Ủy ban xử lý dân lấn chiếm đất công thế nào cho đúng? - Bài dự thi của TRITHONGMINHNHANTAO

Chủ đề   RSS   
  • #68335 13/11/2010

    TRANHONGDUC1981

    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2010
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 185
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Ủy ban xử lý dân lấn chiếm đất công thế nào cho đúng? - Bài dự thi của TRITHONGMINHNHANTAO

    Đất công do ubnd thị trấn quản lý bị người dân lấn chiếm thì vi phạm vào điều khoản nào của nghị định 105. Nếu ra quyết định xử lý vi phạm hành chính thì làm như thế nào cho đúng trình tự thủ tục. Nhờ các anh luật sư hổ trợ giúp tôi, cụ thể giúp tôi tạo một quyết định xử lý vi phạm hành chính.

    Ví dụ : Ông Dương Khánh Hoàng lấn chiếm đất công và cất căn nhà tạm trên diện tích 4x10= 40 m2, vậy nay ubnd thị trấn lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai như thế nào là đúng, ubnd thị trấn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính như thế nào là đúng, điều khoãn áp dụng trong quyết định./.
     
    60270 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TRANHONGDUC1981 vì bài viết hữu ích
    lathienphuc2004 (15/01/2018) lengocquang1963 (11/09/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #68345   13/11/2010

    TRITHONGMINHNHANTAO
    TRITHONGMINHNHANTAO
    Top 500


    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (184)
    Số điểm: 1730
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    BÀI DỰ THI DÂN LUẬT CÙNG VUI

    #0070c0;">Điều 9 NĐ 105/2009/NĐ-CP quy định về hành vi lấn, chiếm đất như sau:

    1. Lấn, chiếm đất mà không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này thì hình thức và mức xử phạt như sau:

    a) Phạt tiền từ năm trăm nghìn (500.000) đồng đến hai triệu (2.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức một (1);

    b) Phạt tiền từ hai triệu (2.000.000) đồng đến mười triệu (10.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức hai (2);

    c) Phạt tiền từ mười triệu (10.000.000) đồng đến ba mươi triệu (30.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức ba (3);

    d) Phạt tiền từ ba mươi triệu (30.000.000) đồng đến một trăm  triệu (100.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức bốn (4).

    2. Lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình, đất thuộc khu vực đô thị, đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định bảo vệ thì hình thức và mức xử phạt theo quy định tại nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chuyên ngành liên quan đến hành lang bảo vệ an toàn công trình, đô thị, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; trường hợp pháp luật về chuyên ngành liên quan chưa quy định thì hình thức và mức xử phạt như sau:

    a) Phạt tiền từ hai triệu (2.000.000) đồng đến mười triệu (10.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức một (1);

    b) Phạt tiền từ mười triệu (10.000.000) đồng đến năm mươi triệu (50.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức hai (2);

    c) Phạt tiền từ năm mươi triệu (50.000.000) đồng đến hai trăm triệu (200.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức ba (3);

    d) Phạt tiền từ hai trăm triệu (200.000.000) đồng đến năm trăm triệu (500.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức bốn (4).

    3. Lấn, chiếm đất quốc phòng, an ninh thì hình thức xử phạt, mức phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

    4. Buộc khôi phục lại tình trạng của đất như trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

    Khoản 1 Điều 7 NĐ 105/2009/NĐ-CP quy định mức độ hậu quả của hành vi vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc quy đổi giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm thành tiền theo giá đất tại thời điểm xử phạt do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất đó quy định và chia thành bốn (04) mức sau đây:

    a) Mức một (1): trường hợp giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền dưới ba mươi triệu (30.000.000) đồng đối với đất nông nghiệp, dưới một trăm năm mươi triệu (150.000.000) đồng đối với đất phi nông nghiệp;

    b) Mức hai (2): trường hợp giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền từ ba mươi triệu (30.000.000) đồng đến dưới tám mươi triệu (80.000.000) đồng đối với đất nông nghiệp, từ một trăm năm mươi triệu (150.000.000) đồng đến dưới bốn trăm triệu (400.000.000) đồng đối với đất phi nông nghiệp;

    c) Mức ba (3): trường hợp giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền từ tám mươi triệu (80.000.000) đồng đến dưới hai trăm triệu (200.000.000) đồng đối với đất nông nghiệp, từ bốn trăm triệu (400.000.000) đồng đến dưới một tỷ (1.000.000.000) đồng đối với đất phi nông nghiệp;

    d) Mức bốn (4): trường hợp giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền từ hai trăm triệu (200.000.000) đồng trở lên đối với đất nông nghiệp, từ một tỷ (1.000.000.000) đồng trở lên đối với đất phi nông nghiệp.

    Điều 25 NĐ 105/2009/NĐ-CP quy định:

    - Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có quyền phạt tiền đến hai triệu (2.000.000) đồng;

    - Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền phạt tiền đến ba mươi triệu (30.000.000) đồng;

    - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền phạt tiền đến năm trăm triệu (500.000.000) đồng.

    #0070c0;">Điều 55 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008 quy định:

    1. Khi phát hiện vi phm hành chính thuc lĩnh vc qun lý ca mình, người có thẩm quyn đang thi hành công vụ phi kp thi lp biên bn, tr trường hp x pht theo th tc đơn giản. Trong trường hp vi phm hành chính không thuc thm quyn x pht ca người lp biên bn thì biên bn đó phải được chuyn ngay đến người có thm quyền x pht để tiến hành x pht.

    2. Trong biên bản v vi phm hành chính phi ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lp biên bn; h, tên, chc v người lp biên bn; h, tên, địa ch, ngh nghip người vi phm hoc tên, địa ch t chc vi phm; gi, ngày, tháng, năm, địa điểm xy ra vi phm; hành vi vi phm; các bin pháp ngăn chặn vi phm hành chính và bo đảm vic x pht (nếu có); tình trng tang vt, phương tiện b tm gi (nếu có); li khai ca người vi phm hoc đại din t chc vi phm; nếu có người chng kiến, người b thit hi hoc đại din t chc b thit hi thì phải ghi rõ h, tên, địa ch, li khai ca h.

    Trong trường hp người vi phm hành chính c tình trn tránh hoc vì lý do khách quan mà không có mt ti địa điểm xy ra vi phm thì biên bn được lp xong phi có ch ký ca đại din chính quyn cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoc ca hai người chng kiến.

    3. Biên bản phi được lp thành ít nht hai bn; phi được người lp biên bn và người vi phm hoc đại din t chc vi phm ký; nếu có người chng kiến, người b thit hi hoc đại din t chc b thit hi thì h cùng phi ký vào biên bn; trong trường hp biên bn gm nhiu t, thì nhng người được quy định ti khon này phi ký vào tng t biên bn. Nếu người vi phm, đại din t chc vi phm, người chng kiến, người b thit hi hoc đại din t chc b thit hại t chi ký thì người lp biên bn phi ghi rõ lý do vào biên bn.

    4. Biên bản lp xong phi được giao cho cá nhân, t chc vi phm mt bn; nếu v vi phm vượt quá thm quyn x pht ca người lp biên bn thì người đó phải gi biên bn đến người có thẩm quyn x pht.

    Điều 23 NĐ 128/2008/NĐ-CP quy định thời hạn ra quyết định xử phạt theo Điều 56 của Pháp lệnh được quy định như sau:

    1. Đối với vụ việc đơn giản, hành vi vi phạm rõ ràng, không cần xác minh thêm thì phải ra quyết định xử phạt trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải theo đúng mẫu quy định.

    2. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp như tang vật, phương tiện cần giám định, cần xác định rõ đối tượng vi phạm hành chính hoặc những tình tiết phức tạp khác thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.

    3. Trong trường hợp xét thấy cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì chậm nhất là 10 ngày, trước khi hết thời hạn được quy định tại khoản 2 Điều này, người có thẩm quyền xử phạt phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản; thời gian gia hạn không quá 30 ngày.

    Như vậy, ngay khi có hành vi lấn chiếm đất công của ông Hoàng thì UBND thị trấn phải lập biên bản vi phạm hành chính. Sau khi lập biên bản vi phạm hành chính, căn cứ mức phạt tiền theo quy định tại Điều 9 NĐ 105 và thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 25 NĐ 105 để xử phạt. Nếu quá thẩm quyền xử phạt của chủ tịch UBND thị trấn thì thì chủ tịch UBND thị trấn phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TRITHONGMINHNHANTAO vì bài viết hữu ích
    hoangnam.yt (23/03/2014) lengocquang1963 (11/09/2017)
  • #298853   23/11/2013

    bom2107
    bom2107

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    TRANHONGDUC1981 viết:

    Đất công do ubnd thị trấn quản lý bị người dân lấn chiếm thì vi phạm vào điều khoản nào của nghị định 105. Nếu ra quyết định xử lý vi phạm hành chính thì làm như thế nào cho đúng trình tự thủ tục. Nhờ các anh luật sư hổ trợ giúp tôi, cụ thể giúp tôi tạo một quyết định xử lý vi phạm hành chính.
     
    Ví dụ : Ông Dương Khánh Hoàng lấn chiếm đất công và cất căn nhà tạm trên diện tích 4x10= 40 m2, vậy nay ubnd thị trấn lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai như thế nào là đúng, ubnd thị trấn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính như thế nào là đúng, điều khoãn áp dụng trong quyết định./.

    cho em hỏi nếu lấn chiếm đất công từ năm 1978 đến nay, và đất đó được cán bộ  ubnn phường thông báo thuộc diện quy hoạch từ năm 1989, mà đến năm 2005 mới ra quyết định phạt hành chính và thu hồi đất có đúng không ạ?

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn bom2107 vì bài viết hữu ích
    lengocquang1963 (11/09/2017)
  • #320282   23/04/2014

    nickname2014
    nickname2014

    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2014
    Tổng số bài viết (105)
    Số điểm: 1790
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 17 lần


    Cho phép chèn 01 tý về khái niệm "lấn chiếm đất Công"

    CẦN NHẤN MẠNH RẰNG Đất có nguồn gốc gọi là lấn chiếm không được cấp giấy chứng nhận chỉ bao gồm những trường hợp được liệt kê tại khoản 4 điều 14 Nghị định 84/2007.

    Còn ngoài ra, đất của ủy ban hay bất cứ gì....các bạn cứ làm lán nếu sử dụng trước năm 1993 là được cấp, bởi vì chúng không thuộc trường hợp tại khoản 4 điều 14 Nghị định 84/2007

    Trên thực tế, rất và rất nhiều địa phương các quận huyện quên đọc Luật. Cứ thấy đất ủy ban bị người dân sử dụng trước 93 là cho rằng họ lấn chiếm đó chỉ là cách hiểu theo ý chủ quan của họ. Còn pháp luật đất đai thì có lấn chiếm hay không phải đọc Luật. 

    CẦN NHẤN MẠNH LẠI 01 LẦN NỮA là hành vi lấn chiếm phải thuộc khoản 4 điều 14 mới ko đc cấp giấy chứng nhận.

    --------

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #331159   02/07/2014

    Cho tôi hỏi: Trường hợp người dân tự ý rào chắn đường đi chung của 1 số hộ dân sống bên trong thì có được coi là lấn chiếm đất công không, có coi đó là trường hợp gây cản trở việc sử dụng đất của người khác theo nghị định 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 không

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Vantainguyenlucyen vì bài viết hữu ích
    lengocquang1963 (11/09/2017)