Trường hợp nào bắt buộc sử dụng con dấu doanh nghiệp?

Chủ đề   RSS   
  • #438370 12/10/2016

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Trường hợp nào bắt buộc sử dụng con dấu doanh nghiệp?

    Chào mọi người, liên quan đến vấn đề con dấu doanh nghiệp, ngoài thắc mắc Hợp đồng không có con dấu, chỉ có chữ ký có giá trị pháp lý không? thì lại có thêm vấn đề nữa, mong các bạn có kinh nghiệm giải đáp dùm:

    Tại Khoản 4 Điều 44 Luật doanh nghiệp 2014 có nói “4. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.”

    Như vậy, từ điều khoản này, mình sẽ hiểu rằng, có những trường hợp pháp luật quy định bắt buộc phải sử dụng con dấu và trường hợp còn lại thì các bên có quyền thỏa thuận về việc sử dụng.

    Vậy cho mình hỏi trường hợp nào pháp luật quy định bắt buộc phải sử dụng con dấu?

    Trường hợp nào bắt buộc sử dụng con dấu doanh nghiệp

     

     

    Cập nhật bởi trang_u ngày 12/10/2016 04:34:07 CH
     
    42940 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    stpkhanhhoa (12/02/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #438396   12/10/2016

    Wizardma
    Wizardma
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2015
    Tổng số bài viết (212)
    Số điểm: 2510
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 127 lần
    Moderator

    Dear Trang_U

    Nội dung bài viết sau sẽ giúp bạn và mọi người làm rõ hơn vấn đề này. Bài viết này đã xuất bản và hiện tại chưa cập nhật mới nhất tuy nhiên nội dung vẫn mang giá trị tham khảo.

    Phải đóng dấu theo luật định

    Khoản 4, điều 44 nói trên của Luật Doanh nghiệp đã quy định rõ, vẫn buộc phải đóng dấu trong trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Có ít nhất hai dạng quy định của pháp luật như sau: Thứ nhất, có quy định rõ ràng là phải đóng dấu. Ví dụ khoản 4, điều 19 về “Lập chứng từ kế toán”, Luật Kế toán năm 2003 quy định: Liên chứng từ kế toán “gửi cho bên ngoài phải có dấu của đơn vị kế toán”. Thứ hai, không quy định rõ trong phần chính của văn bản, nhưng lại có cụm từ “ký tên, đóng dấu” ở cuối các giấy tờ, mẫu biểu kèm theo. Trường hợp này sẽ gây tranh cãi bất phân thắng bại rằng, đó là bắt hay không bắt buộc phải đóng dấu? Còn trường hợp thứ nhất thì hiển nhiên là phải đóng dấu.

    Có tới hàng chục văn bản, từ thông tư cho tới luật, đang quy định bắt buộc phải đóng dấu. Một doanh nghiệp bình thường thì cần phải có tài khoản và giao dịch qua ngân hàng. Mà chứng từ giao dịch bằng giấy với ngân hàng của các doanh nghiệp thì bắt buộc phải đóng dấu theo quy định tại điểm c, khoản 1, điều 8 về “Ký chứng từ kế toán ngân hàng”, Chế độ chứng từ kế toán ngân hàng, ban hành kèm theo Quyết định số 1789/2005/QĐ-NHNN ngày 12-12-2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

    Đặc biệt là Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định, giá trị giao dịch từ 20 triệu đồng trở lên phải được thực hiện thanh toán không bằng tiền mặt và thông qua ngân hàng thì mới được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Tất nhiên, nếu doanh nghiệp chỉ mua bán hàng hóa, dịch vụ với giá trị mỗi giao dịch dưới 20 triệu đồng, thì không phải qua ngân hàng. Nhưng nếu xuất hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mỗi lần từ 200.000 đồng trở lên thì phải lập hóa đơn và khi đó lại bắt buộc phải đóng dấu theo quy định tại điều 4 về “Loại, hình thức và nội dung hóa đơn”, Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14-5-2010 của Chính phủ “Quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ” (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17-1-2014).

    Cuối cùng, nếu mỗi giao dịch chỉ dưới 200.000 đồng, thì khỏi cần xuất hóa đơn, nhưng doanh nghiệp cũng vẫn phải có sổ kế toán và vẫn buộc phải “đóng dấu giáp lai” vào sổ kế toán theo quy định tại khoản 2, điều 25 về “Sổ kế toán và hệ thống sổ kế toán”, Luật Kế toán.

    Ngoài ra, hoạt động của một doanh nghiệp bình thường còn phải liên quan đến nhiều giao dịch phải đóng dấu khác. Vì vậy, nếu doanh nghiệp không có con dấu thì đồng nghĩa với việc không được hoạt động hoặc làm gì cũng bất hợp pháp.

    Luật sư - Trọng tài viên trung tâm trọng tài thương mại Công Lý Việt Nam (VIETJAC)

    Nguyễn Ngọc Anh

    Email: ngocanhlawyer@gmail.com

    Mobile: 0982502577

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Wizardma vì bài viết hữu ích
    trang_u (12/10/2016) buhhcm (05/04/2021) phapchebtg (22/05/2021)
  • #438403   12/10/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Chào bạn Wizardma, như vậy chỉ là những văn bản, chứng từ liên quan đến kế toán, thuế và ngân hàng mới bắt buộc sử dụng con dấu, còn các loại chẳng hạn như hợp đồng, văn bản nội bộ của doanh nghiệp...thì không bắt buộc?

     
    Báo quản trị |  
  • #438461   13/10/2016

    Wizardma
    Wizardma
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2015
    Tổng số bài viết (212)
    Số điểm: 2510
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 127 lần
    Moderator

    trang_u viết:

    Chào bạn Wizardma, như vậy chỉ là những văn bản, chứng từ liên quan đến kế toán, thuế và ngân hàng mới bắt buộc sử dụng con dấu, còn các loại chẳng hạn như hợp đồng, văn bản nội bộ của doanh nghiệp...thì không bắt buộc?

    Như các bác trên diễn đàn trao đổi rất nhiệt tình thì nếu trong Điều lệ hoặc các quy định, quy chế nội bộ không quy định các văn bản nêu trên bắt buộc phải dùng dấu thì đương nhiên là không bắt buộc.

    Tuy nhiên, bắt buộc hay không bắt buộc là 1 chuyện còn chuyện xét đến tính hiệu lực và tính chứng minh đương nhiên hoặc có lợi đối với bên thứ 3 thì lại là 1 chuyên khác.

    Ví dụ: Sea Bank từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với KH khi mà Giám đốc CN ký, đóng dấu trên Chưng thư bảo lãnh vì lý do Giám đốc không có ủy quyền. Một trong các vụ điển hình liên quan đến con dấu và ủy quyền.

    Nếu bạn là đối tác vậy bạn có dám ký kết với 1 công ty mà chỉ có chữ ký của người theo ủy quyền. Khi mà con dấu không có, Điều lệ, ủy quyền và các văn bản nội bộ cũng không có dấu, đăng ký doanh nghiệp cũng không có chữ ký của đại diện theo pháp luật. Và nếu trong trường hợp này thì chắc chỉ có sự dũng cảm và niềm tin mới dám ký kết hợp đồng như thế.

    Luật sư - Trọng tài viên trung tâm trọng tài thương mại Công Lý Việt Nam (VIETJAC)

    Nguyễn Ngọc Anh

    Email: ngocanhlawyer@gmail.com

    Mobile: 0982502577

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Wizardma vì bài viết hữu ích
    buhhcm (05/04/2021) trang_u (18/10/2016)
  • #439000   18/10/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Wizardma viết:

     

    trang_u viết:

     

    Chào bạn Wizardma, như vậy chỉ là những văn bản, chứng từ liên quan đến kế toán, thuế và ngân hàng mới bắt buộc sử dụng con dấu, còn các loại chẳng hạn như hợp đồng, văn bản nội bộ của doanh nghiệp...thì không bắt buộc?

     

     

    Như các bác trên diễn đàn trao đổi rất nhiệt tình thì nếu trong Điều lệ hoặc các quy định, quy chế nội bộ không quy định các văn bản nêu trên bắt buộc phải dùng dấu thì đương nhiên là không bắt buộc.

    Tuy nhiên, bắt buộc hay không bắt buộc là 1 chuyện còn chuyện xét đến tính hiệu lực và tính chứng minh đương nhiên hoặc có lợi đối với bên thứ 3 thì lại là 1 chuyên khác.

    Ví dụ: Sea Bank từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với KH khi mà Giám đốc CN ký, đóng dấu trên Chưng thư bảo lãnh vì lý do Giám đốc không có ủy quyền. Một trong các vụ điển hình liên quan đến con dấu và ủy quyền.

    Nếu bạn là đối tác vậy bạn có dám ký kết với 1 công ty mà chỉ có chữ ký của người theo ủy quyền. Khi mà con dấu không có, Điều lệ, ủy quyền và các văn bản nội bộ cũng không có dấu, đăng ký doanh nghiệp cũng không có chữ ký của đại diện theo pháp luật. Và nếu trong trường hợp này thì chắc chỉ có sự dũng cảm và niềm tin mới dám ký kết hợp đồng như thế.

    Cám ơn ý kiến của bạn, nếu mình là đối tác nước ngoài, chẳng hạn như Anh thì mình dám ký kết với 1 công ty mà chỉ có chữ ký của người ủy quyền, bởi ở nhiều nước trên thế giới, người ta đã dẹp bỏ tư tưởng nặng nề về hình thức của con dấu rồi.

     
    Báo quản trị |  
  • #448226   27/02/2017

    Mickeycute
    Mickeycute
    Top 150
    Male
    Lớp 8

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/01/2013
    Tổng số bài viết (524)
    Số điểm: 10450
    Cảm ơn: 187
    Được cảm ơn 61 lần


    Từ nay áp dụng Luật kế toán năm 2015 rồi nha. Chả cần dấu má

     
    Báo quản trị |  
  • #532479   04/11/2019

    Luật kế toán 2015 vẫn dùng dấu bạn ơi (ít nhất theo mình nhớ là quy định về Sổ kế toán)

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn tvpl@adco.com.vn vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (04/11/2019) buhhcm (05/04/2021)
  • #559750   30/09/2020

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    - Lập chứng từ kế toán: Luật Kế toán năm 2003 quy định: Liên chứng từ kế toán gửi cho bên ngoài phải có dấu của đơn vị kế toán.

    - Các chứng từ giao dịch giấy tờ với ngân hàng thì doanh nghiệp bắt buộc phải đóng dấu theo quy định tại điểm c khoản 1, điều 8 về “Ký chứng từ kế toán ngân hàng”, Chế độ chứng từ kế toán ngân hàng, ban hành kèm theo Quyết định số 1789/2005/QĐ-NHNN.

    - Theo Luật thuế giá trị gia tăng cũng có quy định là các giao dịch có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thực hiện thanh toán qua ngân hàng sẽ được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Và nếu doanh nghiệp mua bán hàng hóa hay dịch vụ có giá trị mỗi giao dịch dưới 20 triệu đồng thì thanh toán tiền mặt mà không cần qua ngân hàng. Mỗi lần bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ có giá trị từ 200.000 trở lên bắt buộc phải đóng dấu theo quy định tại điều 4 về “Loại, hình thức và nội dung hóa đơn”, Nghị định số 51/2010/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 04/2014/NĐ-CP)

    Trên đây là một số trường hợp mà mình đã tìm hiểu về các trường hợp doanh nghiệp phải sử dụng con dấu. Hi vọng là thông tin nêu trên có thể giúp ích cho câu hỏi mà bạn đặt ra cho bạn. Trân trọng!

     

     
    Báo quản trị |