Trường hợp phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình

Chủ đề   RSS   
  • #495909 02/07/2018

    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2028)
    Số điểm: 14817
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 321 lần


    Trường hợp phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình

    Tình huống:

    Trường hợp công ty tôi mua xe ô tô tải để phục vụ việc chở hàng hóa, ô tô 16 chỗ ngồi để chở cán bộ nhân viên đi làm. Xe chỉ phục vụ trong công ty, không cho thuê và kinh doanh vận tải. Trong trường hợp này thì có phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình không? 

    Trả lời:

    Điều 14 Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe như sau:

    1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoạt động kinh doanh vận tải và xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải gắn thiết bị giám sát hành trình; thiết bị giám sát hành trình phải đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt và hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.

    Điều 3: Giải thích từ ngữ

    1. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.

    2. Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp dịch vụ vận tải và thu cước phí vận tải trực tiếp từ khách hàng.

    3. Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

    6. Vận tải người nội bộ là hoạt động vận tải do các đơn vị sử dụng loại xe ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở lên để định kỳ vận chuyển cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hoặc học sinh, sinh viên của mình từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc học tập và ngược lại.

    Trường hợp anh nêu xe này sử dụng để vận tải người nội bộ (vận chuyển nhân viên từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại); không thực hiện công đoạn nào từ quá trình sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm thì không xem là hoạt động kinh doanh vận tải, không bắt buộc phải có thiết bị giám sát hành trình.

    Đối với xe vận tải người nội bộ phải đáp ứng điều kiện theo Thông tư 63/2014/TT-BGTVT:

    Điều 48. Quy định về xe ô tô vận tải người nội bộ

    Xe ô tô vận tải người nội bộ có sức chứa từ 16 chỗ ngồi trở lên phải đảm bảo các yêu cầu sau:

    1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, xe ô tô vận tải người nội bộ phải có phù hiệu “XE NỘI BỘ” theo mẫu quy định tại Phụ lục 23 của Thông tư này.

    2. Trên xe có trang bị dụng cụ thoát hiểm, bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định.

    3. Số lượng, chất lượng, cách bố trí ghế ngồi trong xe phải đảm bảo đúng theo thiết kế của xe.

     
    917 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận