Từ vụ bồi hoàn 320 nghìn khi chuyển đơn hàng 65 triệu bị mất: Lấy gì để đảm bảo quyền lợi của người gửi hàng?

Chủ đề   RSS   
  • #504552 13/10/2018

    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    Từ vụ bồi hoàn 320 nghìn khi chuyển đơn hàng 65 triệu bị mất: Lấy gì để đảm bảo quyền lợi của người gửi hàng?

    Từ vụ bồi hoàn 320 nghìn khi chuyển đơn hàng 65 triệu bị mất: Lấy gì để đảm bảo quyền lợi của người gửi hàng?

    Những ngày qua, vụ việc nhà thiết kế Lê Thanh Hoà tố Kerry Express (KEVN) thiếu trách nhiệm được nhiều người quan tâm. Theo đó, ngày 17/09/2018, anh Hoà mang gói hàng trị giá hơn 65 triệu đồng đến KEVN để nhờ đơn vị này giao đến một khách hàng ở Hà Nội trong 48h. Tuy nhiên, khi đến hẹn mà hàng vẫn chưa được giao, sau đó phía KEVN thông báo đến anh Hoà rằng hàng bị "đánh rơi" và chỉ bồi thường 320 ngàn đồng cho gói hàng. Như vậy, cần xác định trách nhiệm của KEVN trong trường hợp này, việc bồi thường như trên đã đúng quy định chưa và để đảm bảo quyền lợi khi sử dụng chuyển phát nhanh thì khách hàng cần làm để bảo vệ quyền lợi của mình. 

    1. Hợp đồng vận chuyển tài sản

    Theo Điều 530 BLDS 2015 quy định: Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.

    Nghĩa vụ bên thuê vận chuyển: Điều 532 BLDS 2015, quy định “Bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ giao tài sản cho bên vận chuyển […] đóng gói theo đúng quy cách đã thỏa thuận”. Theo đó, để đảm bảo quyền lợi, người thuê vận chuyển nên cẩn thận trong việc kiểm tra hàng hoá trước khi gửi. Tốt nhất là soạn hết hàng ra cùng kiểm tra với nhân viên vận chuyển, tất cả quá trình kiểm đếm và cân hàng đều phải có sự chứng kiến của hai bên.

    Nghĩa vụ của bên vận chuyểnTheo Điều 534 BLDS 2015 quy định:phải bảo đảm vận chuyển tài sản đầy đủ, an toàn đến địa điểm đã định, theo đúng thời hạn. Trong trường hợp để mất, hư hỏng tài sản, bên vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

    Nếu như trong trường hợp lỗi thuộc về bên vận chuyển thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Theo Điều 541 BLDS 2015, trách nhiệm bồi thường quy định như sau:  "Bên vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển nếu để tài sản bị mất hoặc hư hỏng”.

    2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

    Điều 24 Nghị định 47/2011/NĐ-CP quy định:

    - Việc bồi thường thiệt hại trực tiếp được thực hiện trên cơ sở hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính. Không bồi thường thiệt hại gián tiếp ngoài hợp đồng hoặc các nguồn lợi không thu được do việc cung ứng dịch vụ bưu chính không bảo đảm chất lượng mà hai bên đã thỏa thuận.

    - Bưu gửi (hàng hoá) bị mất, hư hỏng hoặc tráo đổi toàn bộ thì được bồi thường theo quy định đối với từng loại dịch vụ. Mức bồi thường thiệt hại do doanh nghiệp quy định không thấp hơn mức giới hạn trách nhiệm bồi thường của từng loại dịch vụ theo quy định tại Điều 25 Nghị định 47/2011/NĐ-CP.

    3. Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường

    Đối với dịch vụ bưu chính trong nước, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại tối thiểu04 lần cước (đã bao gồm hoàn trả lại cước dịch vụ đã sử dụng) của dịch vụ đã sử dụng. Như vậy, 04 lần mức cước chỉ là mức tối thiểu, việc bồi thường tuỳ theo trường hợp cụ thể nhưng xác định phải bằng hoặc trên mức này. 

    4. Quyền khiếu nại

    Nếu nhận thấy công ty vận chuyển không thực hiện việc bồi thường theo đúng quy định, thì người thuê vận chuyển có thể khiếu nại theo quy định tại Điều 38 Luật Bưu Chính 2010 như sau:

    - Người sử dụng dịch vụ bưu chính có quyền khiếu nại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

    - Việc khiếu nại phải được lập thành văn bản;

    - Thời hiệu khiếu nại được quy định như sau: 06 tháng, kể từ ngày kết thúc thời gian toàn trình của bưu gửi đối với khiếu nại về việc mất bưu gửi, chuyển phát bưu gửi chậm.

    Trong trường hợp này việc KEVN chỉ bồi hoàn 320 ngàn đồng là đúng hay không thì cần xem xét đến quy định của phía công ty về dịch vụ bảo hiểm vận chuyển (tức là quy định mức bồi thường đối với trường hợp làm mất hàng hoá là bao nhiêu). Từ vụ việc này, khách hàng khi sử dụng bất kỳ dịch vụ chuyển phát nhanh nào cũng cần lựa chọn đơn vị có uy tín, thoả thuận với phía vận chuyển cụ  thể mức bồi thường trong trường hợp hàng hoá bị thất lạc, nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình. 

    Cập nhật bởi DuTiepKhac ngày 13/10/2018 05:34:54 CH

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    3895 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận