Tư vấn về giành quyền nuôi con

Chủ đề   RSS   
  • #512634 22/01/2019

    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Tư vấn về giành quyền nuôi con

    Xin chào mọi người. Mình có một vấn đề muốn nhờ tư vấn. Rất mong được mọi người hỗ trơ. 
     
    1. Mình hoàn tất thủ tục ly vào tháng 6/2018. Trong quyết định ly hôn con sẽ do chồng mình nuôi mà ko cần cấp dưỡng từ mẹ. Về quyền thăm nuôi thì làm sao cho đảm bảo quyền lợi của bé. Tuy nhiên trước đó khi thỏa thuận ly hôn hai bên thỏa thuận bằng tin nhắn trên điện thoại là 3 năm mình sẽ đón bé ăn tết với mình 1 lần, mỗi năm đến hè mình sẽ đón bé vào chơi. Khi lên làm thủ tục tại tòa, mình có hỏi có được ghi rõ như vậy hay không thì tòa nói ko được ghi.
    2. Sau khi hoàn tất thủ tục tại tòa thì chồng cũ của mình liền không đồng ý cho mình đón bé khi tết và hè. Còn thường xuyên nhắn tin với nội dung không cho mình gặp con, yêu cầu không được lại gần con. Mình có gọi điện muốn gặp thì luôn lấy lý do đi làm xa hoặc bận này nọ. Thi thoảng con mình đòi thì anh ta mới gọi để mình được nói chuyện với con. Mình chỉ có tin nhắn chồng cũ mình gửi ngoài ra không còn chứng cứ nào khác. Trước khi ly hôn thì hay nhận được tin nhắn đe dọa không cho mình được gặp con.
    3. Hiện tại mình muốn thay đổi quyền nuôi con. Chồng cũ của mình đã có vợ mới từ tháng 9/2018. Công việc là lái xe nên thường xuyên phải đi xa. Có nhà riêng xây khi hai bên đang làm thủ tục ly hôn. Mình hiện tại làm lương tháng 9tr. Ở trọ tại TP HCM. Với các điều kiện như vậy thì khả năng mình được nuôi con là khoảng bao nhiêu? Con mình từ nhỏ đã ở nhà nội do bên nội không đồng ý cho con về thăm ngoại. Anh ta sẽ không cho con về ngoại đến khi con đủ tuổi trưởng thành.

    Không có gì là không thể.

     
    1786 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #512707   24/01/2019

    ls.nthanhtu
    ls.nthanhtu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/09/2016
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Vấn đề bạn hỏi, tôi xin đưa ra các quy định của pháp luật liên quan để bạn hiểu, từ đó vận dụng vào trường hợp của mình:

    Thứ nhất, về vấn đề giành quyền nuôi con khi ly hôn, nếu hai vợ chồng không thỏa thuận được với nhau thì Tòa án sẽ xem xét và quyết định ai sẽ là người trực tiếp nuôi con và người còn lại phải có nghĩa vụ cấp dưỡng. Khi xem xét, Tòa sẽ căn cứ vào các yếu tố khác nhau để đảm bảo điều kiện phát triển tốt nhất cho đứa trẻ. Thông thường, Tòa sẽ căn cứ vào các yếu tố sau:
    - Yếu tố vật chất: bao gồm khả năng kinh tế, điều kiện vật chất, ăn ở, sinh hoạt... của cha mẹ.
    - Yếu tố về tinh thần: bao gồm thời gian chăm sóc, đời sống tinh thần... mà cha mẹ dành cho con.
    - Nguyện vọng của đứa trẻ (chỉ áp dụng khi con 7 tuổi trở lên).

    Thứ hai, về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con:

    Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

    b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

    ...

    Theo đó, bạn cần có Đơn đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con gửi Tòa và nêu các căn cứ chứng minh chồng cũ của bạn không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con (nghề lái xe hay phải đi xa, đã lấy vợ mới....). Bên cạnh đó,  bạn cũng cần chứng minh bạn có khả năng về kinh tế, vật chất cũng như bảo đảm các yếu tố về tinh thần như thời gian bên con, chăm sóc thương yêu con... Đồng thời, bạn cũng cần nêu các khó khăn gặp phải từ người chồng cũ khi bạn muốn gặp con sau khi có quyết định ly hôn (bạn vẫn còn lưu các tin nhắn của chồng cũ làm bằng chứng...); Nếu con bạn lớn hơn 7 tuổi, Tòa sẽ hỏi ý kiến của cháu xem cháu muốn ở với bố hay mẹ - đây là yếu tố quan trọng để Tòa ngoài căn cứ Đơn của bạn sẽ quyết định có thay đổi người trực tiếp nuôi con là bạn hay không.

    Như vậy có nhiều yếu tố quyết định đến quyền nuôi con của cha và mẹ. Vấn đề là phải chứng minh được với Tòa án rằng hiện tại ai là người có đủ điều kiện để chăm lo cho con tốt nhất có thể. Trong các trường hợp gia đình có con còn nhỏ sẽ cần sự chăm sóc nhiều hơn từ mẹ nên yếu tố này cũng thường được tòa lưu tâm và ưu tiên cho con được ở với mẹ.

    Chúc bạn những điều tốt lành và đạt được mong ước của mình!

    Nếu cần được tư vấn rõ hơn, bạn có thể liên hệ trực tiếp với luật sư để nhận được sự hỗ trợ cần thiết.

    --------------------------------

    LS. Nguyễn Thanh Tú

    Fb: LS Thanh Tu

    ĐT: 0982 415 458 

     
    Báo quản trị |