Trường hợp bị tai nạn lao động mức suy giảm khả năng lao động dưới 5%

Chủ đề   RSS   
  • #524901 01/08/2019

    baluan-kimchi

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2018
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 495
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 13 lần


    Trường hợp bị tai nạn lao động mức suy giảm khả năng lao động dưới 5%

    Chào luật sư. Tôi có vướng mắc về tai nạn lao động cụ thể như sau: Công ty tôi có người lao động (công việc vận hành máy) vừa qua trong quá trình làm việc bị tai nạn do bị dây sên quấn vào ngón II tay phải khi đưa vào bệnh viện có kết luận như sau: Tứ chi không yếu liệt. Ngón tay II Tay phải mất mô mềm lộ xương, chảy máu rỉ rả, đau nhiều. khi điều trị xong và ra viện do người lao động không đồng ý đi giám định thương tật nên chưa xác định được tỉ lệ thương tật. Công ty có tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho người lao động. Trong trường hợp này công ty tôi có thanh toán các khoản mà bảo hiểm y tế đã chi trả hay không và có hỗ trợ những khoản nào cho người lao động xin luật sư tư vấn giúp tôi. 

     
    7083 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn baluan-kimchi vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/08/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #528808   22/09/2019

    Nhunghi1997
    Nhunghi1997

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2019
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 625
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 41 lần


    Căn cứ Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:

    “Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

    2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

    a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

    b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

    c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

    3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

    (…)

    6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;

    (…)

     

    8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;”

    Theo đó, người lao động bị tai nạn lao động có mức suy giảm dưới 5% thì công ty sẽ có các trách nhiệm sau:

    Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động;

    Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định;

    Cập nhật bởi Nhunghi1997 ngày 23/09/2019 08:01:58 SA
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Nhunghi1997 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (23/09/2019) baluan-kimchi (30/09/2019)
  • #529355   29/09/2019

    Nhunghi1997 viết:

    Căn cứ Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:

    “Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

    2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

    a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

    b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

    c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

    3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

    (…)

    6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;

    (…)

     

    8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;”

    Theo đó, người lao động bị tai nạn lao động có mức suy giảm dưới 5% thì công ty sẽ có các trách nhiệm sau:

    Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động;

    Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định;

    Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 là quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi xảy ra tai nạn lao động nói chung chứ không có phân biệt tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là bao nhiêu. Do đó, trường hợp này người sử dụng lao động sẽ có tất cả các nghĩa vụ được quy định tại Điều 38 chứ không phải chỉ có một số khoản như bạn trích dẫn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Camgiangsn vì bài viết hữu ích
    baluan-kimchi (30/09/2019)
  • #529999   30/09/2019

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13688
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


     

    Camgiangsn viết:

     

     

    Nhunghi1997 viết:

     

    Căn cứ Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:

    “Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

    2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

    a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

    b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

    c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

    3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

    (…)

    6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;

    (…)

     

    8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;”

    Theo đó, người lao động bị tai nạn lao động có mức suy giảm dưới 5% thì công ty sẽ có các trách nhiệm sau:

    Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động;

    Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định;

     

     

    Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 là quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi xảy ra tai nạn lao động nói chung chứ không có phân biệt tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là bao nhiêu. Do đó, trường hợp này người sử dụng lao động sẽ có tất cả các nghĩa vụ được quy định tại Điều 38 chứ không phải chỉ có một số khoản như bạn trích dẫn.

     

     

    Bạn Nhungnhi1997 nêu đúng mà bạn. Hình như bạn Camgiangsn không đọc kỹ nội dung quy định tại Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015. Theo đó, đúng là Điều 38 nêu về trách nhiệm của người sử dụng lao động nhưng nội dung trong đó lại có các quy định khác nhau. Cụ thể Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 7 nêu về vấn đề bồi thường và trợ cấp của người sử dụng lao động cho người lao động. Mà nghĩa vụ trên chỉ phát sinh khi người lao động có tỉ lệ suy giảm từ 5% trở lên.

     
    Báo quản trị |