Trách nhiệm vật chất – trách nhiệm kỷ luật lao động?

Chủ đề   RSS   
  • #379019 14/04/2015

    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần
    SMod

    Trách nhiệm vật chất – trách nhiệm kỷ luật lao động?

    Mấy hôm nay, mình thấy các bạn sinh viên hỏi nhiều về vấn đề trách nhiệm vật chất, trách nhiệm kỳ luật lao động.

    Sở dĩ 02 khái niệm này các bạn thường nhầm lẫn bởi chúng được xếp chung một nhóm chế tài  áp dụng đối với người lao động khi họ có hành vi vi phạm (kỷ luật hoặc gây thiệt hại về tài sản).

    Như vậy, cách hiểu hai thuật ngữ này như thế nào cho đúng, cùng xem nội dung bên dưới, sẽ giúp bạn giải quyết được những khúc mắc trên.

    Tiêu chí

    Trách nhiệm kỷ luật lao động

    Trách nhiệm vật chất

    Khái niệm

    Là một loại trách nhiệm pháp lý do người sử dụng lao động áp dụng đối với những người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động bằng cách bắt họ chịu một trong các hình thức kỷ luật

    Là trách nhiệm phải bồi thường những thiệt hại về tài sản do hành vi vi phạm kỷ luật lao động hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong khi thực hiện nghĩa vụ lao động đã gây ra

    Chủ thể   áp dụng

    Người sử dụng lao động.

    Người lao động.

    Nguyên nhân         áp dụng

    Người lao động có hành vi vi phạm nội quy lao động do người sử dụng lao động đặt ra đến mức phải áp dụng kỷ luật lao động.

    Người lao động:

    - Làm mất dụng cụ, thiết bị, làm mất các tài sản khác do doanh nghiệp giao; hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép.

    - Làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp.

     

    Căn cứ áp dụng

    - Có hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

    - Có lỗi.

     

    - Có hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

    - Có lỗi.

    - Có thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động.

    - Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại về tài sản.

    Nguyên tắc

    - Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý 01 hình thức kỷ luật.

    - Không xử lý đối với NLĐ mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hay khả năng điều khiển hành vi.

    - Không xử lý kỷ luật đối với NLĐ đang trong thời gian nghỉ ốm đau, điều dưỡng, nghỉ việc được sự đồng ý của NSDLĐ; đang bị tạm giữ, tạm giam; đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền xác minh và kết luận vi phạm tội tham ô, trộm cắp, đánh bạc, sử dụng ma túy nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, công nghệ, sở hữu trí tuệ, gây thiệt hại hay đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của NSDLĐ; nghỉ thai sản, lao động nữ có thai, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

    - Cấm xâm phạm thân thể, nhân phẩm NLĐ khi xử lý kỷ luật.

    - Cấm dùng hình thức phạt tiền, cúp lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

    - Cấm xử lý kỷ luật lao động vì lý do tham gia đình công theo quy định của pháp luật.

    - Phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động.

    - Việc quy định bồi thường được trừ dần vào lương hàng tháng của người lao động.

    Hình thức

    - Khiển trách.

    - Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.

    - Sa thải.

    - Bồi thường thiệt hại vật chất bằng tiền mặt.

    Mức bồi thường

     

    - Thiệt hại không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng, bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương.

    - Nếu NLĐ làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của NSDLĐ hoặc tài sản khác do NSDLĐ giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.

    Thủ tục thực hiện

    - Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động.

    - Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật.

    - Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

    - Việc xử lý kỷ luật phải được lập thành biên bản.

    Thời hiệu

    Tối đa là 06 tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm.

    Trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 12 tháng.

    Khiếu nại

    Người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất nếu thấy không thỏa đáng có quyền khiếu nại người sử dụng lao động với cơ quan có thẩm quyền hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do luật định.

    (theo Bộ Luật lao động 2012)

     
    70621 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn ChuTuocLS vì bài viết hữu ích
    dinhhuynhminhnhat1212 (05/06/2017) phuocanhgl (26/09/2016) huyenqwer (29/04/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #424779   17/05/2016

    Cho mình hỏi 2 loại trách nhiệm này: trách nhiệm kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất có thể áp dụng cùng lúc với nhau không?

    Cảm ơn ạ

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lethaothu vì bài viết hữu ích
    pandp (20/03/2019)
  • #424792   17/05/2016

    lamsonlawyer
    lamsonlawyer
    Top 75
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2012
    Tổng số bài viết (894)
    Số điểm: 5515
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 435 lần


    Chào bạn!

    Bài viết trên của ChuTuocLS đã nêu rất cụ thể về  trách nhiệm vật chất, trách nhiệm kỳ luật lao động.

    Nếu xét về mặt thời gian, trách nhiệm vật chất, trách nhiệm kỳ luật lao động có thể được áp dụng đồng thời. Ví dụ, người lao động vi phạm kỷ luật lao động gây ra thiệt hại về mặt vật chất, sẽ vừa chịu trách nhiệm vật chất, vừa chịu trách nhiệm kỳ luật lao động. Còn xét về mặt hình phạt, thì sẽ được áp dụng riêng biệt.

    Thân.

    Luật sư Nguyễn Lâm Sơn

    Hotline: 0919 089 888

    CÔNG TY LUẬT THÀNH ĐÔ

    Điện thoại: 024 3789 8686

    Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 1958

    Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn

    Website: http://luatthanhdo.com - http://luatthanhdo.com.vn

    * CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ:

    1. Tư vấn các vấn đề pháp lý: Đầu tư, doanh nghiệp, thương mại, lao động, đất đai, nhà ở, tài chính, kế toán, hôn nhân gia đình, thừa kế…;

    2. Tham gia tranh tụng;

    3. Đại diện ngoài tố tụng;

    * TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ:

    Thông qua địa chỉ email: luatsu@luatthanhdo.com.vn, Website: www.luatthanhdo.com - www.luatthanhdo.com.vn hoặc tổng đài tư vấn luật trực tuyến: 1900 1958

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamsonlawyer vì bài viết hữu ích
    lethaothu (19/05/2016)
  • #563014   20/11/2020

    HocVienTuPhap
    HocVienTuPhap

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/04/2016
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 765
    Cảm ơn: 105
    Được cảm ơn 21 lần


    Em có thể hỏi một vấn đề nhỏ liên quan đến hai khái niệm này được không ạ.

    Vì hiện tại chỉ có quy định về định nghĩa về kỷ luật lao động theo BLLĐ 2012 mà không có khái niệm về trách nhiệm kỷ luật lao động nhưng theo như ChuTuocLS đã trình bày thì chủ thể áp dụng trách nhiệm kỷ luật lao động là Người sử dụng lao động tuy nhiên Kỷ luật lao động lại chỉ áp dụng đối với hành vi sai phạm của người lao động nên em chưa hiểu lắm là trách nhiệm đang được nói đến là trách nhiệm của người nào ạ? là trách nhiệm mà NSDLĐ phải thực hiện việc kỷ luật lao động đúng quy định khi có hành vi vi phạm của NLĐ hay là trách nhiệm của NLĐ phải chấp nhận theo từng hình thức kỷ luật lao động cụ thể đối với hành vi vi phạm của mình ạ? Hay trách nhiệm này là đối với cả NSDLĐ và NLĐ ạ?

    Mong mọi người giải đáp thắc mắc hộ em.

    Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.

    Hotline: 0989.422.798/ 0924.848.535. Luật sư - Hãng luật Đại An Phát. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Website: http://luatdaianphat.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn HocVienTuPhap vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (20/11/2020)
  • #563055   21/11/2020

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14967)
    Số điểm: 100030
    Cảm ơn: 3514
    Được cảm ơn 5366 lần
    SMod

    là trách nhiệm mà NSDLĐ phải thực hiện việc kỷ luật lao động đúng quy định khi có hành vi vi phạm của NLĐ hay là trách nhiệm của NLĐ phải chấp nhận theo từng hình thức kỷ luật lao động cụ thể đối với hành vi vi phạm của mình ạ?  => ý thứ nhất

    Hay trách nhiệm này là đối với cả NSDLĐ và NLĐ ạ? => NSDLĐ

     
    Báo quản trị |