Tranh chấp quyền sở hữu tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #64732 21/10/2010

    daybyday8391

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/09/2010
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tranh chấp quyền sở hữu tài sản

    theo đơn khởi kiện và theo trình bày trong quá trình tố tụng của các nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Nghiệm, bà Nguyền Thị Phương, bà Nguyễn Thị Linh thì: ngôi nhà số 108 Nguyễn Trường Tộ, Mỹ Hiệp 3, Ninh Hòa, Khánh Hòa thuộc sở hữu của cha mẹ các bà là vợ chổng ông Nguyễn Hữu Quả và cụ Nguyện Thị Bẹn. Cụ Quả và cụ Bẹn có 6 người con là: Nguyễn Thị Ngiệm,Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Thị Linh, Nguyễn Thị Khánh ,Nguyễn Hữu Ngiên,Nguyễn Thị Khiết,trong đó các ông bà Nghiên,Khánh, Khiết đang sống ở nước ngoài(Mỹ).

    Năm 1938,Cụ Bẹn chết,năm 1940 cụ Quả kết hôn với cụ Loan và không có con chung,năm 1976 cụ Quả chết, nhà trên do cụ Loan quản lí,sử dụng. Các con cụ Quả cụ Bẹn có gia đình sinh sống ở nới khác.

    Năm 1980, cụ Loan nhờ người khác viết 2 đơn: một đơn đề ngày 11/7/1980 và một đơn đề ngày 30/6/1980 với nội dung cụ Loan xin gửi căn nhà và mảnh vườn cho UBND thị trấn Ninh Hòa giừ hộ. Cụ Loan đồng ý để ủy ban nhân dân trị trấn Ninh Hòa sử dụng nhà và vườn làm nơi làm việc hoặc có thể cho gia đình cán bộ ở giữ nhà hộ cho cụ.

    Ngày 27/7/1980, UBND thi trấn Ninh Hòa lập biên bản nhận nhà của gia đình cụ Loan gửi. Ông Trần Duy Tân đại diện cho UBND thị trấn Ninh Hòa nhận nhà trên.

    năm 1981, UBND thị trấn Ninh Hòa lập giấy chuyển nhượng nhà 108 Nguyễn Trường Tộ cho ông Trần Duy Tân.

    Năm 1990,các bà có đơn khiếu nại UBND thi trân Ninh Hòa và yêu cầu trả lại căn nhà 108 Nguyễn Trường Tộ mà cụ Loan đã gửi.
    Năm 1993 cụ Loan mất mà không để lại di chúc, các nguyên đơn cho rằng việc cụ Loan gửi căn nhà trên cho UBND thị trấn Ninh Hòa là bất hợp pháp vì cụ Loan không là chủ sở hữu của căn nhà này,UBND thị trấn Ninh Hòa bán nhà cho ông Tân là vi phạm pháp luật. các nguyên đơn đề nghị Tòa án buộc ông Tân trả lại nhà, đồng thời chấp nhận thanh toán lại cho ông Tân giá trị phần làm thêm về số cây trồng mới theo biên bản định giá.

    Quá trình giải quyết vụ án bị đơn Nguyễn Duy Tân trình bày căn nhà 108 Nguyễn Trường Tộ do cụ Loan gửi UBND thị trấn Ninh Hòa, ông Tân là người nhận nhà với tư cách là đại diện cảu UBND thị trấn.Năm 1981 ông mua lại với số tiền 4500 đồng. Thời gian sinh sống ông có thay ngói, làm công trình phụ, trồng một số cây ăn trái

    Nay ông Tân không đồng ý trả lại nhà này cho chị em bà Nghiệm vì đã mua một cách hợp pháp, ông không biết bà Nghiệm là ai. Nếu UBND có yêu cầu lấy lại nhà thì đề nghị UBND tạo điều kiện về chỗ ở cho ông.

    Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là UBND thị trấn Ninh Hòa thừa nhận năm 1980 cụ Loan chỉ gửi căn nhà 108 Nguyễn Trường Tộ  chứ không hẳn hiến nhà, việc ủy ban bán cho ông Tân là sai. Nay các nguyên đơn có yêu cầu đòi nhà thì đề nghị tòa án giải quyết theo pháp luật, nhưng UBND xin nhận bằng tiền phần thừa kế cảu cụ Loan đã hiến cho UBND để có điều kiện cất nhà cho ông Tân.

    Câu hỏi:

    1/khi căn nhà 108 do cụ Loan ủy quyền cho UBND thị trấn Ninh Hòa quản lí, thì chủ sở hữu cảu căn nhà này có quyền gì đối với UBND thị trấn Ninh Hòa không?nếu có thì nhừng quyền ấy gọi là gì theo học lí của người La Mã.

    2/việc ông Tân đang chiếm hữu căn nhà số 108 là chiếm hữu có hay không có căn cứ pháp luật?giải thích rõ tại sao

     
    8972 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #64764   21/10/2010

    LS_ThaiHung
    LS_ThaiHung
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2008
    Tổng số bài viết (3872)
    Số điểm: 21464
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1030 lần
    Lawyer

    Việc bạn hỏi tôi chỉ trao đổi luât hiện hành cho bạn như sau:


    Việc bà Loan có phải chủ sở hữu hay không cần phải xác định theo luật!


    Còn việc ông Tân chiếm hữu theo quan điểm chung là có căn cứ - quyết định giao nhà của địa phương, đương nhiên trong trường hợp trên là UBND xã đã sai, tuy nhiên pháp luật Việt Nam hiện còn nhiều điều cần sửa đổi và giải thích.

     

    Vì thế nếu căn cứ giấy tở thuế, giấy xác lập nhà trước năm 1993 và quy định quản lý nhà trong thời kỳ trước năm 1993 khi luật đất đai chua có hiệu lực thì thông thường với tranh chấp như thế, tài sản trên sẽ được Tòa công nhận thuộc quyền sở hữu của ông Tân do vậy gia đình bạn cần cân nhắc kỹ đối với việc kiện đòi nhà.

    LS Nguyễn Đình Thái Hùng

    Email: luatsuthaihung@gmail.com

    Website: http://Vplsthaihung.com

    Facebook : Nguyễn Đình Thái Hùng

    Điện thoại 0903.017977

     
    Báo quản trị |  
  • #64784   21/10/2010

    daybyday8391
    daybyday8391

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/09/2010
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    do căn nhà trên thuộc quyền sở hữu của ông Quả và bà Bẹn,sau khi bà Bẹn mất thì ông Quả lấy bà Loan,2 người không có con chung, vậy có căn cứ nào để xác nhận việc bà Loan có quyền giao nhà cho UBND thị trấn giữ không?ai là chủ sở hữu hợp pháp của căn nhà lúc này?
     
    Báo quản trị |  
  • #64795   21/10/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào các bạn!
    Đây là một bài tập tình huống của sinh viên và là một vụ án có thật từ năm 1996 và mãi đến năm 2006 mới có kết quả xét xử giám đốc thẩm.

    Quan điểm của Luật sư Thái Hùng cho rằng "việc ông Tân chiếm hữu theo quan điểm chung là có căn cứ" thực sự không chính xác. Rõ ràng việc chiếm hữu căn nhà 108 của ông Tân là không có căn cứ pháp luật. Bà Loan chỉ gửi nhà cho UBND thị trấn Ninh Hoà  thì UB chỉ được quyền quản lý, sử dụng chứ không được quyền định đoạt nên việc bán ngôi nhà cho ông Tân là trái pháp luật và bị vô hiệu. Quyết định của UB giao nhà cho ông Tân là quyết định trái pháp luật, vì nó không phải là quyết định được ban hành để thực hiện các chính sách về đất đai, nhà ở của Nhà nước tại thời kỳ đó mà đơn giản chỉ là một giao dịch dân sự. Cả UB và ông Tân (là người trực tiếp đứng ra nhận giữ nhà cho bà Loan với tư cách là đại diện của UB) đều biết rõ căn nhà không thuộc quyền sở hữu của UB nhưng vẫn giao kết HĐ. Vậy nên không thể coi đó là căn cứ pháp luật làm phát sinh quyền sở hữu của ông Tân đối với ngôi nhà.

    Xin thông tin thêm để các bạn rõ:
    Vụ án được TAND tỉnh Khánh Hoà xử sơ thẩm vào ngày 17/4/1996. Không hiểu vì lý do gì mà Toà sơ thẩm lại công nhận một phần HĐ cho nhà giữa bà Loan và UBND thị trấn Ninh Hoà, trong khi đơn của bà chỉ là gửi giữ hộ và cho phép UB sử dụng. Xuất phát ừ đó, Toà sơ thẩm đã công nhận một phần HĐ bán nhà giữa UB và ông Tân rồi chia cho ông Tân một phần, các con của cụ Quả và cụ Bẹn một phần.
    Bản án bị các nguyên đơn kháng cáo sau đúng một ngày.

    Ngày 24/6/1996, Toà phúc thẩm TAND Tối cao tại Đà Nẵng xử huỷ HĐ mua bán nhà giữa UBND và ông Tân. Buộc UBND và ông Tân giao trả nhà cho các nguyên đơn. Buộc các nguyên đơn thanh toán cho ông Tân trị giá tài sản mà ông Tân đã đầu tư. Buộc UB thanh toán lại cho ông Tân số tiền mua nhà theo giá tại thời điểm xét xử.

    UBND thị trấn Ninh Hoà khiếu nại bản án phúc thẩm vào ngày 22/4/1997.
    Viện trưởng VKSND Tối Cao kháng nghị Giám đốc thẩm ngày 19/5/1997 với nhận định việc chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, buộc UB và ông Tân trả nhà là đúng. Nhưng việc buộc UBND thanh toán lại cho ông Tân toàn bộ tiền mua nhà cho ông Tân là không đúng cả UBND và ông Tân đều có lỗi khi giao kết HĐ. Mặt khác cả ông Tân và UBND đều không yêu cầu giải quyết hậu quả HĐ này vô hiệu nên phải huỷ phần này.
     
    Ngày 11/7/1997, UBTP TANDTC căn cứ điểm 4 Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành BLDS 1995 ra quyết định tạm đình chỉ vụ án để chờ hướng dẫn của UBTVQH đối với giao dịch dân sự về nhà ở xác lập trước ngày 01/7/1991.

    Ngày 20/8/1998, Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 được thông qua và có hiệu lực từ 01/01/1999. Nhưng không hiểu vì lý do gì mà mãi đến ngày 02/10/2006, HĐTP TANDTC mới đưa vụ án ra xét xử Giám đốc thẩm và chấp nhận toàn bộ nội dung kháng nghị của VKSNDTC. Đồng thời nhận định cả 2 cấp sơ thẩm và phúc thẩm chưa xác định các thừa kế của bà Loan. Mặt khác, do thời hạn giải quyết vụ án quá dài nên cần kiểm tra, xác định lại các yêu cầu, việc tham gia tố tụng của các bên đương sự tại thời điểm Giám đốc thẩm để đảm bảo xét xử đúng pháp luật.

    Kết quả là huỷ toàn bộ bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm, giao hồ sơ vụ án cho TAND tỉnh Khánh Hoà xét xử sơ thẩm lại.

    Trân trọng!


    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 21/10/2010 02:38:33 PM

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #64813   21/10/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Ôi trời!

    Sau khi đi một vòng muốn chóng mặt luôn ..... thì kết quả là chưa có kết quả cuối cùng về xét xử .

    Vụ án cũng chẳng có gì là phức tạp (nếu không xét đến tính rối rắm của hệ thống pháp luật VN). Một người bình thường cũng thấy được rằng:

    1 - Trả nhà lại cho người thừa kế hợp pháp là đúng.
    2 - UBND "bán nhà" của người khác nhờ giữ hộ là làm bậy.

    Vậy thì không tuyên án sớm đi còn chờ đợi cái gì nữa nhỉ .. Tranh chấp giữa ông Tân và UBND về vấn đề giao dịch mua bán bị tuyên vô hiệu có thể giải quyết ở vụ kiện khác.

    Đúng là hệ thống xét xử như thế này thì chán thật. Gần 15 năm không xử xong một vụ án cỏn con.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #64815   21/10/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Chắc ông này cũng thuộc dạng có máu mặt, nên tòa ko dám xử mạnh chứ có phải mọi người ngu hết cả đâu.

    UBND vừa nhận được nhà, gần năm đã bán ngay cho ông này, mà ông này cũng chính là người đại diện cho UB để nhận nhà, ông cũng biết chi tiết về cái nhà này, chứ có phải ko biết đâu, nhưng ông mua đó thôi. Chắc ông này là chủ tịch UBND hay bí thư, tự ký giấy bán cho mình ???

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #64831   21/10/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chưa ăn thua đâu các bạn. Có những vụ án từ năm 1993, huỷ đi huỷ lại 7, 8 lần. Đến nổi khi hồ sơ được trả về cho toà sơ thẩm xét xử lại thì Toà án đó không còn Thẩm phán để xử nữa (vì nguyên tắc chỉ được tham gia tố tụng một lần đối với một vụ việc mà) nên phải nhờ cứu viện. Ấy vậy mà đến nay hồ sơ vụ án vẫn đang nằm ở Toà tối cao.
    Nói chuyện thêm tý để các bạn biết vậy thôi, Phải quay lại chủ đề không có vi phạm mất.

    @ #0072bc;">daybyday8391
    Theo quan điểm của tôi thì hôn nhân giữa cụ Quả và cụ Loan tồn tại đến năm 1976 nên chịu sự điều chỉnh của Luật HN&GĐ năm 1959 (Luật HN&GĐ đầu tiên của Nhà nước Việt Nam). Điều 15 Luật này quy định tài sản có trước và sau khi cưới đều là tài sản chung. Tuy nhiên, do hai cụ kết hôn từ năm 1940 nên không thể xác định tài sản tài sản do cụ Quả và cụ Bẹn tạo lập trước đó cũng là tài sản chung của cụ Quả và cụ Loan vì khi đó chưa có Luật HN&GĐ 1959 và luật này cũng không quy định hiệu lực trở về trước. Tuy nhiên trong quá trình chung sống với nhau 36 năm, căn nhà có thể đã được hai cụ cơi nới, sửa chữa, xây dựng thêm. Nếu vậy thì cụ Loan có sự đóng góp cả công sức lẫn của cải vào khối tài sản chung. Hơn nữa, Điều 16 cũng đã quy định vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau.

    Vậy nên khi cụ Quả chết, một phần căn nhà có thể thuộc quyền sở hữu của cụ Loan. Phần còn lại thuộc quyền sở hữu của những người thừa kế của cụ Quả và cụ Bẹn, trong đó có cả cụ Loan.

    Không hiểu tại sao bạn lại đặt ra câu hỏi cụ Loan có quyền giao nhà cho UBND thị trấn trông giữ hay không? Cụ Quả chết, nếu cụ Loan không phải là chủ sở hữu thì cụ cũng chính là người đang quản lý, sử dụng căn nhà. Nếu vì lý do nào đó mà cụ không thể tiếp tục quản lý, sử dụng được nữa; các con của cụ Quả cũng không có điều kiện để quản lý, sử dụng hoặc cụ Loan không thể thong báo được cho họ thì cụ có quyền nhờ bất cứ ai trông coi, quản lý hộ. Việc làm của cụ có gì là bất hợp pháp như ý kiên của mấy bà nguyên đơn kia đâu. Cụ có bán, tặng hay cho ai (nghĩa là cụ tự định đoạt) thì mới là bất hợp pháp.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #64981   22/10/2010

    daybyday8391
    daybyday8391

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/09/2010
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    khi căn nhà 108 do cụ Loan ủy quyền cho UBND thị trấn Ninh Hòa quản lí, thì chủ sở hữu cảu căn nhà này có quyền gì đối với UBND thị trấn Ninh Hòa không?nếu có thì nhừng quyền ấy gọi là gì theo học lí của người La Mã.
     
    Báo quản trị |