Trường hợp không đi làm vẫn được tính là thời gian đóng BHXH

Chủ đề   RSS   
  • #453148 08/05/2017

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Trường hợp không đi làm vẫn được tính là thời gian đóng BHXH

    Thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) là thời gian được tính từ khi người lao động (NLĐ) bắt đầu đóng BHXH cho đến khi dừng đóng – theo Khoản 5 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014. Thế nhưng, trên thực tế, vẫn có trường hợp dù không đi làm, không đóng BHXH nhưng vẫn được tính là thời gian đóng BHXH.

    Vậy đó là những trường hợp nào? Mời các bạn xem chia sẻ sau đây:

    1. Lao động nữ mang thai nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở KCB có thẩm quyền

    Điều kiện: phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con

    Thời gian nghỉ việc: từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.

    2. Lao động nữ sinh con

    Điều kiện: phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con

    Thời gian tối đa đựơc nghỉ: 06 tháng, cứ sinh thêm mỗi con thì được nghỉ thêm 01 tháng.

    3. Lao động nữ bị sẩy thai

    Điều kiện: nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở KCB có thẩm quyền

    Thời gian nghỉ việc:

    Nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi: 20 ngày

    Nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi: 40 ngày

    Nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên: 50 ngày

    4. Lao động nữ nạo, hút thai

    Điều kiện: nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở KCB có thẩm quyền

    Thời gian nghỉ việc:

    Nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi: 20 ngày

    Nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi: 40 ngày

    Nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên: 50 ngày

    5. Lao động nữ bị thai chết lưu

    Điều kiện: nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở KCB có thẩm quyền

    Thời gian nghỉ việc:

    Nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi: 20 ngày

    Nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi: 40 ngày

    Nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên: 50 ngày

    6. Lao động nữ phá thai bệnh lý

    Điều kiện: nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở KCB có thẩm quyền

    Thời gian nghỉ việc:

    Nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi: 20 ngày

    Nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi: 40 ngày

    Nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên: 50 ngày

    7.  Lao động nữ mang thai hộ

    Điều kiện: phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con

    Thời gian tối đa đựơc nghỉ: 06 tháng, cứ sinh thêm mỗi con thì được nghỉ thêm 01 tháng (tính từ lúc sinh con đến lúc giao đứa trẻ)

    Trong trường hợp từ thời điểm sinh con đến thời điểm giao đứa trẻ chưa đủ 60 ngày thì được nghỉ cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

    Lưu ý: Trường hợp lao động nữ mang thai hộ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì thời gian hưởng chế độ thai sản không được tính là thời gian đóng BHXH.

    8. Lao động nữ là người mẹ nhờ mang thai hộ

    Điều kiện: phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con

    Thời gian tối đa được nghỉ: 06 tháng (tính từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi)

    9. Lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi

    Điều kiện: phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con

    Thời gian tối đa được nghỉ: Từ lúc nhận nuôi con nuôi cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi

    10. Lao động thực hiện biện pháp triệt sản

    Thời gian tối đa được nghỉ: 15 ngày, tính cả ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hàng tuần.

    Lưu ý: Không phân biệt đó là nam hay nữ.

    11. Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật

    Thời gian được nghỉ tối đa: 14 ngày làm việc

    12. Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh bốn trở lên

    Thời gian được nghỉ tối đa khi vợ sinh bốn: 16 ngày làm việc

     Thời gian được nghỉ tối đa khi vợ sinh năm: 19 ngày làm việc

    (Cứ thêm mỗi con thì đựơc tính thêm 03 ngày làm việc)

    13. Thời gian tham gia NVQS (phục vụ tại ngũ)

    Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính là thời gian đóng BHXH để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định.

    Nếu trước khi nhập ngũ đã đóng BHXH bắt buộc và khi xuất ngũ về địa phương thì được cộng nối thời gian công tác có đóng BHXH trước đó với thời gian tại ngũ để tính hưởng chế độ BHXH.

    Nếu trước khi nhập ngũ đã đóng BHXH bắt buộc và xuất ngũ tiếp tục đóng BHXH bắt buộc thì được cộng thời gian trước đó với thời gian tại ngũ và thời gian công tác có đóng BHXH sau khi xuất ngũ làm cơ sở tính hưởng chế độ BHXH.

    Căn cứ pháp lý:

    - Luật bảo hiểm xã hội 2014

    - Nghị định 115/2015/NĐ-CP

    - Thông tư 95/2016/TT-BQP

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 29/04/2018 10:11:05 CH Bỏ ưu tiên chủ đề
     
    22111 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    thuyquynh75 (14/09/2018) Hoaithuong2709 (14/06/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #453161   08/05/2017

    Em tham gia NVQS tại ngũ từ 2008 - 2010 liệu có được áp dụng theo Thông tư như trên không vậy ? xin mọi người tư vấn và hướng dẫn dùm e. Trước khi đi NVQS, e đã tham gia BHXH bắt buộc, hiện tại vẫn đang tiếp tục đóng BHXH.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn cqv1102 vì bài viết hữu ích
    trang_u (09/05/2017) thuyquynh75 (14/09/2018)
  • #453189   09/05/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


     

    cqv1102 viết:

     

    Em tham gia NVQS tại ngũ từ 2008 - 2010 liệu có được áp dụng theo Thông tư như trên không vậy ? xin mọi người tư vấn và hướng dẫn dùm e. Trước khi đi NVQS, e đã tham gia BHXH bắt buộc, hiện tại vẫn đang tiếp tục đóng BHXH.

     

     

    Vẫn được nhé bạn cqv1102, vì theo tinh thần trước giờ là thời gian nhập ngũ vẫn được tính là thời gian đóng BHXH. 

    Bạn xem thêm tại Thông tư 213/2006/TT-BQP

    II. CHẾ ĐỘ VÀ QUYỀN LỢI ĐƯỢC HƯỞNG CỦA HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ

    3.4. Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

    3.4.1. Nếu xuất ngũ về địa phương thì tính: Thời gian làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế được cộng với thời gian tại ngũ để tính hưởng trợ cấp xuất ngũ từ nguồn bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Quân đội chi trả.

    3.4.2. Nếu xuất ngũ về cơ quan cũ hoặc các cơ quan nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế mà tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì được cộng thời gian trước (nếu có), thời gian tại ngũ để làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội sau này.

    Tổng thời gian tính hưởng BHXH = Thời gian đóng BHXH cơ quan, tổ chức bên ngoài quân đội + Thời gian phục vụ tại ngũ + Thời gian đóng BHXH cơ quan, tổ chức bên ngoài quân đội

    Cập nhật bởi trang_u ngày 09/05/2017 10:02:11 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    cqv1102 (09/05/2017)
  • #461212   15/07/2017

    Sẵn đây chi mình hỏi là nếu người lao động đi phải thực hiện tập huấn, diễn tập dân quân tự về thì thời gian nghỉ này có được tính vào thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội không vậy bạn?

     
    Báo quản trị |