Trường hợp nào vợ hoặc chồng KHÔNG phải liên đới trả nợ?

Chủ đề   RSS   
  • #532775 11/11/2019

    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Trường hợp nào vợ hoặc chồng KHÔNG phải liên đới trả nợ?

     

    Không ít các trường hợp mâu thuẫn trong gia đình diễn ra xoay quanh vấn đề tiền bạc, kể cả khi trong thời kỳ hôn nhân và khi ly hôn nhiều người vẫn còn thắc mắc trong việc giải quyết vấn đề nợ khi 1 trong 2 vay tiền nhưng người kia không biết, vậy thì họ có phải chịu trách nhiệm liên đới trả nợ hay không? Nội dung dưới đây mình sẽ hướng dẫn giải đáp vấn đề về liên đới trả nợ trong thời kỳ hôn nhân, nếu thuộc các trường hợp này thì thực hiện nguyên tắc "ai vay nấy trả" nhé:

    Trường hợp 1.  Mục đích vay tiền KHÔNG đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình

    Theo quy định tại điều 30 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.

    Tuy nhiên không phải gia đình nào  hoặc người nào cũng có tài sản riêng, vì vậy khi không có đủ điều kiện nêu trên mà một trong hai có quyền đứng ra vay một khoản tiền từ một đối tượng nào đó thì bên kia phải liên đới chịu trách nhiệm.

    Trường hợp 2: Việc vay mượn tiền KHÔNG dựa trên căn cứ xác lập đại điện giữa vợ và chồng.

    Trong đó, căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng được quy định tại điều 24 Luật HNGĐ như sau:

    1. Việc đại diện giữa vợ và chồng trong xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch được xác định theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.

    3. Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.

    Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn.

    Trường hợp 3: Trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung nhưng có thỏa thuận khác hoặc luật HNGĐ và luật khác có liên quan quy định khác về nghĩa vụ vay tiền về đại diện trong quan hệ kinh doanh.

    Trường hợp 4: KHÔNG thuộc các nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng được liệt kê dưới đây:

    1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

    2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

    3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

    4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

    5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

    6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

    Tham khảo các bài viết có liên quan:

    >>> Các trường hợp không được quyền ly hôn

    >>> Giao dịch tài sản chung không cần sự đồng ý của vợ hoặc chồng

    >>> Chế độ tài sản trước, trong và trường hợp ly hôn: Những điều có thể bạn chưa biết

     
    28484 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn lamkylaw vì bài viết hữu ích
    jellannm (13/01/2020) admin (12/11/2019) yuanping (11/11/2019) ThanhLongLS (11/11/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #537265   13/01/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1303)
    Số điểm: 9940
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 190 lần


    Cảm ơn vì bài viết hữu ích của bạn. Nhưng mà thực tế theo mình thì rất khó để chứng minh việc người chồng hay người vợ không có nghĩa vụ liên đới trả nợ, trừ khi ra Tòa. Trước khi ra Tòa để chứng minh mình không có nghĩa vụ liên đới trả nợ thì khả năng cao chủ nợ hay xã hội đen đã đòi nợ thành công.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #537738   29/01/2020

    Theo mình thấy thì rất khó để vợ chồng không phải liên đới trả nợ vì nhu cầu xác định có liên đới trả nợ hay không chỉ khi ra tòa mới cần thiết. Còn thông thường vợ chồng đều phải có nghĩa vụ trả nợ cho phần nợ chung, cho dù một người đi vay thì ít nhất người kia cũng phải biết.

     
    Báo quản trị |  
  • #539540   28/02/2020

    Về vấn đề các trường vợ chồng không phải liên đới trả nợ, theo quan điểm của mình trên thực tế khó xác định nợ chung, nợ riêng và có liên đới hay không để xác định và cần phải có sự xác định của Tòa án

     
    Báo quản trị |  
  • #540108   29/02/2020

    Cảm ơn bạn, bài viết rất hữu ích. Tuy nhiên, với những giao dịch dân sự phát sinh bên ngoài, rất khó để phân định khi những người ngoài, không thân thích, vẫn luôn mặc định xác lập quan hệ dành cho người đã có gia đình là giao dịch của vợ chồng. Trừ khi một trong hai người vợ chồng yêu cầu xác lập giao dịch đó của riêng mình.

    Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, người còn lại cần đưa ra những chứng cứ chứng minh mình không thuộc, không biết cũng không thực hiện giao dịch dân sự đó.

     
     
    Báo quản trị |  
  • #541567   21/03/2020

    Về vấn đề các trường hợp vợ chồng phải liên đới trả nợ, theo quan điểm của mình luật quy định là vậy nhưng trên thực tế thì rất khó để chứng minh việc khoản vay có phải "phục vụ cho nhu cầu thiết yếu" của vợ chồng không, trường hợp này người còn lại phải chứng minh và phụ thuộc vào quyết định của Tòa

     
    Báo quản trị |  
  • #541780   24/03/2020

    Nếu không cùng nhau thực hiện giao dịch, hoặc không thông qua ý kiến của bên còn lại, thì các giao dịch phát sinh nợ sẽ không phải do vợ chồng liên đới cùng trả. Ai thực hiện giao dịch, người đó sẽ chịu trách nhiệm phải thực hiện theo đúng quy định của các bên

     
     
    Báo quản trị |  
  • #552179   19/07/2020

    Trong thời kỳ hôn nhân, bên cạnh tài sản chung hai vợ chồng có thể có tài sản riêng. Đây là tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn, được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân, Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng, ... Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 nêu rõ, vợ chồng có nghĩa vụ riêng về tài sản phải thực hiện:
     
    - Nghĩa vụ của mỗi bên có trước khi kết hôn;
     
    - Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;
     
    - Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ chồng;
     
    - Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng…
     
    Có thể thấy trong thời kỳ hôn nhân, bên cạnh những khoản nợ chung khi cả hai vợ chồng cùng xác lập thì cũng có những khoản nợ riêng do mỗi bên thực hiện. Theo đó, không phải mọi khoản nợ trong thời kỳ hôn nhân đều là nợ chung mà có thể là những khoản nợ riêng của một trong hai bên vợ chồng.
     
    Báo quản trị |  
  • #553158   28/07/2020

    ledinhthien
    ledinhthien
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2020
    Tổng số bài viết (191)
    Số điểm: 1000
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 5 lần


    Theo quy định tại khoản 20 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình.” Nên vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình bao gồm việc vay mượn tài sản, do đó khoản tiền vay mượn sẽ là nợ chung của vợ chồng và người còn lại cũng phải có trách nhiệm trả nợ, trừ trường hợp người vợ, chồng chứng minh được phần nào trong số tiền vay mượn không vì nhu cầu thiết yếu của gia đình.

     
    Báo quản trị |  
  • #553183   28/07/2020

    TranThao0902
    TranThao0902
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2020
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1665
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


    Cảm ơn chia sẻ rất hữu ích của bạn về trách nhiệm liên đới trả nợ của vợ chồng. Trên thực tế có nhiều trường hợp chỉ 1 bên vợ chồng vay nợ mà bên kia không hề biết, đến hạn trả nợ thì mới phát hiện ra. Tuy nhiên khi bên chủ nợ đi đòi tiền thì đều đòi cả hai vợ chồng chứ không có xác định là nghĩa vụ trả nợ này thuộc về ai. Do đó mình thấy còn có văn bản điều chỉnh rõ hơn về vấn đề này.

     
    Báo quản trị |  
  • #553918   31/07/2020

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1955)
    Số điểm: 12993
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Vấn đề xác định liên đới trả nợ hay không mình thấy trong thực tiễn là một việc rất khó khăn. Tùy theo mục đích của các bên để đưa ra những tài liệu, chứng cứ chứng minh về nghĩa vụ liên đới hay không. Trong thời ký hôn nhân các mối quan hệ đều có sự liên kết với nhau, nên tốt nhất là hai vợ chồng thỏa thuận rõ các nghĩa vụ dân sự phát sinh trong thời kỳ hôn nhân.

     
    Báo quản trị |  
  • #561773   31/10/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (501)
    Số điểm: 3255
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 98 lần


    Về nguyên tắc, việc liên đới chịu trách nhiệm chỉ đặt ra khi việc thực hiện hành vi đó đem lại lợi ích cho cả hai. Do đó, đối với những giao dịch không đáp ứng nhu cầu thiết yếu hoặc chỉ phục vụ cho cá nhân đó thì trên nguyên tắc sẽ không phải liên đới chịu trách nhiệm mà.

     
    Báo quản trị |  
  • #561822   31/10/2020

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (805)
    Số điểm: 5418
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 85 lần


    Trong mối quan hệ hôn nhân không phải số nợ nào phát sinh từ một bên thì người còn lại cũng phải liên đới chịu trách nhiệm trả nợ. Tức nhiên cũng có thể thỏa thuận, hay vì tình nghĩa vợ chồng mà họ chịu trả giúp. Tuy nhiên để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người kia thì pháp luật cũng quy định rõ một số trường hợp không phải liên đới chịu trách nhiệm như bài viết đã nêu.

     
    Báo quản trị |  
  • #574380   31/07/2021

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 5

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (849)
    Số điểm: 7287
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 135 lần


    Cảm ơn bài viết của bạn, việc xác định trường hợp vợ chồng không phải cùng phải liên đới trả nợ, trên thực tế thì thì vẫn chưa thực hiện được đúng theo luật quy định, có những khoản nợ do một bên vay tiêu xài riêng cá nhân, không phục vụ cho lợi chung cho gia đình, thậm chí còn có khoản nợ phát sinh từ những hành vi vi phạm pháp luật của vợ/chồng ví dụ như đánh bài, lô đề, đá gà,…vì tình nghĩa vợ chồng nên người còn lại không thể ngoảnh măt làm ngơ được khi bị đòi nợ được vì bên cạnh quyền và nghĩa vụ trong hôn nhân được pháp luật bảo vệ, thì cuộc sống còn tình cảm và trách nhiệm một gia đình yêu bình vẹn toàn cho con cái. 

     
    Báo quản trị |  
  • #578918   30/12/2021

    Trường hợp nào vợ hoặc chồng KHÔNG phải liên đới trả nợ?

    Cảm ơn tác giả vì những chia sẻ rất bổ ích. Theo mình những quy định này là rất cần thiết, vì có những trường hợp một người vay tiền vì những mục đích chỉ để thoả mãn nhu cầu riêng, không có mục đích xây dựng gia đình và có thể người còn lại không biết gì về món nợ này thì không có nghĩa vụ phải liên đới trả nợ

     
    Báo quản trị |  
  • #582632   31/03/2022

    haunguyenth
    haunguyenth
    Top 150
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/02/2022
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 3661
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 43 lần


    Trường hợp nào vợ hoặc chồng KHÔNG phải liên đới trả nợ?

    Cảm ơn thông tin từ bài viết của bạn. Thông tin bài viết chia sẻ của bạn rất hữu ích.Với bài viết phân tích của bạn thì theo quy định của pháp luật nhưng mình thấy trong thực tế cuộc sống hôn nhân thì vợ chồng thường sẽ cùng trả nợ chung.

     
    Báo quản trị |  
  • #584421   29/05/2022

    Trường hợp nào vợ hoặc chồng KHÔNG phải liên đới trả nợ?

    Cảm ơn bạn vì bài viết mang đến thông tin rất hữu ích. Trên thực tế, rất nhiều gia đình mà vợ hoặc chồng đi vay mượn nặng lãi vì những thú vui cá nhân rồi để lại hậu quả cho cả gia đình. Vì vậy việc hiểu biết về vấn đề này là rất quan trọng để không phải gánh những hậu quả to lớn mà bạn đời mình mang lại. 

     
    Báo quản trị |  
  • #585664   23/06/2022

    tlthuthao21899
    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (431)
    Số điểm: 3280
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 52 lần


    Trường hợp nào vợ hoặc chồng KHÔNG phải liên đới trả nợ?

    Bài viết hữu ích đối với tôi, bài viết cho tôi biết được những trường hợp nào khi một người vợ hoặc chồng bị mắc nợ thì người còn lại không bị liên đới trách nhiệm trong đó. Tôi thấy rằng bài viết phân tích này khá hay bởi tôi thấy hợp lý vì trên thực tế nếu một người mắc nợ mà nếu đã là vợ chồng thì việc xác định liên đới hay không là rất khó cho nên cần phải có Tòa án xem xét giải quyết. 

     
    Báo quản trị |  
  • #586586   29/06/2022

    vuthienan134
    vuthienan134
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (352)
    Số điểm: 3840
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    Trường hợp nào vợ hoặc chồng KHÔNG phải liên đới trả nợ?

    Cảm ơn những thông tin mà bạn đã chia sẻ. Nhưng trên thực tế thì mình thấy việc xác minh được khoản vay đó người vợ có liên đới hay không liên đới rất là khó. Vài trường hợp công ty tài chính điện thoại đến để nhắc nợ về khoản vay của người chồng nhưng người vợ bảo là không biết, điều đó không ai xác thực được là người vợ đang nói thật hay đang nói láo. Cái việc chồng đi vay thì ít nhiều vợ cũng biết.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #586592   29/06/2022

    Trường hợp nào vợ hoặc chồng KHÔNG phải liên đới trả nợ?

    Cảm ơn các thông tin mà bạn vừa cung cấp. Qua bài viết trên biết rõ thêm không phải trường hợp nào vợ chồng cũng sẽ liên đới để thực hiện việc trả nợ. Trong các trường hợp đã được nêu thì không phải liên đới chịu trách nhiệm đối với việc mượn của người còn lại.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #588511   28/07/2022

    Trường hợp nào vợ hoặc chồng KHÔNG phải liên đới trả nợ?

    Trong hôn nhân, vợ chồng cùng nhau chia sẻ ngọt bùi thì cũng phải cùng nhau gánh vác trách nhiệm. Vợ chồng sẽ có những nghĩa vụ liên đới với nhau. Tuy nhiên, nếu không có sự phân biệt rạch ròi với các trường hợp đặc biệt để rồi vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm tài sản cho những thói hư, tật xấu, không vì lợi ích chung của gia đình do người còn lại gây ra thì sẽ vô cùng thiệt thòi và không phù hợp với tính công bằng của pháp luật.

     
    Báo quản trị |