Trả lại vốn góp bằng TSCĐ

Chủ đề   RSS   
  • #361819 09/12/2014

    phuochaugiang

    Male
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:09/12/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Trả lại vốn góp bằng TSCĐ

    Xin chào Luật sư

    Luật sư cho em hỏi:

    Em có góp vốn vào 1 cty với giá trị vốn 1.2 tỷ. Do cty làm ăn không có lãi. Em rút số vốn đó ra. Cty chi trả lại góp của em bằng 1 TSCĐ tương đương với giá 1.2 tỷ. Do các thành viền không mua lại phần vốn góp đó và không chào bán phần góp vốn đó ra bên ngoài. Cty làm biên bản bàn giao TSCĐ hai bên ký. Nôi dung Biên bản ghi: bên em được quyền quyết định sử dụng TSCĐ trên như: mua bán, trao đổi, cấm cố.

    Như vậy  em sử dụng TS trên có hợp pháp không? cần những thủ tục gì để hợp pháp TSCĐ trên. Luật sư tư vấn cho em hướng giải quyết vấn đề này?

    Xin trân trọng cảm ơn Luật sư.

    Kính chào.

     
    11179 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #362044   10/12/2014

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Bạn trình bày: công ty làm ăn không có lãi, các thành viên không mua lại phần vốn góp của bạn, không chào bán phần vốn góp đó ra bên ngoài, trả lại vốn góp bằng TSCĐ (có thể đây là tài sản phải đăng ký như ô tô, bất động sản) => Công ty sẽ giảm vốn điều lệ, giảm số lượng chủ sở hữu công ty.

    Như vậy, công ty cần tổ chức cuộc họp về vấn đề này, lập biên bản, ban hành quyết định và có thông báo gửi Phòng Đăng ký kinh doanh về việc giảm vốn điều lệ công ty, giảm số lượng chủ sở hữu công ty. 

    Sau khi công ty có giấy đăng ký doanh nghiệp mới, bạn mang tất cả những giấy tờ đến Cơ quan đăng ký TSCĐ nêu trên để sang tên từ công ty sang cho bạn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lsnguyenluong vì bài viết hữu ích
    phuochaugiang (11/12/2014)
  • #363939   21/12/2014

    vpluathuyhung
    vpluathuyhung
    Top 100
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2014
    Tổng số bài viết (664)
    Số điểm: 3755
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 189 lần


    Chào bạn!

    Điều 43. Mua lại phần vốn góp (luật doanh nghiệp)

    1. Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó bỏ phiếu không tán thành đối với quyết định của Hội đồng thành viên về các vấn đề sau đây:

    a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;

    b) Tổ chức lại công ty;

    c) Các trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty.

    Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyết định vấn đề quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

    2. Khi có yêu cầu của thành viên quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không thoả thuận được về giá thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

    3. Nếu công ty không mua lại phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều này thì thành viên đó có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên.

    Điều 60. Tăng, giảm vốn điều lệ

    1. Theo quyết định của Hội đồng thành viên, công ty có thể tăng vốn điều lệ bằng các hình thức sau đây:

    a) Tăng vốn góp của thành viên;

    b) Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty;

    c) Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.

    2. Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được phân chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên phản đối quyết định tăng thêm vốn điều lệ có thể không góp thêm vốn. Trong trường hợp này, số vốn góp thêm đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thoả thuận khác.

    Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc tiếp nhận thêm thành viên phải được sự nhất trí của các thành viên, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

    3. Theo quyết định của Hội đồng thành viên, công ty có thể giảm vốn điều lệ bằng các hình thức sau đây:

    a) Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn hai năm, kể từ ngày đăng ký kinh doanh; đồng thời vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;

    b) Mua lại phần vốn góp theo quy định tại Điều 44 của Luật này;

    c) Điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản giảm xuống của công ty.

    Bạn chỉ thuộc trường hợp trên mới được nhận lại phần vốn đã góp.

    Theo như bạn nói do công ty làm ăn không có lãi nên bạn rút vốn ra là không phù hợp với quy định của pháp luật.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HUY HÙNG chuyên Tư vấn thuế.

    Điện thoại: 098 63 63 449 (Tư Vấn Miễn Phí)

    Luật sư: Huỳnh Phước Lợi

    Địa chỉ: quận Bình Tân, Tp Hồ Chí Minh

    Email: huynhloi75@gmail.com

    Lĩnh vực hành nghề:

    - Tư vấn về thuế.

    - Tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

    - Tư vấn pháp luật.

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

    - Đại diện ngoài tố tụng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Nguyễn Lượng

Thành viên Đoàn luật sư thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0903 488 525