Ủy quyền sử dụng đất

Chủ đề   RSS   
  • #458363 22/06/2017

    thanhnghia197

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Ủy quyền sử dụng đất

    Thưa luật sư.ông nội e mất chỉ còn bà nội 3 chị e e ở cùng ông bà nội nằm trong khẩu.bây giờ bà nội ủy quyền sử dụng đất cho chú e.nhưng trong đó có phần đất của ba e(mất) để lại cho e.thì những thành viên trong gia đình trong hộ khẩu có ký xác nhận không ạ.nếu có người không ký thì thủ tục có diên ra và hợp lệ không ạ??xin luật sư giải đáp dùm e.

     

     
    6898 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #459030   27/06/2017

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần
    Lawyer

    Việc này liên quan tới thủ tục khai nhận di sản thừa kế của ông nội bạn trong đó có phần tài sản mà cha bạn nếu còn sống sẽ được hưởng.

    Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì bạn cùng 2 chị em còn lại của mình có quyền được thừa kế thế vị và đương nhiên sẽ cùng ký trong văn bản đó nếu cả 3 chị em cùng đồng ý.

    Về hàng thừa kế và thừa kế thế vị bạn có thể tìm hiểu chi tiết tại Điều 651 và 652 Bộ luật Dân sự năm 2015 hoặc 676 và 677 Bộ luật Dân sự năm 2005 nhé.

    Bộ luật Dân sự năm 2015

    Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    Điều 652. Thừa kế thế vị

    Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

    Bộ luật Dân sự năm 2005

    Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    Điều 677. Thừa kế thế vị

    Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

    Luật sư: DƯƠNG VĂN MAI - CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG - TƯ VẤN LUẬT GỌI 1900 6280

    Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

    Email: Lsduongmai@gmail.com - http://www.luatbachduong.vn

    Lĩnh vực hoạt động:

    1. Tư vấn pháp luật http://luatbachduong.vn/luat-su-tu-van

    2. Luật sư giải quyết các vụ án hình sự, tranh chấp: dân sự, kinh tế, thương mại, đất đai, thừa kế di chúc,Ly hôn... http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-tham-gia-to-tung

    3. Luật sư đại diện ngoài tố tụng http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-dai-dien-ngoai-to-tung

    4. Dịch vụ pháp lý khác - http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/cac-dich-vu-phap-ly-khac

     
    Báo quản trị |  
  • #459896   04/07/2017

    thaocoi357
    thaocoi357

    Sơ sinh

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mẹ chồng mình có 1 mảnh đất (bố chồng đã mất) theo mình biết thì mẹ và 2 chị chồng và  anh chồng đồng ý cho mình nhưng còn 2 anh kia ko đồng ý vậy mình phải làm như thế nào và các anh chị kia đều có đất cả nhờ luật sư ạ

     
    Báo quản trị |  
  • #460103   06/07/2017

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần
    Lawyer

    Việc này liên quan tới quan hệ thừa kế- khai nhận phần di sản của bố chồng bạn nên những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố chồng bạn sẽ cùng đồng ý thì mục đích của bạn mới có thể đạt được.

    Hoặc chia toàn bộ phần tài sản là di sản của bố chồng bạn theo phần những người đồng ý ủy quyền cho bạn sẽ thực hiện việc ủy quyền cho bạn (nếu là tài sản chia tách được).

    Thông tin của bạn cũng chưa được chi tiết nên luật sư chỉ có thể trả lời bạn như vậy. Còn vướng mắc bạn có thể hỏi tiếp hoặc liên hệ trực tiếp với luật sư để được tư vấn./.

    Chúc bạn mạnh khỏe thành công!

    Luật sư: DƯƠNG VĂN MAI - CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG - TƯ VẤN LUẬT GỌI 1900 6280

    Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

    Email: Lsduongmai@gmail.com - http://www.luatbachduong.vn

    Lĩnh vực hoạt động:

    1. Tư vấn pháp luật http://luatbachduong.vn/luat-su-tu-van

    2. Luật sư giải quyết các vụ án hình sự, tranh chấp: dân sự, kinh tế, thương mại, đất đai, thừa kế di chúc,Ly hôn... http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-tham-gia-to-tung

    3. Luật sư đại diện ngoài tố tụng http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-dai-dien-ngoai-to-tung

    4. Dịch vụ pháp lý khác - http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/cac-dich-vu-phap-ly-khac

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư. DƯƠNG VĂN MAI - Email: Lsduongmai@gmail.com

CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG, ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - http://www.luatbachduong.vn

Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

Tổng đài tư vấn: 19006281