Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà

Chủ đề   RSS   
  • #61189 16/09/2010

    lawbaby89

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/09/2010
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà

    Tháng 4-2008, bà M. đặt cọc hơn 5 tỉ đồng để mua hai căn nhà ở quận 11, TP.HCM của ông C. với giá 7 tỉ đồng. Sau khi hoàn tất các giấy tờ liên quan, hai căn nhà trên đã được đăng bộ với tên bà M.

    Bảy tháng sau, bà M. bất ngờ nhận được giấy triệu tập của Tòa án quận 11 yêu cầu bà đến tòa.

          Tại phiên sơ thẩm, ông C thừa nhận đã nợ hai nguyên đơn A và B mỗi người 1 tỷ đồng và Tòa án đã buộc ông phải trả cho mỗi người 1 tỉ đồng. Hai chủ nợ của ông C. cũng đã yêu cầu tòa tuyên bố vô hiệu hợp đồng mua bán nhà giữa ông C. và bà M. vì hợp đồng mua bán một trong hai căn nhà qua công chứng chỉ ghi giá 400 triệu đồng, không phù hợp với giá trị thật (dù bà M. có đầy đủ giấy tờ chứng minh ông C. đã nhận đủ 7 tỉ đồng cho hai căn nhà). Đây là hợp đồng giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ của ông C. nên vô hiệu. Và A B cũng đồng thời yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa một trong hai căn trên để đảm bảo thi hành án.

    Hỏi, yêu cấu của A và B về việc tuyên bố hợp đồng mua bán nhà giữa C và M là vô hiệu và áp dụng biện pháp phong tỏa nhà để bảo đảm thi hành án trả tiền vay tài sản cho A và B có thể chấp nhận được hay không theo các quy định của pháp luật hiện hành? Tại sao?


           #00b050;"> #92d050;">#00b050;">Lời nhắn: bạn tạo hai chủ đề y chang nhau ở hai chuyên mục khác nhau nên đành phải#00b050;"> lựa chọn để xoá bớt đi một vậy.

    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 04:42:55 PM Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 09:42:24 AM Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 09:24:57 AM Cập nhật bởi admin ngày 17/09/2010 11:16:37 AMCập nhật bởi BachThanhDC ngày 17/09/2010 12:44:21 AM Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 17/09/2010 12:43:15 AM Tạo chủ đề trung lặp
     
    15181 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #61208   17/09/2010

    lawbaby89
    lawbaby89

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/09/2010
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin lỗi ! vì đã tạo hai chủ đề giống nhau ở hai chuyên mục. Do em thật sự cần sự trao đổi và chỉ dạy ở bài tập tình huống này để chuẩn bị cho một buổi thuyết trình.

    Chân thành mong các Luật sư giải đáp.

    Cảm ơn!
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 04:45:06 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #61235   17/09/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Vụ này chắc ý kiến của mình không qua mặt được Bác BachThanhDC đâu nhưng thôi thì cũng tham gia một tý.

    Theo anh thì yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu và yêu cầu kê biên nhà là hoàn toàn hợp pháp. Nhưng ....

    Việc chấp nhận các yêu cầu này hay không là còn thuộc thẩm quyền của thẩm phán thụ lý. Nếu thẩm phán có trao đổi với bà M trước khi ra quyết định và bà M cung cấp đầy đủ các giấy tờ chứng minh đây là giao dịch hợp pháp không nhằm giúp ông C trốn tránh nghĩa vụ tr�� nợ với bên thứ ba (cụ thể là có chứng từ chuyển tiền, ông C và bà M không có mối quan hệ thân thiết) thì thẩm phán có thể bác đơn yêu cầu của A &B. [Ở đây không bàn tới chuyện tham nhũng hay nhũng nhiễu nhé ] Trong trường hợp thấy có dấu hiệu nghi ngờ đây là giao dịch giả tạo thì thẩm phán có quyền thụ lý đơn và tiến hành kê biên.

    Do đây là án dân sự phụ thuộc rất nhiều vào bằng chứng do các bên cung cấp nên anh chỉ có thể bàn đến thế. Vấn đề mấu chốt là phải biết được ông C đã làm gì với 7 tỷ mà bà C thanh toán, biết được đường đi của nó thì sẽ giải quyết được bài toán.

    Bàn thêm: ở một số quốc gia có luật phá sản cá nhân, khi cá nhân bị tuyên bố phá sản thì một số giao dịch trước đó, trong thời hạn luật định, có thể bị xem lại là có nhằm mục đích tẩu tán tài sản hay không. Còn nếu trước thời hạn đó thì xem như an toàn, ở VN thì chưa có luật này nên ...
    Cập nhật bởi Unjustice ngày 17/09/2010 11:05:10 AM

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #61242   17/09/2010

    lawbaby89
    lawbaby89

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/09/2010
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần



    Theo quan điểm của em, giữa ông C và bà M đã ký kết một hợp đồng sai lệch rất nhiều so với giá trị thật của tài sản. Trong trường hợp này, không thể cho rằng bà M không liên quan hay không biết đến hành vi giả tạo hợp đồng nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ của ông C ( xét ở mặt bất hợp pháp thứ hai của bản hợp đồng, có thể hợp đồng này tạo ra nhằm mục đích trốn thuế).

    Do đó, dù bà M có chứng minh được đầy đủ chứng từ đã đưa cho ông C 7 tỷ, thì hợp đồng giữa ông C và bà M vẫn không thể cho là hợp pháp. Như vậy, A & B hoàn toàn có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích của mình. 
     Xin chân thành mong nhận được sự góp ý thêm.  
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 09:26:03 AM Cập nhật bởi lawbaby89 ngày 17/09/2010 12:45:37 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #61263   17/09/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Trong trường hợp này, không thể cho rằng bà M không liên quan hay không biết đến hành vi giả tạo hợp đồng nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ của ông C ( xét ở mặt bất hợp pháp thứ hai của bản hợp đồng, có thể hợp đồng này tạo ra nhằm mục đích trốn thuế).

    Bằng chứng đâu để em có nhận định là bà M biết chuyện giả tạo hợp đồng nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ?(đề đâu có nói).


    Hợp đồng này dùng để trốn thuế là đúng (đây là chuyện thường ngày ở huyện), và cơ quan thuế hoàn toàn có thể phạt và truy đòi thêm khoản thuế mà ông C thực tế phải đóng khi bán nhà (thuế TNCN, nếu đây là BĐS thứ 2), kể cả việc tính lại thuế trước bạ mà bà M phải nộp. Nhưng đó là nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ giữa ông C và bà M đối với nhà nước, không dính dáng gì đến yêu cầu của A & B.


     Để chứng minh đây là một giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba như điều 129 BLDS để tòa tuyên vô hiệu thì A & B cần phải có thêm bằng chứng.

    Ở các đề thảo luận mà giáo viên cho thường không bao giờ có một đáp án rõ ràng, mà thường có nhiều đáp án tùy thuộc vào giả định cho thêm của người giải. Vấn đề là em phải biết để bà M thắng thì cần phải tìm kiếm và cung cấp các bằng chứng gì, để A & B thắng thì cần tìm kiếm và cung cấp các bằng chứng gì. Đó mới là thực tế hoạt động thực tiễn của nghề nghiệp luật sư sau này.

     Thân chào
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 09:28:14 AM

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #61295   17/09/2010

    lawbaby89
    lawbaby89

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/09/2010
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thưa ! Bà M không có nghĩa vụ trả nợ trong tình huống này, chỉ có ông C mới là người có nghĩa vụ trả nợ. Nhưng vì muốn trốn tránh nên ông C đã tạo ra một hợp đồng giả tạo nhằm che giấu khả năng trả nợ của mình.

    Còn bà M không thể không biết việc làm của ông C giả tạo hợp đồng nhằm mục gì đó... vì giá trị hợp đồng và giá trị thật của tài sản trên lêch rất xa (ở đây chưa xét đến việc bà M tại sao lại đồng ý ký vào hợp đồng giả tạo nhằm mục đích tư lợi gì ?)

    Nếu căn cứ vào điều 129 BLDS, thì hoàn toàn có thể tuyên hợp đồng này vô hiệu, đồng thời có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài sản tranh chấp trên. Kính mến !
    Cập nhật bởi admin ngày 17/09/2010 05:26:17 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #61447   19/09/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần



    Theo mình, nếu ông C có tài sản khác, và giá trị số tài sản này trên 2 tỷ, thì yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu của A và B sẽ không được tòa án chấp nhận, tại ông C hoàn toàn có thể dùng số tài sản đó để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình.

    Nếu ông C không có tài sản khác, hoặc số tài sản còn lại ngoài hai căn nhà đã bán không đủ 2 tỷ thì theo mình tòa án hoàn toàn có thể chấp nhận yêu cầu của A và B căn cứ theo khoản 3 điều 142 BLDS về nguyên tắc thực hiện hợp đồng dân sự:


    "3. Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác."


    Số tài sản còn lại (nếu có) của ông C không đủ trả nợ, do vậy tiền trả nợ sẽ phải lấy từ số tiền bán hai căn nhà, nếu hai căn nhà này được định giá không như vậy thì A và B sẽ là người có lợi ích hợp pháp bị xâm phạm khi hợp đồng này có hiệu lực;


     Như vậy là hợp đồng này đã vi phạm nguyên tắc cơ bản của hợp đồng, do vậy tòa án hoàn toàn có quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong trường hợp này.

    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 09:33:16 AM Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 09:30:03 AM

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #61505   20/09/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Hợp đồng làm sao có thể bị xem là giả tạo khi đó là giao dịch có thực, có đầy đủ giấy tờ theo qui định của pháp luật và số tiền thanh toán thực tế là thực (7 tỷ chứ không phải 400 triệu và giá 7 tỷ hoàn toàn phù hợp với giá thị trường và có giấy tờ chứng minh việc thanh toán này theo đúng như đề bài).

    Nếu bà C là người giao dịch ngay tình, còn ý định của ông C là bán nhà chuyển thành tiền mặt để chuồn đi nơi khác. Nếu #0072bc;">lawbaby89 là bà M thì em nghĩ như thế nào, một tai bay vạ gió trên trời rơi xuống? Pháp luật sẽ bảo vệ ai trong trường hợp này bà M hay A và B (những người đều là nạn nhân của ông C.).

    Theo anh, rõ ràng A & B ở thế yếu hơn vì khi cho vay, căn nhà không được lấy làm tài sản bảo đảm theo đúng qui định của pháp luật (có công chứng về tài sản bảo đảm để tránh sự chuyển nhượng), cho vay dựa trên tín chấp. Vậy thì khi xảy ra rủi ro họ phải gánh chịu thôi, trừ trường hợp họ chứng minh được rằng đó là giao dịch giả tạo.

    Thân.
    Cập nhật bởi admin ngày 20/09/2010 10:48:29 AM

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #61924   24/09/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Anh Unjustice cho em hỏi là tại sao A và B phải chứng minh giao dịch đó là giả tạo, nếu giao dịch đó đã vi phạm nguyên tăc cơ bản của HĐ là ko đc ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ ạ. Tức là họ chỉ phải chứng minh HĐ làm ảnh hưởng tới lợi ích của họ thôi chứ ạ. Nếu họ chứng minh được thì tòa phải tuyên hủy phần làm ảnh hưởng tới họ (ở đây là HĐ) chứ nhỉ.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #61927   24/09/2010

    manhtamvt
    manhtamvt
    Top 500
    Lớp 2

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2010
    Tổng số bài viết (363)
    Số điểm: 3287
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần



    Vấn đề này thì A và B không có quyền yêu cầu hủy hợp đồng vì ông C nợ A và B, khi ra tòa yêu cầu buộc ông C phải trả A và B mỗi người 1 tý, ở đây không có tình tiết ông C lấy lý do chưa có tiền để trả ( có nghĩa ông C sẽ thi hành án). Việc bà M và ông C có làm hợp đồng giả tạo hay không còn phải xem xét ( thực tế thường giả tạo để chốn thuế),

     Tuy nhiên xét về mặt pháp lý thì cơ quan Nhà nước sẽ xem xét mức giá bán có phù hợp hay không, nếu giá bán này bằng hoặc cao hơn giá của UBND tỉnh qui định là hợp pháp.
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 09:34:45 AM

    We can do !

     
    Báo quản trị |  
  • #61934   24/09/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chúng ta hình dung quan tòa là một bên thứ ba không hề biết một tý gì về nội dung thực chất của vụ việc, mà chỉ có thể thông qua chứng cứ để phán xét các giả thuyết. Ở vụ việc này có các giả thuyết chính như sau:

    1- C và M dùng hợp đồng mua bán nhà để giúp C tẩu tán tài sản nhằm trốn trả nợ (Việc thanh toán là không có thực hoặc bất hợp lý so với giá thị trường). Mục đích hợp đồng mua bán nhà không phải là để mua bán nhà mà để che dấu mục đích khác. 

    2 - Giao dịch mua bán nhà giữa C & M là giao dịch có thực. M là người ngay tình  C có ý định bán nhà để chuyển hóa thành tiền mặt cho việc dễ dàng bỏ đi sống nơi khác để trốn nợ.

    3 - C muốn liên kết với A & B để làm tiền bà M (sau khi C đã tiêu xài hết số tiền bà M trả)

    Rõ ràng trong dân sự để thuyết phục quan tòa nghiêng theo giả thuyết nào thì các bên tham gia phải cung cấp bằng chứng để bảo vệ cho giả thuyết có lợi cho mình. Quan tòa là người không bao giờ biết được sự thật mà chỉ biết được bằng chứng để đưa ra phán xét chọn giả thuyết phù hợp với bằng chứng nhất thôi. Vậy thì theo các bạn, các bạn ủng hộ giả thuyết nào với thông tin đầu bài như thế?

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #61942   24/09/2010

    manhtamvt
    manhtamvt
    Top 500
    Lớp 2

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2010
    Tổng số bài viết (363)
    Số điểm: 3287
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Xét về tài sản ( 2 căn nhà) khi A và B khởi kiện C thì lúc đó không phải tài sản của C nữa mà là tài sản của M. M không liên quan đến vụ án này, do đó tài sản này không nằm trong danh sách các biện pháp khẩn cấp tạm thời điều 102 bộ luật TTDS Số: 24/2004/QH11 ngày 15 tháng 06 năm 2004.

     

    "Điều 102. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời

    1. Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.

    2. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.

    3. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm.

    4. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

    5. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sa thải người lao động.

    6. Kê biên tài sản đang tranh chấp.

    7. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.

    8. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.

    9. Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hoá khác.

    10. Phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong toả tài sản ở nơi gửi giữ.

    11. Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ.

    12. Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định.

    13. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà pháp luật có quy định."

    We can do !

     
    Báo quản trị |  
  • #61992   24/09/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Ừ nhỉ! Bác manhtamvt viện dẫn luật VN mình mới thấy tòa không thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp này vì tranh chấp giữa A&B với C là tranh chấp về nghĩa vụ trả nợ chứ đâu phải là ngôi nhà mà tòa có quyền ra quyết định kê biên hay cấm dịch chuyển tài sản được.

    Hèn gì khi ông thầy nước ngoài của mình khi biết VN không có luật phá sản cá nhân thì ổng ngạc nhiên lắm vì trong trường hợp cá nhân phá sản thì phải bảo vệ và giải quyết quyền lợi của các chủ nợ như thế nào? (ở nước ngoài cá nhân phá sản xảy ra như cơm bữa do tín dụng tiêu dùng cá nhân rất phát triển)

    Tình huống này nếu rơi vào giả thuyết 1 thì làm sao bảo vệ được A&B? Chẳng lẽ luật không ngăn chặn được hành vi đi vay nợ rồi chuyển nhượng tài sản cho bên thứ ba để tẩu tán tài sản, sau đó ngồi ỳ ra tuyên bố vỡ nợ.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #62297   27/09/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào các bạn!
    Chủ đề này có vẻ sôi động quá nhỉ#0072bc;">

    Bạn trích dẫn Điều 129 BLDS. Vậy bạn cho rằng HĐ giữa bà M và ông C vô hiệu vì nó là HĐ giả tạo nhằm che dấu một HĐ khác? Hay nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba?

    HĐ giữa bà M và ông C không hề bị vô hiệu vì những lý do trên.

    Bà M, ông C xác lập, thực hiện HĐ thể hiện đúng ý chí đích thực của hai bên. Bà M có nhu cầu sử dụng nhà để ở hoặc vào mục đích khác nên đã mua. Còn ông C có thể lập luận ông bán nhà để thực hiện mục đích lấy tiền trả nợ cho A và B, hoặc có thêm cả mục đích khác. Khoản nợ của ông C đối với A và B có thể xuất phát từ một HĐ vay tài sản, mua bán tài sản…

    Tranh chấp giữa A, B với ông C là tranh chấp về nghĩa vụ trả nợ mà không liên quan gì đến hai căn nhà cả (nội dung topic không hề đề cập đến việc ông C có thế chấp 2 căn nhà cho A và B hay không). Khoản nợ này ông C phải có nghĩa vụ thanh toán và ông có quyền dùng bất cứ nguồn thu nhập hợp pháp nào của mình để trả nợ.

     - Việc ông C bán nhà thuộc quyền sở hữu của mình cho bà M có hợp pháp không? Thừa hợp pháp.

    - Ông C bán nhà cho bà M có lấy tiền không? Có chứ, thể hiện bằng các giấy tờ do bà M cung cấp.

    - Với số tiền đó, ông C có khả năng trả nợ cho A và B Không? Thừa đủ.

    - Ông C có dùng tiền đó để trả nợ cho A và B không? Không cần biết.

    - Hợp đồng giữa ông C và bà M có phải là giả tạo không? Thật 100% dấy chứ.

    - Hợp đồng giữa ông C và bà M có che giấu được HĐ giữa ông C và A, B không? Làm sao che dấu được khi HĐ giữa C với A, B có thực và đã xuất hiện từ trước khi có HĐ giữa C và M.

     Vậy làm sao có thể căn cứ Điều 129 BLDS để tuyên bố HĐ giữa M và C vô hiệu. Vì đó không phải là HĐ giả tạo nhằm che dấu HĐ khác.

     Chỉ trong trường hợp C tặng cho M hai căn nhà để trốn tránh nghĩa vụ với A và B, nhưng thực tế là mua bán thì lúc đó HĐ tặng cho mới được coi là giả tạo. Và HĐ bị che giấu là HĐ mua bán chứ không phải là HĐ giữa C với A, B. Người thứ 3 (A và B) lúc này mới xuất hiện.

     Mặt khác, về tố tụng dân sự, Toà án cũng không thể tuyên bố HĐ giữa M và C vô hiệu trong quá trình giải quyết vụ án này vì nó liên quan đến phạm vi khởi kiện.

     Về yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời "Phong toả nhà":
    Biện pháp này chỉ được thực hiện đối với tài sản của người có nghĩa vụ. Do không thể tuyên bố HĐ giữa M và C vô hiệu nên 2 căn nhà là tài sản của bà M. Còn nghĩa vụ đối với A và B thuộc về ông C. Vậy nên Toà án không thể phong toả tài sản của bà M để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của ông C được.

     Và kể cả khi A và B yêu cầu áp dụng biện pháp khác như Kê biên tài sản (Đ 108), Cấm chuyển dịch tài sản (Đ 109) hay Cấm thay đổi hiện trạng tài sản (Đ 110) thì cũng không thể áp dụng. Vì hai căn nhà không phải là tài sản tranh chấp.

    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 09:36:59 AM Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 27/09/2010 01:17:52 PM

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    lethaile (11/06/2012)
  • #62311   27/09/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần



    Em trích khoản 3 điều 412 mà anh, nhưng em viết nhầm thành 142 thôi.

    Em trích điều này là để dẫn chứng cho việc HĐ này làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của A, B nếu ông C bán nhà xong mà ko đủ tiền trả nợ A, B thì tòa án có thể tuyên hủy HĐ mà.
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 09:39:05 AM Cập nhật bởi boyluat ngày 27/09/2010 12:32:08 PM

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #62322   27/09/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Ôi chết! Anh nhầm. Đúng ra phải là "@ #0072bc;">lawbaby89". Để anh sửa lại. Sorry nhé!

    Còn việc em trích khoản 3 Điều 412 BLDS thì thế này nhé.

    Đúng là khoản 3 Điều 412 quy định nguyên tắc thực hiện HĐ là không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Nhưng nếu là em giả sử thì được. Còn đối chiếu nội dung topic với khoản 3 Đ 412, em có thấy cái HĐ mua bán nhà giữa bà M và ông C xâm phạm gì đến quyền lợi của A, B không. Rõ ràng là không rồi.

    Vì mặc dù hai bên lập hợp đồng mua bán căn nhà không đúng với giá cả thỏa thuận. Nhưng trên thực tế thì bà M đã trả cho ông C 7 tỷ đồng và đó là giá trị thực của hai căn nhà. Ông C đã nhận đủ tiền từ bà M, vậy là sao có thể kết luận bà M có lỗi trong việc ông C không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho A, B được. Việc lập HĐ ghi không đúng giá cả, có chăng chỉ là nhằm mục đích trốn thuế như #0072bc;">Unjustice đã nói thôi.
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 09:40:06 AM Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 27/09/2010 01:58:17 PM Thêm nội dung Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 27/09/2010 01:18:16 PM

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #62330   27/09/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Đúng là nếu đầu bài như lawbaby89 thì thật khó cho A&B. Nhưng nếu thay đổi đi một chút như sau

    Chuyện  động vốn của A&B và một số người khác thông qua hình thức hụi. C dùng một phần tiền huy động được để mua nhà. Sau khi đến giai đoạn đỉnh điểm C tẩu tán tài sản bằng cách thông qua hợp đồng mua bán nhà với M. Giá nhà là hoàn toàn phù hợp với thị trường và thanh toán là có thực. Nhưng tiền để thanh toán (qua ngân hàng) là do C chuyển cho M (bằng tiền mặt). Sau giao dịch một thời gian C tuyên bố vỡ nợ và lấy tiền bán nhà (một phần thôi) trả cho các chủ nợ. Số tiền thất thoát C khai là do tiêu xài và đầu tư thua lỗ.

    Luật VN có cơ chế nào để giúp cho các chủ nợ trong tình huống này không?

    Trách nhiệm dân sự, trả nợ cho các chủ nợ theo bản án sẽ có hiệu lực trong bao lâu? Nếu sau này C lấy về các tài sản đã tẩu tán trước đó, các chủ nợ có còn quyền đòi nợ, yêu cầu cơ quan thi hành án kê biên và phát mãi các tài sản đó để thu hồi nợ hay không?

    Bác BachThanhDc cho ý kiến với nhé.
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 04:47:34 PM

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #62351   27/09/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Như vậy thì việc giải quyết lại theo hướng khác rồi. C đã sử dụng số tiền huy động được sai mục đích. Sau đó lại cấu kết với M tạo ra một HĐ mua bán giả tạo (M dùng chính tiền của C huy động được để mua) không phải để che dấu một giao dịch khác mà để trốn tránh nghĩa vụ đối với người thứ ba.

     Ở đây đã xuất hiện dấu hiệu của tội phạm bởi việc làm của C có mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác. Và HĐ giữa C với M đương nhiên bị vô hiệu. Trong quá trình giải quyết vụ án (dân sự hoặc hình sự), các cơ quan tiến hành tố tụng có quyền kê biên hai căn nhà để đảm bảo cho việc thi hành án.

    Theo quy định của Luật thi hành án dân sự, thì trách nhiệm trả nợ theo bản án sẽ có hiệu lực mãi mãi nếu người được thi ành án, người phải thi hành án có đơn yêu cầu thi hành trong thời hạn quy định tại Điều 30 và không có các sự kiện pháp lý dẫn đến việc đình chỉ thi hành án theo quy định tại Điều 50 của Luật. Trong quá trình thi hành án, việc thi hành cũng có thể được hoãn, bị tạm đình chỉ, bị trả đơn yêu cầu theo quy định tại các Điều 48, 49, 51.

    Tuy nhiên, khi lý do của việc hoãn, việc tạm đình chỉ không còn thì cơ quan thi hành án phải ra quyết dịnh tiếp tục thi hành án. Còn trường hợp bị trả đơn thì khi người phải thi hành án có điều kiện thi hành, thì người được thi hành án lại có quyền làm đơn yêu cầu thi hành trong thời hạn quy định tại Điều 30, kể từ ngày phát hiện người phải thi hành án có điều kiện thi hành.
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 09:40:56 AM

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #62355   27/09/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Đúng là bản chất là khác nhưng hình thức thể hiện ra ngoài lại hoàn toàn giống nhau.

    Đồng ý với bác BachThanhDC là khi cơ quan điều tra hình sự vào cuộc thì việc kê biên tài sản là khả năng hoàn toàn có thể xảy ra, chứ còn dân sự thì bó tay vì theo đúng như bác phân tích ở trên, thẩm phán chẳng thể căn cứ vào điều khoản nào để kê biên được.

    Vậy thì trong tình huống trên A&B chỉ có thể dùng hình sự để bảo vệ quyền và lợi ích của mình thôi. Nhưng nếu cái nào hình sự cũng tham gia vào thì lại mệt (vấn đề hình sự hóa các vấn đề dân sự).

    Đối với việc thi hành án dân sự thì với phương thức như thế lại không khuyến khích các công dân đã lỡ mắc nợ do làm ăn thất bát, làm lại cuộc đời bởi vì nếu làm ăn có lời (từ việc kinh doanh mới) thì tài sản đó cũng phải đem đi trả nợ. Nhưng trên thực tế mình thấy một số đại gia lừa đảo như Nguyễn Văn Mười Hai sau khi ra tù có mấy nạn nhân tiếp tục đòi thi hành án đâu?

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #62366   27/09/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Không bạn ạ. Trong bài đầu tiên của mình tại topic này thì không thể áp dụng bất cứ một biện pháp khẩn cấp tạm thời nào vì không thể tuyên bố HĐ giữa C và M vô hiệu.

    Còn trong bài viết sau khi bạn đưa ra sự thay đổi thì mình có sai sót một tý, cần phải sửa lại là "Trong quá trình giải quyết vụ án (dân sự hoặc hình sự), các cơ quan tiến hành tố tụng có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với hai căn nhà để bảo đảm cho việc thi hành án".

    Nếu đúng như tình tiết bạn vừa thay đổi thì HĐ đó là HĐ giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. Do đó nếu giải quyết bằng con đường dân sự thì Toà án sẽ căn cứ Điều 129 BLDS để tuyên bố HĐ vô hiệu khi có yêu cầu. Khi đã tuyên bố vô hiệu thì hai căn nhà vẫn thuộc quyền sở hữu của C. Và cũng khi có yêu cầu thì Toà án có quyền áp dụng biện pháp "Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ" quy định tại Điều 114 BLTTDS.

    Còn nếu đương sự yêu cầu áp dụng các biện pháp kê biên tài sản, cấm chuyển dịch quyền về tài sản hoặc cấm thay đổi hiện trạng tài sản thì không được áp dụng vì đó không phải là tài sản đang tranh chấp.

    Việc thi hành án của đối với Nguyễn Văn Mười Hai hay những trường hợp tương tự khác là do người được thi hành án không biết để yêu cầu đấy thôi. Chứ kể cả trường hợp người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù mà có tài sản thì việc thi hành án vẫn được tiến hành. Và khi họ ra tù mà làm ăn có tài sản để thi hành thì người được thi hành án vẫn có quyền làm đơn yêu cầu thi hành nếu trước đó đơn của họ bị trả vì lý do người phải thi hành án không có khả năng thi hành.
    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 27/09/2010 07:17:39 PM

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #62373   27/09/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Em xem lại đầu bài thấy ghi là có đặt cọc 5 tỷ, vậy thì phải có giấy đặt cọc, vậy mình ko cần xem xét căn nhà có được bán với giá 7 tỷ thật hay ko, chỉ cần biết là ông A đã có 5 tỷ rồi, tức là thừa tiền để trả A và B rồi, vậy thì A và B ko có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng giữa A và B là vô hiệu được.  Việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu hay truy thu thuế gì đó là việc của nhà nước, ko xét đến trong bài.

    Em nói thế có đc ko nhỉ !?

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |