Trường hợp không phải thực hiện điều tra, xác minh khi xử lý kỷ luật viên chức

Chủ đề   RSS   
  • #608217 17/01/2024

    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2002)
    Số điểm: 13513
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 255 lần


    Trường hợp không phải thực hiện điều tra, xác minh khi xử lý kỷ luật viên chức

    Viên chức đang bị xem xét xử lý kỷ luật tại đơn vị. Vậy có trường hợp nào mà đơn vị quản lý viên chức (chủ thể có thẩm quyền xử lý kỷ luật) không cần phải tiến hành các bước điều tra, xác minh lại hay không? Quy định nào đang điều chỉnh vấn đề này?
     
    Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với viên chức
     
    Liên quan nội dung này, tại Khoản 1 Điều 32 Văn bản hợp nhất 5/VBHN-BNV năm 2023 hợp nhất quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức do Bộ Nội vụ ban hành có nêu trình tự như sau:
     
    - Tổ chức họp kiểm điểm;
     
    - Thành lập Hội đồng kỷ luật;
     
    - Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
     
    Dựa theo các bước trên, trình tự họp Hội đồng kỷ luật viên chức được hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 36 Văn bản hợp nhất 5/VBHN-BNV năm 2023 như sau:
     
    - Chủ tịch Hội đồng kỷ luật tuyên bố lý do, giới thiệu các thành viên tham dự.
     
    - Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc trích ngang sơ yếu lý lịch của viên chức có hành vi vi phạm pháp luật và các tài liệu khác có liên quan.
     
    - Viên chức có hành vi vi phạm pháp luật đọc bản tự kiểm điểm. Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật vắng mặt nhưng có bản kiểm điểm thì Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc thay; trường hợp có mặt nhưng không làm bản tự kiểm điểm hoặc vắng mặt và không có bản kiểm điểm thì Hội đồng kỷ luật tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp quy định tại khoản này.
     
    - Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc biên bản cuộc họp kiểm điểm.
     
    - Các thành viên Hội đồng kỷ luật và người tham dự cuộc họp thảo luận và phát biểu ý kiến.
     
    - Viên chức có hành vi vi phạm phát biểu ý kiến; nếu viên chức có hành vi vi phạm không phát biểu ý kiến hoặc vắng mặt thì Hội đồng kỷ luật tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp quy định tại khoản này.
     
    - Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu về việc có kỷ luật hay không kỷ luật; trường hợp đa số phiếu kiến nghị kỷ luật thì bỏ phiếu về việc áp dụng hình thức kỷ luật; việc bỏ phiếu được tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín theo phương pháp tích phiếu.
     
    - Chủ tịch Hội đồng kỷ luật công bố kết quả bỏ phiếu kín và thông qua biên bản cuộc họp.
     
    - Chủ tịch Hội đồng kỷ luật và Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật có trách nhiệm ký biên bản của cuộc họp.
     
    Không phải thực hiện điều tra, xác minh lại khi xử lý kỷ luật
     
    Liên quan nội dung này, tại đoạn cuối cùng Điều 32 Văn bản hợp nhất 5/VBHN-BNV năm 2023 nêu rõ các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm (nếu có) mà không phải điều tra, xác minh lại. Cụ thể gồm các trường hợp sau:
     
    - Xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 10 Điều 2 Nghị định này;
     
    - Xử lý kỷ luật theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này hoặc đã tổ chức kiểm điểm theo quy định của pháp luật và cá nhân đã nhận trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình;
     
    - Đã có kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi vi phạm, trong đó có đề xuất cụ thể hình thức kỷ luật theo quy định;
     
    - Viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;
     
    - Đã có quyết định xử lý kỷ luật về đảng, trừ trường hợp cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này.
     
    Nếu thuộc các trường hợp nêu trên thì đơn vị không cần điều tra, xác minh lại mà có thể xử dung nội dung để tiến hành xử lý kỷ luật.
     
    132 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận