Từ 01/7, chưa có CCCD gắn chíp muốn chuyển tiền trên 10 triệu phải đến ngân hàng

Chủ đề   RSS   
  • #613332 27/06/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 28102
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 590 lần
    SMod

    Từ 01/7, chưa có CCCD gắn chíp muốn chuyển tiền trên 10 triệu phải đến ngân hàng

    Ngày, 26/6/2024, NHNN đã có Công văn 5262/NHNN-CNTT về việc hướng dẫn một số nội dung triển khai Quyết định 2345/QĐ-NHNN gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

    (1) Chưa có CCCD gắn chíp muốn chuyển tiền trên 10 triệu phải đến ngân hàng

    Cụ thể, theo hướng dẫn tại Công văn 5262/NHNN-CNTT, trường hợp khách hàng chưa có Căn cước, CCCD gắn chíp hoặc chỉ có CMND hoặc CCCD không gắn chíp thì các đơn vị phải kiểm tra thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật. 

    Đối với biện pháp xác thực bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học của khách hàng đối với giao dịch loại C, D quy định tại Điều 1 Quyết định 2345/QĐ-NHNN sẽ được thực hiện bằng cách khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong CSDL sinh trắc học về khách hàng đã thu thập và kiểm tra. Trong đó, việc kiểm tra được thực hiện bằng phương thức gặp mặt trực tiếp

    Theo đó, các đơn vị sẽ thực hiện hướng dẫn khách hàng thuộc đối tượng này nếu có nhu cầu thực hiện giao dịch trực tuyến trên 10 triệu đồng hoặc tổng giao dịch trong ngày trên 20 triệu đồng thì đăng ký thông tin sinh trắc học trực tiếp tại quầy giao dịch.

    (2) Không bắt buộc áp dụng biện pháp xác thực đối với các giao dịch nạp, rút tiền từ ví điện tử có hạn mức của khách hàng đã xác thực chính chủ

    Đối với việc lưu trữ thông tin thiết bị thực hiện giao dịch theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Quyết định 2345/QĐ-NHNN, đối với lưu trữ thông tin thiết bị (bao gồm cả trên máy tính sử dụng trình duyệt web) thực hiện giao dịch đơn vị lưu trữ các thông tin định danh về thiết bị thực hiện giao dịch theo nguyên tắc chỉ cần lưu các thông tin để có thể định danh duy nhất thiết bị. 

    Các thông tin nêu tại khoản 3 Điều 2 Quyết định 2345/QĐ-NHNN là các thông tin gợi ý và không bắt buộc lưu trữ tất cả các thông tin này. 

    Về xác thực giao dịch đối với giao dịch nạp, rút tiền từ ví điện tử quy định tại Phụ lục 01 Quyết định 2345/QĐ-NHNN, đối với giao dịch nạp, rút tiền từ ví điện tử thông qua tài khoản thanh toán/thẻ ghi nợ liên kết chính chủ. Nếu khách hàng đã thực hiện xác thực chính chủ với ngân hàng khi thực hiện liên kết bằng biện pháp xác thực đối với giao dịch loại B hoặc cao hơn (trừ biện pháp xác thực bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học gắn liền với thiết bị cầm tay thông minh) thì không bắt buộc áp dụng biện pháp xác thực đối với các giao dịch nạp, rút tiền từ ví điện tử có hạn mức. 

    Bên cạnh đó, để chuẩn bị sẵn sàng cho việc triển khai áp dụng Quyết định 2345/QĐ-NHNN kể từ ngày 1/7/2024, NHNN cũng yêu cầu các đơn vị tổ chức truyền thông, hướng dẫn thực hiện đến toàn bộ khách hàng, chuẩn bị sẵn phương án, kênh hotline và bố trí cán bộ trực 24/7 để hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời khách hàng đăng ký, sử dụng thông tin xác thực sinh trắc học. 

    Theo đó, chủ động phối hợp với Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) và các tổ chức khác có liên quan chuẩn bị sẵn sàng phương án xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình đăng ký, sử dụng dịch vụ xác thực bằng sinh trắc học từ ngày 1/7/2024. 

    Đồng thời, triển khai các giải pháp kỹ thuật để bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, dữ liệu khách hàng, tuân thủ đúng quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân và các quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống thông tin.

    Nhằm đáp ứng yêu cầu của Quyết định 2345/QĐ-NHNN, các tổ chức tín dụng và trung gian thanh toán đã nhanh chóng, khẩn trương thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu sinh trắc học được kiểm tra chéo với dữ liệu trong chip thẻ CCCD của khách hàng do cơ quan Công an cấp.

    (3) Thực trạng triển khai Quyết định 2345/QĐ-NHNN của các ngân hàng

    Thông tin thêm về vấn đề này, TPBank hiện là ngân hàng đầu tiên đã áp dụng 100% Quyết định 2345/QĐ-NHNN cho tất cả khách hàng từ ngày 20/6, trước ngày có hiệu lực tới hơn 10 ngày. Ngay từ tháng 03/2024, 100% cán bộ nhân viên TPBank đã cập nhật và sử dụng dữ liệu sinh trắc học trong xác thực các giao dịch chuyển tiền và thanh toán, để đảm bảo công tác vận hành và xác thực chính xác, ổn định trước khi chính thức triển khai tới hơn 12 triệu khách hàng của ngân hàng.

    Đối với ngân hàng Agribank, trước khi NHNN ban hành Quyết định 2345/QĐ-NHNN, đơn vị này đã chủ động triển khai đầy đủ các giải pháp đảm bảo an toàn bảo mật thông tin trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng cho khách hàng như: SMS OTP; Soft OTP; Token OTP, sinh trắc học bằng khuôn mặt.

    Ngoài ra, Agribank cũng đang triển khai thêm các giải pháp kỹ thuật khác như: 

    - Triển khai giải pháp thu thập dữ liệu sinh trắc học và dữ liệu tích hợp trong thẻ CCCD gắp chip đối với khách hàng.

    - Xây dựng cơ sở dữ liệu sinh trắc học đã được làm sạch (đối chiếu dữ liệu sinh trắc học thu thập được với cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia do Bộ Công an quản lý).

    - Rà soát dữ liệu của khách hàng hiện hữu, cập nhật và làm sạch dữ liệu của khách hàng nhằm ngăn chặn rủi ro gian lận.

    Đối với ngân hàng SHB, với trên 92% số lượng giao dịch toàn hàng thực hiện trên kênh số. Ngân hàng này đã thực hiện triển khai cập nhật và bổ sung dữ liệu sinh trắc học từ thẻ CCCD gắn chíp để bảo vệ an toàn tài khoản và đối chiếu với cơ sở dữ liệu của Bộ Công an.

    Cạnh đó, ngân hàng Techcombank cũng đã và đang tiến hành thu thập dữ liệu sinh trắc học của khách hàng thông qua CCCD gắn chip trên ứng dụng Techcombank Mobile và tại quầy giao dịch của Techcombank. Toàn bộ các dữ liệu sinh trắc học của khách hàng cần khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong CCCD gắn chíp của khách hàng do cơ quan công an cấp.

     
    4009 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận