Trách nhiệm liên đới của vợ chồng

Chủ đề   RSS   
  • #420899 07/04/2016

    trangfantasi

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/03/2016
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 2674
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 31 lần


    Trách nhiệm liên đới của vợ chồng

     
     
    Vợ chồng có trách nhiệm liên đới trong một số giao dịch do một bên vợ, chồng thực hiện. Vậy đó là những trường hợp nào???  
     
    Về nguyên tắc, khi vợ chồng thực hiện 1 giao dịch liên quan tới tài sản chung, phải có sự đồng ý của hai vợ chồng.
     
    Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vợ chồng phải liên đới chịu trách nhiệm ngay cả khi giao dịch đó phát sinh do một bên thực hiện. 
     
    Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ mà nhiều người phải cùng thực hiện, mà người có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong những người phải thực hiện, phải thực hiện toàn bộ trách nhiệm. 
     
    Theo quy định tại Điều 37 Luật Hôn nhân gia đình 2014, quy định: 
     
    Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
     
    1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
     
    2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
     
    3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
     
    4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
     
    5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
     
    6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
     
    Nếu các căn cứ tại Điều 37 phát sinh, vợ chồng có nghĩa vụ chung để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ phát sinh. 
     
     
    Ngoài ra, Điều 27 Luật Hôn nhân gia đình 2014 còn quy định trách nhiệm liên đới của vợ chồng trong trường hợp sau:  
     
    +  Để đáp ứng 1 cách kịp thời quyền lợi cho các thành viên trong gia đình, trong một số trường hợp, giao dịch liên quan tới tài sản chug của vợ, chồng có thể do 1 bên thực hiện, phía bên kia dù không biết hoặc biết mà không đồng ý vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm. 
     
    Đó là các giao dịch dân sự hợp pháp, nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình: như ăn, mặc, ở, học tập, khám chữa bệnh... 
     
    +  Vợ chồng là đại diện hoặc ủy quyền cho nhau trong việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch. 
     
    +  Trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung thì vợ, chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó, trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh, vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc Luật này và các luật liên quan có quy định khác
     
    +  Đại diện giữa vợ và chồng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản chung có giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng
     
    Minh Trang
     
    11462 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #447658   23/02/2017

    quy định pháp luật là chặt ché như thế, nhưng mình thấy trên thực tế hiện nay có rất nhiều trường hợp vợ làm nhưng chồng không phải chịu. Cụ thể là rơi vài rất nhiều trường hợp người vợ vay mượn tiền để chăm lo cho cuộc sống gia đình, nhưng đến khi mọi chuyện vỡ lỡ thì người chồng không cùng chịu trách nhiệm, vợ thì trốn mất

     
    Báo quản trị |