứng bây giờ cũng có dịch vụ tư nhân rồi. Nên mình nghĩ yếu tố này nó cũng có hai mặt của nó, chứ không hẳn là đã góp phần hạn chế giao dịch ma đâu..

     

     

    Mỗi công chứng viên điều dc cấp chứng chỉ hành nghề và họ chịu trách nhiệm trực tiếp với hậu quả của mình gây. Do nhu cầu ngày càng nhiều nên công chứng nhà nước ko thể nào đáp ứng hết, buộc công chứng tư phải ra đời. Hành nghề thì tùy vào cái tâm của mỗi người thôi, cũng như Luật vậy, nên ko phải công chứng tư tiêu cực đâu, nếu công chứng viên ko làm việc vì tâm thì dù nhà nước hay tư nhân gì cũng như nhau thôi.  

    Đồng ý với bạn. Mình thấy nhiều khi dịch vu tư còn làm tốt hơn dịch vụ công nữa. Cái gì để tư nhân làm được thì cứ để tư nhân làm, nhà nước chỉ quản lý thôi. Chứ nhà nước cứ ôm hết thì vừa quá tải, vừa chất lượng kém.

    Công chứng tư sẽ vừa vì uy tín, vừa vì lợi ích của họ nên sẽ cố gắng làm hài lòng khách hàng. Còn nhà nước thì làm dịch vụ vẫn mang kiểu hành chính.

     
    Báo quản trị |