Trường hợp nào vợ hoặc chồng KHÔNG phải liên đới trả nợ?

Chủ đề   RSS   
  • #532775 11/11/2019

    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Trường hợp nào vợ hoặc chồng KHÔNG phải liên đới trả nợ?

     

    Không ít các trường hợp mâu thuẫn trong gia đình diễn ra xoay quanh vấn đề tiền bạc, kể cả khi trong thời kỳ hôn nhân và khi ly hôn nhiều người vẫn còn thắc mắc trong việc giải quyết vấn đề nợ khi 1 trong 2 vay tiền nhưng người kia không biết, vậy thì họ có phải chịu trách nhiệm liên đới trả nợ hay không? Nội dung dưới đây mình sẽ hướng dẫn giải đáp vấn đề về liên đới trả nợ trong thời kỳ hôn nhân, nếu thuộc các trường hợp này thì thực hiện nguyên tắc "ai vay nấy trả" nhé:

    Trường hợp 1.  Mục đích vay tiền KHÔNG đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình

    Theo quy định tại điều 30 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.

    Tuy nhiên không phải gia đình nào  hoặc người nào cũng có tài sản riêng, vì vậy khi không có đủ điều kiện nêu trên mà một trong hai có quyền đứng ra vay một khoản tiền từ một đối tượng nào đó thì bên kia phải liên đới chịu trách nhiệm.

    Trường hợp 2: Việc vay mượn tiền KHÔNG dựa trên căn cứ xác lập đại điện giữa vợ và chồng.

    Trong đó, căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng được quy định tại điều 24 Luật HNGĐ như sau:

    1. Việc đại diện giữa vợ và chồng trong xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch được xác định theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.

    3. Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.

    Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn.

    Trường hợp 3: Trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung nhưng có thỏa thuận khác hoặc luật HNGĐ và luật khác có liên quan quy định khác về nghĩa vụ vay tiền về đại diện trong quan hệ kinh doanh.

    Trường hợp 4: KHÔNG thuộc các nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng được liệt kê dưới đây:

    1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

    2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

    3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

    4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

    5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

    6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

    Tham khảo các bài viết có liên quan:

    >>> Các trường hợp không được quyền ly hôn

    >>> Giao dịch tài sản chung không cần sự đồng ý của vợ hoặc chồng

    >>> Chế độ tài sản trước, trong và trường hợp ly hôn: Những điều có thể bạn chưa biết

     
    28489 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn lamkylaw vì bài viết hữu ích
    jellannm (13/01/2020) admin (12/11/2019) yuanping (11/11/2019) ThanhLongLS (11/11/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #589275   01/08/2022

    phamminhhien0408
    phamminhhien0408

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:15/07/2022
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 495
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    Trường hợp nào vợ hoặc chồng KHÔNG phải liên đới trả nợ?

    Cảm ơn bài viết hữu ích của tác giả, theo cá nhân mình nhìn nhận thực tế việc xác định mục đích vay của vợ/chồng là rất khó. Nhiều trường hợp cho dù là 1 trong 2 vay vì mục đích khác thì khi trả nợ nếu không đòi được người này thì đòi người còn lại hầu như không thể nói rằng không liên đới trả nợ. Mong rằng sẽ có những quy định chặt chẽ và cụ thể hơn. 

     
    Báo quản trị |  
  • #589924   23/08/2022

    maithuan415
    maithuan415
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 4929
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 60 lần


    Trường hợp nào vợ hoặc chồng KHÔNG phải liên đới trả nợ?

    Cảm ơn bài viết của bạn. Như vậy, không phải mọi trường hợp vợ chồng đều phải cùng nhau trả nợ. Tùy vào mục đích vay cũng như thỏa thuận và các yếu tố khác, vợ hoặc chồng có thể xác định nghĩa vụ trả nợ này có thuộc nghĩa vụ liên đới mà hai vợ chồng phải cùng nhau thực hiện không.

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #594979   30/11/2022

    haohao2912
    haohao2912
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2018
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 2618
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 33 lần


    Trường hợp nào vợ hoặc chồng KHÔNG phải liên đới trả nợ?

    Cảm ơn các thông tin hữu ích từ bạn! Thật ra theo quan điểm của mình rất khó để xác nhận có phải liên đới hay không, đặc biệt là trong trường hợp vì nhu cầu thiết yếu của gia đình. Các nhu cầu từ ăn, mặc, ở, nuôi dạy con cái hầu như đều được xem là nhu cầu thiết yếu, việc sử dụng các nguồn tiền trong gia đình hiện nay, đặc biệt là tiền mặt rất khó để xác định được. Mặt khác, đối tượng cần chứng minh lại là bên vợ hoặc chồng còn lại, họ rất bị động và khó có thể chứng minh được nguồn tiền đó đi về đâu.

     
    Báo quản trị |  
  • #596199   29/12/2022

    Trường hợp nào vợ hoặc chồng KHÔNG phải liên đới trả nợ?

    Cám ơn tác giả của bài viết đã đem đến cho người đọc thông tin rất hữu ích và thiết thực nhé. Vấn đề tài sản là một trong những thứ cũng cần minh bạch giữa vợ và chồng, vì có thể một người vì lợi ích cá nhân gây nợ mà không phải vì lợi ích chung mà là vì lợi ích cá nhân.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #600602   27/03/2023

    maithuan415
    maithuan415
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 4929
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 60 lần


    Trường hợp nào vợ hoặc chồng KHÔNG phải liên đới trả nợ?

    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà bạn đã chia sẻ. Nhiều người vẫn nghĩ, khi đã là vợ chồng thì mọi khoản vay đều phải do cả hai vợ chồng cùng nhau trả nợ. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp nêu trên vợ chồng không có nghĩa vụ phải trả nợ cho nhau.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #601600   02/04/2023

    phuongnganne
    phuongnganne

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:29/03/2023
    Tổng số bài viết (53)
    Số điểm: 460
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    Trường hợp nào vợ hoặc chồng KHÔNG phải liên đới trả nợ?

    Cảm ơn bài viết rất hay và hữu ích của bạn đã giúp mình có thêm nhiều thông tin. Như vậy, khi chồng hoặc vợ “đem nợ” về nhà thì người còn lại không phải trường hợp nào cũng bị liên đới thực hiện nghĩa vụ thanh toán mà phải xem xét nợ đó dùng trong vấn đề gì.

     
    Báo quản trị |