Truy cứu trách nhiệm hình sự vụ cao su vỡ kế hoạch

Chủ đề   RSS   
  • #292575 21/10/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Truy cứu trách nhiệm hình sự vụ cao su vỡ kế hoạch

    Hàng chục ngàn ha cây cao su tại miền Trung đổ rạp sau cơn bão số 10, 11 đã gửi lại chúng ta những điều đáng suy ngẫm…

    Là sự đau xót trước những mất mát đó. Tiền của, công sức đã bỏ ra giờ trở thành trắng tay. Biết bao công nhân rơi vào cảnh thất nghiệp … tiền đâu để bù đắp vào những thiệt hại đó. Ai là kẻ có lỗi trong mất mát này?

    Nhiều kẻ đổ lỗi cho ông trời. Ông trời đã gây ra những thiệt hại đó, mà một khi ông trời làm thì cố cắn răng chịu đựng.

    Ôi! Sự thật không phải thế!

    Trong trường hợp này con người chính là kẻ phá hoại chứ không phải ông trời. Ông trời đã cảnh báo trước: miền Trung là vùng đất bão thường “ghé thăm”, cây cao su thì không thể chịu được bão nên không thể trồng cao su tại nơi đây. Vậy mà cứ ép buộc cây cao su sống chung với bão thì hậu quả tất yếu sẽ xảy ra, đây chính là phép tổng đau buồn – “nhiệt tình + ngu dốt = phá hoại”.

    Đáng lẽ ra “sau bão giông các ông sẽ thức tỉnh” thì mọi chuyện vớt vát được phần nào. Nhưng không, sau cảnh hư hại của hàng chục ngàn ha cây cao su thì nhiều kẻ vẫn “quyết tâm” hùng hồn: sẽ trồng và khôi phục lại, sẽ vượt qua khó khăn.

    Sự “quyết tâm” ấy làm nhiều người nhầm tưởng đây là những cố gắng vượt qua trở ngại của thiên nhiên để vươn lên làm giàu. Nhưng sự thật của vấn đề là họ đang mù quáng chống lại quy luật tư nhiên.

    Đã đến lúc nhà nước nên vào cuộc để chấn chỉnh tình hình cây cao su vỡ kế hoạch, nếu không sau mỗi mùa bão thì bức tranh tan tành của rừng cao su đổ rạp lại hiện ra, cảnh than thở mãi kéo dài, cái nghèo đói cứ tiếp diễn…

    Việc đầu tiên cần phải làm là quy trách nhiệm cho kẻ ra chính sách hại dân. Nếu tư nhân tự làm thì tự chịu. Trường hợp gây thiệt hại tiền của Ngân sách nhà nước thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại cho người dân.

    Việc quy trách nhiệm sẽ dựa vào chữ ký của kẻ ra chính sách, ai ký vào chủ trương trồng cây cao su, ai ký vào nguồn cấp vốn … thậm chí xử luôn kẻ không ngăn cản nếu có quyền ngăn cản trong tay.

    Có như vậy, mới tránh khỏi những thiệt hại tương tự.

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 21/10/2013 02:59:41 CH
     
    4437 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #292685   22/10/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Thế quá ra, xây nhà máy lọc dầu tại Dung Quất cũng có thể là trái ý trời đấy, vì dầu phải chuyển từ biển lên đó mất mấy chục cây số, sau khi lọc xong lại phải chuyển về cả chục, cả trăm cây số.

    Tất cả cũng chỉ vì muốn vực dậy nền kinh tế khó khăn của khu vực miền Trung mà thôi, nhưng có lẽ chúng ta chỉ mới nghĩ ra ý tưởng mà chưa đặt nó vào tình hình thực tế.

     
    Báo quản trị |  
  • #292691   22/10/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    danusa viết:

    Thế quá ra, xây nhà máy lọc dầu tại Dung Quất cũng có thể là trái ý trời đấy, vì dầu phải chuyển từ biển lên đó mất mấy chục cây số, sau khi lọc xong lại phải chuyển về cả chục, cả trăm cây số.

    Tất cả cũng chỉ vì muốn vực dậy nền kinh tế khó khăn của khu vực miền Trung mà thôi, nhưng có lẽ chúng ta chỉ mới nghĩ ra ý tưởng mà chưa đặt nó vào tình hình thực tế.

    Trường hợp lọc dầu Dung Quất là vực dậy kinh tế miền Trung, dù chi phí đổ ra lớn nhưng ít nhất nó thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Còn trồng cây Cao su thì chỉ có hư và hư chứ ko thu về được gì.

     
    Báo quản trị |