Tranh chấp lối đi chung với hàng xóm

Chủ đề   RSS   
  • #497390 20/07/2018

    havietlawfirm

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/04/2018
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 385
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 11 lần


    Tranh chấp lối đi chung với hàng xóm

    Kính chào mọi người, hiện tại tôi sắp ra tòa để giải quyết tranh chấp với nhà hàng xóm về lối đi chung. Mong mọi người góp ý để tôi có cơ sở thêm lập luận. Câu chuyện như sau:

    Mảnh đất gia đình tôi mua năm 1975, nhà em xây dựng từ năm 1978 với ngõ , cổng sân, tường vườn  rõ ràng và rành mạch với gia đình hàng xóm. Gia đình quản lý và sử dụng ổn định suốt hơn 40 năm qua, thể hiện rõ nét trên bản đồ địa chính xã và sổ mục kê năm 1985 . Nhà tôi đóng thuế đất suốt từ năm 1975 đến nay theo hiện trạng quản lý và sd như vậy. Gia đình hàng xóm mua năm 1972 và năm 1973 họ xây nhà với ngõ đi sân vườn  như hiện trạng họ sử dụng bây giờ. Hai nhà ko có bất kì tranh chấp gì. (cả hai nhà mua đất đều không có giấy mua bán và cũng không có bàn giao mốc giới khi nhận đất ). Tuy nhiên đến năm 2004 gia đình hàng xóm xin cấp giấy CNQSD đất lại vẽ hết phần ngõ, cổng, sân vườn của gia đình nhà tôi vào phần gia đình nhà họ. Dẫn đến hiện trạng thì vẫn như năm 1978 đến giờ nhưng trên sổ đỏ gia đình hàng xóm lại bao gồm toàn bộ phần ngõ, cổng sân vườn nhà tôi. Sau đó năm 2017 căn cứ vào sổ đỏ gia đình hàng xóm đã rào chắn, ngăn lối đi duy nhất của gia đình tôi. Rồi tiến hành đập phá cổng, sân, vườn tường của gia đình tôi và xây dựng theo mốc giới sổ đỏ gia đình nhà họ. Sự việc khiến Gđ tôi hết sức bức xúc, tôi đã kiện nhà hàng xóm ra tòa, họ đã thụ lý mong mn vào tư vấn giúp. Trân thành cảm ơn 

     
    4418 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #497515   22/07/2018

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Chào bạn,

    Vụ việc của bạn như vậy bạn muốn mọi người tư vấn cụ thể về vấn đề nào trong khi mọi người vẫn chưa biết bạn kiện nhà hàng xóm để yêu cầu việc gì, bồi thường thiệt hại do tài sản bị đập phá hay là đòi lại đất, tranh chấp đất ?

    Quan điểm của tôi, nếu trình bày của bạn là sự thật và có bằng chứng thì việc xét cấp giấy đỏ cho nhà lân cận đã có vấn đề (đo vẽ chồng lấn hiện trạng sử dụng đất), tuy nhiên, cán bộ - công chức Nhà nước không mấy ai dễ dàng thừa nhận mình sai, khu vực phía Bắc thì việc này lại càng khủng khiếp. Do đó nếu là tranh chấp về đất đai và hành chính (yêu cầu hủy giấy  đỏ đã cấp cho nhà lân cận do cấp sai diện tích, sai hiện trạng sử dụng) thì bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, bạn nên mời Luật sư mà bạn tin cậy tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho mình.

    Trân trọng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    havietlawfirm (11/08/2018)
  • #497530   22/07/2018

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Về lối đi chung bạn có thể tham khảo như sau:

    Theo quy định pháp luật về lối đi qua bất động sản liền kề thì:

    Theo điều 245 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền đối với bất động sản liền kề. Cụ thể:

    Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền).

    Ngoài ra tại điều 254 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền lối đi qua. Cụ thể:

    1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

    Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

    Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

    3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù."

    Như vậy, pháp luật dân sự đã có những quy định rõ ràng về quyền có lối đi chung. Do đó, bất động sản ở phía trong hoàn toàn có quyền mở lối đi qua bất động sản liền kề. Nếu bất động sản ở phía ngoài cho rằng lối đi này là của riêng họ thì phải có nghĩa vụ chứng minh

    Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp bạn có thể xem tại điều 202 và 203 Luật đất đai 2013

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhkhoayentam vì bài viết hữu ích
    havietlawfirm (11/08/2018)
  • #497539   22/07/2018

    Mydung0407
    Mydung0407
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2018
    Tổng số bài viết (176)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 16 lần


    Theo quy định của pháp luật về quyền lối đi qua thì gia đình bạn được sử dụng lối đi nói trên. Nếu phần đất lối đi thuộc phần đất của nhà hàng xóm thì nhà bạn phải bồi thường khoản tiền tương ứng với giá trị của phần đất lối đi đó cho nhà hàng xóm.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Mydung0407 vì bài viết hữu ích
    havietlawfirm (11/08/2018)