Từ năm 2021, doanh nghiệp không cần sử dụng con dấu truyền thống?

Chủ đề   RSS   
  • #561650 30/10/2020

    Từ năm 2021, doanh nghiệp không cần sử dụng con dấu truyền thống?

    Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực vào ngày 01/01/2021 đã xóa bỏ quy định về nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu. Doanh nghiệp được tự do sử dụng và quản lý mẫu dấu của mình. Đây là một trong các điểm mới so với Luật Doanh nghiệp 2014. Theo quy định tại tại Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

    "Điều 43. Dấu của doanh nghiệp

    1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

    2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.

    3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật."

    Như vậy, khi Luật doanh nghiệp 2020 có hiệu lực thì doanh nghiệp có quyền sử dụng con dấu dưới hình thức chữ ký điện tử. Đây được xem là một trong những nỗ lực rất lớn của nhà nước trong việc làm tinh gọn thủ tục hành chính và thúc đẩy nhanh các hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến giấy tờ. Một trong những lợi ích của việc sử dụng dấu dưới hình thức chữ ký điện tử đó là:

    - Chữ ký số là thiết bị đảm bảo tốt, an toàn và chính xác tính bảo mật, toàn vẹn dữ liệu và là bằng chứng chống chối bỏ trách nhiệm trên nội dung đã ký, giúp cho các cá nhân hay cơ quan tổ chức cũng yên tâm hơn với các giao dịch điện tử của mình.

    - Chữ ký số còn giúp việc trao đổi dữ liệu giữa cá nhân, tổ chức nhà nước, dễ dàng, nhanh chóng và đảm bảo tính pháp lý, tiết kiệm rất nhiều thời gian, không  mất thời gian đi lại, chờ đợi, không phải in ấn các hồ sơ.

    - Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của doanh nghiệp thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số của doanh nghiệp

    Mặc dù vậy doanh nghiệp vẫn cần phải sử dụng song song 2 loại dấu, một là con dấu vật lý, hai là chữ ký số. Luật Doanh nghiệp 2020 nói riêng và pháp luật Việt Nam nói chung đang hướng đến lộ trình đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tuy nhiên, đó là một chặng đường dài, cần những sửa đổi, điều chỉnh không những về nội dung pháp luật mà còn đồng bộ với hệ thống cổng thông tin, tiếp nhận dữ liệu…

    Cập nhật bởi Miinhh ngày 31/10/2020 12:16:40 SA
     
    1828 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #561868   31/10/2020

    Dấu của doanh nghiệp là đặc trưng của doanh nghiệp nhằm thể hiện sự khác biêt, giá trị và danh tiếng của mình. Quy định mới tại Luật doanh nghiệp 2020 đã có nhiều điểm tiến bộ hơn trong quy định về dấu và sử dụng dấu của doanh nghiệp, không chỉ phù hợp với thời đại 4.0 mà còn đơn giản hoá thủ tục hành chính cũng như dễ dàng sử dụng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hault16502@st.uel.edu.vn vì bài viết hữu ích
    Miinhh (31/10/2020)
  • #561886   31/10/2020

    Con dấu được hiểu như là một vật biểu thị pháp lí của mỗi công ty, doanh nghiệp hay cá nhân tham gia sản xuất, nó thường được dùng trong các văn bản, báo cáo để khẳng định và đảm bảo độ tin cậy và chính xác của những văn bản đó. Bên cạnh đó nhờ có con dấu mà mà những văn bản hay báo cáo được bảo vệ và chịu các trách nhiệm pháp lí trươc pháp luật. Tuy nhiên, mình nghĩ nếu chỉ để đảm bảo những ý nghĩa trên thì việc chỉ sử dụng 1 con dấu dưới hình thức chữ ký điện tử là phù hợp rồi vì lợi ích của nó đem lại rất lớn (tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân công,...) 
    Bổ sung một chút cho ý kiến của bạn.
     
    Báo quản trị |