Tưởng dễ mà khó - Tự thú và Đầu thú

Chủ đề   RSS   
  • #413744 19/01/2016

    duongtran.18
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2016
    Tổng số bài viết (128)
    Số điểm: 2514
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 138 lần


    Tưởng dễ mà khó - Tự thú và Đầu thú

    “Tự thú” và “Đầu thú” là hai chế định có nhiều điểm tương đồng, thậm chí là đối với những sinh viên luật cùng thường hay nhầm lẫn trong việc xác định hai vấn đề này.

    so sánh tự thú và đầu thú


     

    Tự thú

    Đầu thú

    Giống nhau

    - Đầu thú và tự thú là hành động của người có những hành vi phạm tội tự mình đến trình diện và khai báo tại cơ quan chức năng để được xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

    - Mong muốn giải quyết vụ việc theo đúng pháp luật và chủ động chịu trách nhiệm về hành vi sai phạm của mình.

    - Hành vi đầu thú và tự thú đều được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

    Khác nhau

     

    Định nghĩa

    Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện.

    Đầu thú là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.

    Đặc điểm

    - Hành vi phạm tội chưa bị ai phát giác hoặc đã bị phát giác nhưng chưa xác định được ai là tội phạm.

     

    - Đã xác định được ai là người phạm tội. Hành vi tội phạm đã bị phát hiện, nhiều người biết, bị tố cáo và đang bị các cơ quan chức năng điều tra làm rõ, cho dù nghi can có thể chưa chính thức bị khởi tố hình sự.

    - Việc người phạm tội tự khai ra hành vi phạm tội của mình với nhà chức trách là biểu hiện của sự ăn năn hối cải về việc làm sai trái của mình nên đáng được khoan hồng.

    - Hành vi đầu thú cho thấy người có hành vi phạm tội có tư tưởng ăn năng, đã nhìn nhận ra lỗi lầm của mình.

    - Mức độ khoan hồng căn cứ vào chính sách hình sự của Nhà nước; căn cứ vào tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, hậu quả đã xảy ra; thái độ khai báo; sự góp phần vào việc phát hiện và điều tra tội phạm của người tự thú. Có thể miễn trách nhiệm hình sự Bộ luật hình sự hoặc coi là tình tiết giảm nhẹ.

    - Nếu có người biết hành vi phạm tội của người phạm tội được nên người phạm tội đến cơ quan có thẩm quyền trình diện thì xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội.

    Điều kiện miễn trách nhiệm hình sự.

     

     - Tội phạm mà người tự thú đã thực hiện chưa bị phát giác, tức là chưa ai biết có tội phạm xảy ra hoặc có biết nhưng chưa biết ai là thủ phạm. 

    - Người tự thú phải khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, tức là khai đầy đủ tất cả hành vi phạm tội của mình cũng như hành vi phạm tội của những người đồng phạm khác, không giấu giếm bất cứ một tình tiết nào của vụ án, đồng thời giúp cơ quan điều tra phát hiện tội phạm như: chỉ nơi ở của người đồng phạm khác hoặc dẫn cơ quan điều tra đi bắt người đồng phạm khác đang bỏ trốn, thu thập các dấu vết của tội phạm, thu hồi vật chứng, tài sản của vụ án... Nếu khai không rõ ràng hoặc khai báo không đầy đủ thì không được lấy đó làm căn cứ miễn trách nhiệm hình sự.

    - Cùng với việc tự thú người tự thú phải cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm như: Trả lại tài sản đã chiếm đoạt; thông báo kịp thời cho người bị hại biết những gì đang đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm danh dự hoặc tài sản để họ đề phòng; đòi lại hoặc thu lại những phương tiện, công cụ hoặc các nguồn nguy hiểm mà họ đã giao hoặc đã tạo ra cho người đồng phạm khác hoặc cho những lợi ích khác v.v...

    Không được miễn trách nhiệm hình sự.

    Quy định pháp luật

    - Khoản 2 Điều 3;

    - Khoản 2 Điều 25;

    - Điểm o, khoản 1 Điều 46;

    BLHS 1999 (sửa đổi 2009);

    Chưa được quy định trong BLHS 1999 (sửa đổi 2009), bắt đầu được nhắc đến lần đầu trong BLTTHS 2003 và đã được hướng dẫn bởi Hội đồng thẩm phán TAND tối cao.

    BLHS 2015BLTTHS 2015 đã sửa đổi và quy định chi tiết rõ ràng hơn.

     

    Trên đây là một vài điểm mình tổng hợp và so sánh để mọi nguời cùng thảo luận và nghiên cứu. Tuy nhiên, để phân biệt một cách rõ ràng “tự thú” và “đầu thú” và áp dụng trên thực tế vẫn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan. 

    Ví dụ như trường hợp khi thực hiện hành vi phạm tội, nhiều trường hợp người phạm tội không thể nhận biết được việc mình phạm tội đã bị ai phát hiện chưa? Người phạm tội từ ý kiến chủ quan cho rằng chưa ai biết mình phạm tội nhưng thực tế đã có người biết hay đã có người thân thích trong gia đình biết thì xác định như thê nào?

    Sắp tới BLHS 2015 sắp có hiệu lực, hy vọng chúng ta sẽ có văn bản mới quy định hướng dẫn về 02 chế định này.

     

    Nguồn:

    - Một số ý kiến về hướng dẫn tình tiết “Người phạm tội tự thú” trong Luật hình sự Việt Nam, THÔNG TIN KHOA HỌC, Website Trường đại Học kiểm sát Hà Nội;

    - Một số vấn đề khi áp dụng tình tiết “tự thú” và “đầu thú” trong thực tiễn xét xử, Thạc sỹ: Đinh Văn Quế, Website Tòa án nhân dân tối cao.

    Cập nhật bởi duongtran.18 ngày 20/01/2016 09:55:57 SA
     
    22394 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn duongtran.18 vì bài viết hữu ích
    minhcuong1704 (05/03/2017) danglanh992 (30/06/2016) giangvks (23/02/2016) silent2692 (21/01/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #596959   09/01/2023

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Tưởng dễ mà khó - Tự thú và Đầu thú

    Tự thú và đầu thú là trường hợp người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình. Cần phân định rõ khi áp dụng tự thú và đầu thú vì về bản chất tự thú và đầu thú là khác nhau. Tự thú là tự nguyện khai báo khi chưa bị phát hiện, đầu thú là tự nguyện khai báo khi đã bị phát hiện.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #597262   23/01/2023

    concobebee
    concobebee
    Top 500
    Mầm

    Vietnam
    Tham gia:26/09/2022
    Tổng số bài viết (173)
    Số điểm: 980
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 28 lần


    Tưởng dễ mà khó - Tự thú và Đầu thú

    Cảm ơn bài viết của bạn rất hay và bổ ích. Sau khi theo dõi phần nội dung so sánh ở bảng trên, tôi thấy việc phân biệt cũng tương đối phức tạp. Mặc dù quy định của pháp luật là như vậy nhưng trên thực tế, để xác định một trường hợp là "tự thú" hay "đầu thú" thì cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và hơn hết là phụ thuộc vào nhận định chủ quan của cá nhân có thẩm quyền.

     
    Báo quản trị |  
  • #597929   30/01/2023

    Tưởng dễ mà khó - Tự thú và Đầu thú

    Nhìn chung, tự thú và đầu thú là những hành động của người phạm tội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để trình báo về hành vi phạm tội do mình gây ra và nhận sự khoan hồng của pháp luật. Người phạm tội tự thú sẽ thuộc tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Còn đối với hành vi đầu thú thì khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể xem xét là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án. Có thể nói đây là những hình thức thể hiện sự nhân đạo của pháp luật Việt Nam.

     
    Báo quản trị |  
  • #598242   31/01/2023

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1994)
    Số điểm: 13473
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 255 lần


    Tưởng dễ mà khó - Tự thú và Đầu thú

    Thú thật là nếu không đọc bài viết này và nghiên cứu thì mình vẫn đang còn nhầm lẫn giữa đầu thú và tự thú. Có thể thấy rằng sự khác nhau giữa hai khái niệm chỉ là thời điểm thực hiện khai báo với cơ quan nhà nước về hành vi phạm tội của mình. Mình nghĩ cũng sẽ có rất nhiều người nhầm lẫn nên đây cũng là cách nhắc nhở chúng ta cần phải tìm hiểu thật kỹ đối với các khái niệm pháp lý nhầm áp dụng đúng trong thực tiễn.

     
    Báo quản trị |