Tổng hợp điểm mới Thông tư 38/2015/TT-BTC về Hải quan & Thuế

Chủ đề   RSS   
  • #376990 01/04/2015

    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần
    SMod

    Tổng hợp điểm mới Thông tư 38/2015/TT-BTC về Hải quan & Thuế

    Từ ngày hôm nay (01/04/2015), Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu sẽ chính thức có hiệu lực.

    Quy định mới tác động không nhỏ đến việc kinh doanh, thương mại hàng hóa trong thời kỳ hội nhập. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp các điểm mới của Thông tư 38/2015/TT-BTC.

    1/ Bãi bỏ hàng loạt các thủ tục thuế, hải quan.

    Thông tư này bãi bỏ các Thông tư: 94/2014/TT-BTC , 22/2014/TT-BTC , 128/2013/TT-BTC , 196/2012/TT-BTC , 186/2012/TT-BTC183/2012/TT-BTC , 15/2012/TT-BTC , 190/2011/TT-BTC , 45/2011/TT-BTC , 45/2007/TT-BTC , 13/2014/TT-BTC , 175/2013/TT-BTC , 237/2009/TT-BTC .

    2/ Một số quy định sẽ được Bộ Tài Chính hướng dẫn riêng

    Thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan đối với một số loại hình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sau thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính:

    - Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bán tại cửa hàng miễn thuế.

    - Bưu gửi xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua mạng bưu chính và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh.

    - Xăng, dầu; nguyên liệu xăng, dầu xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất.

    - Khí và khí dầu mỏ hóa lỏng xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế khí và khí dầu mỏ hóa lỏng; nguyên liệu nhập khẩu để gia công xuất khẩu khí và khí dầu mỏ hóa lỏng.

    (Theo Điều 1 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    3/ Cụ thể quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan, người nộp thuế

    Ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định sau:

    - Điều 18 Luật Hải quan.

    - Điều 6, Điều 7, Điều 30 Luật Quản lý thuế 2006 được sửa đổi bởi Luật Quản lý thuế 2012.

    - Điều 5 Nghị định 83/2013/NĐ-CP.

    Người khai hải quan, người nộp thuế phải khai hải quan, khai bổ sung và sử dụng hàng hóa theo mục đích kê khai như sau:

    - Tự kê khai đầy đủ, chính xác, trung thực các tiêu chí trên tờ khai hải quan và các chứng từ phải nộp, phải xuất trình theo quy định pháp luật, các yếu tố làm căn cứ, liên quan đến tính thuế hoặc miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, xét hoàn thuế, không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT, thuế BVMT (trừ việc kê khai thuế suất, số tiền thuế phải nộp đối với hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế);

    - Tự xác định, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai số tiền thuế phải nộp; số tiền thuế được miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, hoàn thuế hoặc không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT, thuế BVMT theo đúng quy định pháp luật; kê khai số tiền thuế phải nộp trên giấy nộp tiền theo quy định của Bộ Tài chính về thu, nộp thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

    - Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu kê khai thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT, thuế BVMT hoặc miễn thuế, xét miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, mức thuế theo hạn ngạch thuế quan và đã được xử lý theo kê khai nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế, xét miễn thuế, áp dụng thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, mức thuế theo hạn ngạch thuế quan; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu và hàng hóa tạm nhập - tái xuất chuyển tiêu thụ nội địa thì người nộp thuế phải thực hiện khai hải quan đối với hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa theo quy định.

    - Cử người đại diện khi làm thủ tục hải quan và các thủ tục hành chính khác với cơ quan hải quan.

    (Theo Điều 2 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    4/ Quy định thêm nội dung về nộp, xác nhận và sử dụng các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, hồ sơ thuế

    - Người khai hải quan, người nộp thuế không phải nộp tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi đề nghị cơ quan hải quan thực hiện các thủ tục xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế nợ, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, trừ trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy.

    - Các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, hồ sơ khai bổ sung, hồ sơ đăng ký Danh mục hàng hoá miễn thuế, hồ sơ báo cáo sử dụng hàng hóa miễn thuế, hồ sơ xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, hồ sơ đề nghị xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế, hồ sơ nộp dần tiền thuế nợ, hồ sơ xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, hồ sơ đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc nộp bản giấy theo quy định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

     Trường hợp theo quy định phải nộp bản chính thì người khai hải quan phải nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính cho cơ quan hải quan.

    Khi kiểm tra hồ sơ, cơ quan hải quan sử dụng các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan điện tử và các thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để kiểm tra, đối chiếu và lưu trữ.

    - Người khai hải quan phải lưu trữ hồ sơ theo quy định trên, sổ sách, chứng từ kế toán trong thời hạn theo quy định pháp luật về kế toán. Ngoài ra, người khai hải quan phải lưu trữ các chứng từ khác liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong thời hạn 5 năm, bao gồm chứng từ vận tải đối với hàng hóa xuất khẩu, phiếu đóng gói, tài liệu kỹ thuật, chứng từ, tài liệu liên quan đến định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu.

    Người khai hải quan phải lưu trữ bản chính các chứng từ nêu trên (trừ trường hợp đã nộp bản chính cho cơ quan hải quan), trường hợp các chứng từ điện tử thì lưu giữ dưới dạng điện tử hoặc chuyển đổi ra chứng từ giấy theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

    (Theo Điều 3 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    5/ Sẽ triển khai thực hiện thủ tục hải quan ngoài giờ làm việc, ngày nghỉ, ngày lễ

    - Cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vào ngày nghỉ, ngày lễ và ngoài giờ làm việc để đảm bảo kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của người, phương tiện vận tải hoặc trên cơ sở thông báo trước qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc bằng văn bản (chấp nhận cả bản fax) của người khai hải quan.

    Thông báo phải được gửi đến cơ quan hải quan trong giờ làm việc theo quy định. Ngay sau khi nhận được thông báo, cơ quan hải quan phải phản hồi cho người khai hải quan qua Hệ thống hoặc bằng văn bản về việc bố trí làm thủ tục hải quan vào ngày nghỉ, ngày lễ và ngoài giờ làm việc.

    - Trường hợp cơ quan hải quan đang kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa mà hết giờ làm việc thì thực hiện kiểm tra tiếp cho đến khi hoàn thành việc kiểm tra và không yêu cầu người khai hải quan phải có văn bản đề nghị.

    Thời hạn kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan 2014.

    - Đối với các cửa khẩu biên giới đất liền, việc thực hiện thủ tục hải quan vào ngày nghỉ, ngày lễ và ngoài giờ làm việc phải phù hợp với thời gian đóng, mở cửa khẩu theo quy định pháp luật và Điều ước quốc tế giữa Việt Nam và các nước có chung đường biên giới.

    Các Thông tư trước đây chưa có quy định về nội dung này. Quy định mới được đặt ra nhằm giải quyết việc thực hiện thủ tục hải quan được nhanh chóng, tránh gây tồn đọng, kéo dài.

    (Còn nữa)

    Trong quá trình cập nhật, nếu có thiếu sót nội dung rất mong quý thành viên Dân Luật góp ý để bổ sung cho hoàn thiện. Xin chân thành cám ơn!

     
    42706 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #378409   10/04/2015

    nino_boy
    nino_boy

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    XIN HỎI VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN XUẤT KHẨU TẠI CHỖ THEO THÔNG TƯ 38/TT-BTC

    Kính chào Thuvienphapluat,

    Tôi tên Cường, là nhân viên xuất khẩu của công ty Posco E&C Việt Nam.

    Doanh nghiệp của tôi giao hàng cho 1 doanh nghiệp được chỉ định trong nước (dự án nằm ở khu được miễn thuế nhập khẩu và VAT theo chính sách). Cho tôi xin hỏi về thủ tục hải quan xuất khẩu tại chỗ theo thông tư mới 38/TT-BTC sẽ thực hiện như thế nào? Và có những điểm nào mới cần chú ý đối với doanh nghiệp được chỉ định thuộc diện đặc biệt này ạ?

    Xin cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #381814   05/05/2015

    ChuTuocLS
    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần
    SMod

    6/ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử Hải quan

    So với Thông tư 22/2014/TT-BTC, quy định về hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan không thay đổi nhiều.

    Thêm các đối tượng được truy cập và trao đổi thông tin với Hệ thống:

    - Các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

    - Các cơ quan theo dõi quản lý thuế, quản lý giá đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

    - Các doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho bãi.

    Bỏ quy định về người khai hải quan phải được đào tạo qua các cơ sở đào tạo, nếu người khai hải quan không đáp ứng đủ điều kiện thì phải thực hiện thủ tục hải quan thông qua đại lý làm thủ tục hải quan.

    Đồng thời, quy định về việc trang bị hạ tầng kỹ thuật như sau:

    Trang bị đầy đủ về hạ tầng kỹ thuật trong hoạt động giao dịch điện tử đảm bảo cho việc khai báo, truyền, nhận, lưu trữ thông tin khi truy cập và trao đổi thông tin với Hệ thống; sử dụng phần mềm khai hải quan điện tử do cơ quan hải quan cung cấp (nếu có) hoặc phần mềm khai hải quan điện tử đã được Tổng cục Hải quan kiểm tra và xác nhận phù hợp yêu cầu nghiệp vụ của cơ quan hải quan và tương thích với Hệ thống. Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định công nhận phần mềm khai hải quan điện tử và công bố trên Cổng thông tin điện tử của ngành Hải quan.

    (Theo Điều 6 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    7/ Hồ sơ xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan

    Các giấy tờ, hồ sơ được thu gọn hơn trước so với Thông tư 128/2013/TT-BTC, cụ thể:

    * Đối với hồ sơ xác định trước mã số:

    - Đơn đề nghị xác định trước theo mẫu số 01/XĐTMS/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này: 01 bản chính.

    - Mẫu hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu.

    Trường hợp không có mẫu hàng, tổ chức, cá nhân phải cung cấp tài liệu kỹ thuật (như bản phân tích thành phần, catalogue, hình ảnh hàng hóa), mô tả chi tiết thành phần, tính chất, cấu tạo, công dụng, phương thức vận hành của hàng hóa: 01 bản chính.

    * Đối với hồ sơ xác định trước xuất xứ:

    - Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hoá nhập khẩu theo mẫu số 01/XĐTXX/GSQL ban hành kèm Phụ lục V Thông tư này: 01 bản chính.

    - Bản kê các nguyên vật liệu dùng để sản xuất ra hàng hoá gồm các thông tin như: tên hàng, mã số hàng hóa, xuất xứ nguyên vật liệu cấu thành sản phẩm, giá CIF hoặc giá tương đương của nguyên vật liệu do nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu cung cấp: 01 bản chính.

    - Bản mô tả sơ bộ quy trình sản xuất ra hàng hoá hoặc Giấy chứng nhận phân tích thành phần do nhà sản xuất cấp: 01 bản chụp.

    - Catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa: 01 bản chụp.

    Quy định cụ thể, hồ sơ xác định trước phương pháp xác định trị giá hải quan:

    - Đơn đề nghị (theo mẫu số 02/XĐTTG/TXNK Phụ lục VI Thông tư này): 01 bản chính.

    - Hợp đồng mua bán hàng hóa do tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện giao dịch (nếu có): 01 bản chụp.

    - Tài liệu kỹ thuật, hình ảnh hoặc catalogue hàng hóa: 01 bản chụp.

    - Các chứng từ, tài liệu có liên quan đến giao dịch dự kiến đề nghị xác định trước (nếu có): 01 bản chụp.

    - Các chứng từ có liên quan trong trường hợp phải quy đổi từ trị giá hóa đơn về giá bán thực tế tại cửa khẩu xuất đối với hàng hóa xuất khẩu: 01 bản chụp.

    Trường hợp chưa có giao dịch thực tế, tổ chức cá nhân chưa có các chứng từ như Hợp đồng mua bán hàng hóa, Các chứng từ, tài liệu có liên quan đến giao dịch dự kiến đề nghị xác định trước, các chứng từ có liên quan trong trường hợp phải quy đổi từ trị giá hóa đơn về giá bán thực tế tại cửa khẩu xuất đối với hàng hóa xuất khẩu thì đề nghị cơ quan hải quan hướng dẫn nguyên tắc, điều kiện áp dụng phương pháp xác định trị giá hải quan.

    Đồng thời quy định hồ sơ xác định trước mức giá:

    - Đơn đề nghị (theo mẫu số 02/XĐTTG/TXNK Phụ lục VI Thông tư này): 01 bản chính.

    - Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc chứng từ có giá trị tương đương hợp đồng do tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện giao dịch: 01 bản chụp.

    - Chứng từ thanh toán qua ngân hàng: 01 bản chụp.

    - Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật (trừ hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hóa mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa): 01 bản chụp.

    - Tài liệu kỹ thuật, hình ảnh hoặc catalogue hàng hóa: 01 bản chụp.

    - Chứng từ, tài liệu có liên quan đến giao dịch đề nghị xác định mức giá (nếu có): 01 bản chụp.

    Trường hợp người khai hải quan chưa có các chứng từ như Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc chứng từ có giá trị tương đương hợp đồng, Chứng từ thanh toán qua ngân hàng, Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương thì đề nghị cơ quan hải quan hướng dẫn nguyên tắc, điều kiện áp dụng phương pháp xác định trị giá hải quan.

    (Theo Điều 7 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    8/ Đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu

    Quy định này đưa ra các mức độ đánh giá doanh nghiệp nhằm hệ thống hóa các chế độ áp dụng cho từng loại doanh nghiệp.

    - Cơ quan hải quan đánh giá, phân loại tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế của doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, bao gồm:

      + Doanh nghiệp ưu tiên.

      + Doanh nghiệp tuân thủ.

      + Doanh nghiệp không tuân thủ.

    - Tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp được dựa trên Hệ thống các các chỉ tiêu thông tin theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 08/2015/NĐ-CP.

    - Cơ quan hải quan cung cấp thông tin liên quan đến việc đánh giá tuân thủ pháp luật theo quy định trên; hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp nâng cao năng lực tuân thủ pháp luật.

    (Theo Điều 8 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    9/ Kểm tra hàng hóa trong quá trình xếp, dỡ, vận chuyển, lưu giữ tại kho, bãi, cảng, khu vực cửa khẩu

    - Việc quyết định kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình xếp, dỡ, vận chuyển, lưu giữ tại kho, bãi, cảng, khu vực cửa khẩu được dựa trên áp dụng quản lý rủi ro theo các tiêu chí sau:

     + Chủ hàng, người giao hàng, người nhận hàng và các đối tượng khác liên quan.

     + Đặc điểm, tính chất hàng hóa; tuyến đường vận chuyển, phương tiện vận chuyển và các yếu tố khác liên quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

      + Lựa chọn ngẫu nhiên không quá 01% tổng số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập kết, xếp, dỡ tại khu vực cửa khẩu.

    - Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan căn cứ tiêu chí trên quyết định việc kiểm tra hàng hóa bằng máy soi container hoặc phương tiện kỹ thuật khác thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý kho, bãi, cảng, cửa khẩu tổ chức thực hiện việc kiểm tra.

    (Theo Điều 9 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    10/ Kiểm tra hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

    Quy định nguyên tắc thực hiện:

    - Việc xác định hàng hóa phải kiểm tra thực tế được dựa trên quản lý rủi ro thông qua phân luồng của Hệ thống; Chi cục trưởng Chi cục Hải quan thực hiện quyết định kiểm tra theo thông báo phân luồng của Hệ thống và kiểm tra ngẫu nhiên đánh giá sự tuân thủ của người khai hải quan theo quy định, hướng dẫn của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; trên cơ sở đó thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định. (sẽ được đề cập ở những phần sau)

    - Việc kiểm tra hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành được thực hiện theo quy định pháp luật chuyên ngành; thực hiện kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng đối với trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan.

    Không phân loại tiêu chí kiểm tra như Thông tư 128/2013/TT-BTC mà phân loại doanh nghiệp để tiến hành kiểm tra. Doanh nghiệp ưu tiên sẽ được kiểm tra hải quan theo Thông tư riêng do Bộ Tài Chính quy định. Còn doanh nghiệp tuân thủ sẽ thực hiện kiểm tra hải quan theo quy định sau:

    - Kiểm tra trực tiếp hồ sơ trong các trường hợp:

       + Có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan,

       + Lựa chọn không quá 5% trên tổng tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro.

       + Hàng hóa theo quy định pháp luật chuyên ngành phải kiểm tra trực tiếp hồ sơ.

    - Kiểm tra thực tế hàng hóa trong các trường hợp:

       + Có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan.

       + Lựa chọn không quá 1% trên tổng tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro.

       + Theo quy định pháp luật chuyên ngành phải kiểm tra thực tế hàng hóa.

    - Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra đánh giá tuân thủ đối với doanh nghiệp tuân thủ theo khoản 2 Điều 11 Thông tư này.

    Việc kiểm tra hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh của doanh nghiệp không tuân thủ được thực hiện như sau:

    - Kiểm tra trực tiếp hồ sơ trong các trường hợp:

       + Có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan.

       + Hàng hóa theo quy định pháp luật chuyên ngành phải kiểm tra trực tiếp hồ sơ.

       + Lựa chọn kiểm tra trực tiếp hồ sơ không quá 50% trên tổng tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá rủi ro.

    - Kiểm tra thực tế hàng hóa trong các trường hợp:

       + Có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan.

       + Theo quy định pháp luật chuyên ngành phải kiểm tra thực tế hàng hóa.

       + Lựa chọn kiểm tra thực tế hàng hóa tối thiểu 20% trên tổng tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá rủi ro.

    (Theo Điều 10 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

     
    Báo quản trị |  
  • #382049   06/05/2015

    ChuTuocLS
    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần
    SMod

    Trước đây, nội dung quản lý rủi ro chỉ được nêu một cách chung mà không có nội dung quy định cụ thể. Thông tư 38/2015/TT-BTC đã phân định nội dung quản lý rủi ro trong các hoạt động kiểm tra sau thông quan, giám sát hải quan, đối với hành lý xuất nhập cảnh….

    11/ Áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan

    - Việc lựa chọn kiểm tra sau thông quan dựa trên quản lý rủi ro dựa trên các tiêu chí:

       + Người khai hải quan có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật thuế trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.

       + Người khai hải quan có dấu hiệu rủi ro tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.

       + Người khai hải quan xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục rủi ro nhưng chưa được kiểm tra khi thực hiện thủ tục hải quan.

    - Việc kiểm tra đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan được thực hiện không quá 5% trên tổng số doanh nghiệp tuân thủ, trên cơ sở các tiêu chí:

       + Mức độ tuân thủ, quy mô, lĩnh vực, loại hình, thời gian hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu.

       + Tần suất, thời gian thực hiện kiểm tra trong khi làm thủ tục hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra hải quan đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu.

       + Chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

       + Đặc điểm, tính chất, xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

       + Các yếu tố khác có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.

    (Theo Điều 11 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    12/ Áp dụng quản lý rủi ro trong giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh

    - Việc lựa chọn phương thức giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh được dựa trên các tiêu chí sau:

      + Chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.

      + Lĩnh vực, loại hình, thời gian hoạt động, tuyến đường, địa bàn, phương tiện vận chuyển, lưu giữ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;

      + Đặc điểm, tính chất, xuất xứ, tần suất, mức độ vi phạm liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.

       + Các quy định khác liên quan đến quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.

    - Việc lựa chọn đối tượng trọng điểm giám sát hải quan được dựa trên các tiêu chí trên và mức độ tuân thủ của chủ hàng, người vận chuyển và các đối tượng khác có liên quan.

    (Theo Điều 12 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    13/ Áp dụng quản lý rủi ro đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh

    Việc lựa chọn đối tượng trọng điểm giám sát, kiểm tra đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được dựa trên các tiêu chí:

    - Tần suất, mức độ vi phạm của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

    - Đặc điểm nhân thân, lịch sử xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, địa điểm, thời gian, tuyến đường, phương tiện vận chuyển, vé, giấy tờ tùy thân và các yếu tố liên quan đến việc thực hiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

    - Cử chỉ, hành động, lời nói, thái độ, các biểu hiện tâm lý trong quá trình xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

    - Đặc điểm bao bì đóng gói, trọng lượng, trị giá, địa điểm, thời gian, tuyến đường, phương tiện vận chuyển và các yếu tố khác liên quan đến việc vận chuyển hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

    (Theo Điều 13 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    14/ Quản lý rủi ro đối với doanh nghiệp giải thể, phá sản, bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động, mất tích

    - Cơ quan hải quan không chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh của doanh nghiệp đã giải thể, phá sản, đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động, mất tích theo xác nhận của cơ quan thuế, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Các trường hợp doanh nghiệp đã tạm ngừng hoạt động hoặc mất tích theo xác nhận của cơ quan thuế, để được chấp nhận đăng ký tờ khai làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh phải có xác nhận của cơ quan thuế về việc doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động trở lại và đã thực hiện đầy đủ quy định pháp luật thuế và kế toán.

    - Tổng cục Hải quan phối hợp với Tổng cục Thuế thu thập thông tin, xây dựng, quản lý danh sách doanh nghiệp giải thể, phá sản, bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động, mất tích để phục vụ quản lý rủi ro.

    (Theo Điều 14 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    15/ Trách nhiệm của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan trong việc thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro

    Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện thống nhất:

    - Các chỉ số theo các tiêu chí trên về quản lý rủi ro và các quy định, hướng dẫn phân cấp khác của Bộ Tài chính, để đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan, quản lý thuế trong từng thời kỳ.

    - Các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan.

    - Quy trình, quy định, hướng dẫn thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan.

    (Theo Điều 15 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

     
    Báo quản trị |  
  • #382384   08/05/2015

    ChuTuocLS
    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần
    SMod

    Các hồ sơ, thủ tục hải quan trước đây chỉ quy định một cách chung chung, không làm rõ với từng trường hợp. Thời gian giải quyết thủ tục hải quan còn quá dài. Nay Thông tư 38/2015/TT-BTC đã cụ thể hơn các nội dung hồ sơ và thủ tục trong các trường hợp mà các nhà làm luật dự liệu được và rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục này.

    16/ Hồ sơ hải quan

    Thông tư 38/2015/TT-BTC rút ngắn các giấy tờ cần thiết trong hồ sơ hải quan, đồng thời quy định thêm hồ sơ hải quan trong các trường miễn, giảm thuế.

    * Đối với hàng hóa xuất khẩu

    - Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.

    Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo khoản 2 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này.

    - Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần.

    - Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định pháp luật: 01 bản chính.

    Đối với chứng từ Giấy phép xuất khẩu, Giấy thông báo miễn kiểm tra, nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.

    * Đối với hàng hóa nhập khẩu

    - Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.

    Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo khoản 2 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này.

    - Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.

    Trường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ định nhận hàng từ nước ngoài thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại Việt Nam phát hành cho chủ hàng.

    Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp sau:

      + Người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên.

      + Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài, người khai hải quan khai giá tạm tính tại ô “Trị giá hải quan” trên tờ khai hải quan.

      + Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán, người khai hải quan khai trị giá hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về xác định trị giá hải quan.

    - Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp.

    Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí được vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hoá (cargo manifest) thay cho vận tải đơn.

    - Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu nhập khẩu nhiều lần.

    - Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định pháp luật: 01 bản chính.

    Đối với chứng từ Giấy phép nhập khẩu, Giấy thông báo miễn kiểm tra, nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.

    - Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính (đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy). Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

    - Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ): 01 bản chính hoặc chứng từ dưới dạng dữ liệu điện tử trong các trường hợp sau:

      + Hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước có thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam theo quy định pháp luật Việt Nam và theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó.

       + Hàng hoá thuộc diện do Việt Nam hoặc các tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát.

        + Hàng hoá nhập khẩu từ các nước thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử, thuế tự vệ, thuế suất áp dụng theo hạn ngạch thuế quan.

        + Hàng hoá nhập khẩu phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định pháp luật Việt Nam hoặc các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

    Trường hợp theo thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam hoặc theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định về việc nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu là chứng từ điện tử hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của người sản xuất/người xuất khẩu/người nhập khẩu thì cơ quan hải quan chấp nhận các chứng từ này.

    * Đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế xuất, nhập khẩu

    - Trường hợp hàng hoá thuộc đối tượng được miễn thuế xuất khẩu, ngoài các chứng từ đối với hàng hóa xuất khẩu, người khai hải quan nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính Danh mục hàng hóa miễn thuế kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi đã được đăng ký tại cơ quan hải quan đối với các trường hợp phải đăng ký danh mục theo hướng dẫn sẽ được đề cập ở những phần sau.

    Trường hợp đăng ký danh mục hàng hóa miễn thuế trên Hệ thống, người khai hải quan không phải nộp danh mục, phiếu theo dõi trừ lùi, nhưng phải khai đầy đủ các chỉ tiêu thông tin theo Phụ lục II Thông tư này.

    - Trường hợp hàng hoá thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu thì ngoài các chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu, người khai hải quan nộp, xuất trình thêm các chứng từ sau:

      + Danh mục hàng hóa miễn thuế kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi đã được đăng ký tại cơ quan hải quan đối với các trường hợp phải đăng ký danh mục theo hướng dẫn sẽ được đề cập ở những phần sau: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu và trừ lùi.

    Trường hợp đăng ký danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế trên Hệ thống, người khai hải quan không phải nộp danh mục, phiếu theo dõi trừ lùi, nhưng phải khai đầy đủ các chỉ tiêu thông tin theo Phụ lục II Thông tư này;

       + Chứng từ chuyển nhượng hàng hoá thuộc đối tượng miễn thuế đối với trường hợp hàng hoá của đối tượng miễn thuế chuyển nhượng cho đối tượng miễn thuế khác: nộp 01 bản chụp.

    * Đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế

    Trường hợp hàng hoá xuất, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, ngoài các chứng từ đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu nêu trên, người khai hải quan nộp, xuất trình thêm các chứng từ sau:

      + Tờ khai xác nhận viện trợ không hoàn lại của cơ quan tài chính theo quy định của Bộ Tài chính đối với hàng hóa viện trợ không hoàn lại thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT: nộp 01 bản chính.

    Trường hợp chủ dự án ODA không hoàn lại, nhà thầu chính thực hiện dự án ODA không hoàn lại xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế XNK, thuế GTGT, thuế TTĐB theo quy định pháp luật về thuế thì phải có thêm hợp đồng cung cấp hàng hoá, trong đó quy định giá trúng thầu hoặc giá cung cấp hàng hoá không bao gồm thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế TTĐB (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu nhập khẩu); hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá, trong đó quy định giá cung cấp theo hợp đồng uỷ thác không bao gồm thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (đối với trường hợp uỷ thác nhập khẩu): nộp 01 bản chụp.

      + Hợp đồng bán hàng hoặc Hợp đồng cung cấp hàng hóa, trong đó, quy định giá trúng thầu hoặc giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT đối với hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT (nếu có): nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính trong lần nhập khẩu đầu tiên tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để đối chiếu.

       + Hợp đồng bán hàng cho các doanh nghiệp chế xuất theo kết quả đấu thầu hoặc Hợp đồng cung cấp hàng hóa, trong đó, quy định giá trúng thầu hoặc giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT đối với hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT (nếu có) để phục vụ xây dựng nhà xưởng, văn phòng làm việc của doanh nghiệp chế xuất do các nhà thầu nhập khẩu.

       + Hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT là máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; tàu bay, giàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê, phải có:

        i. Hợp đồng bán hàng cho các doanh nghiệp theo kết quả đấu thầu hoặc hợp đồng cung cấp hàng hoá hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ (ghi rõ giá hàng hoá phải thanh toán không bao gồm thuế giá trị gia tăng) đối với hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT do cơ sở trúng thầu hoặc được chỉ định thầu hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ nhập khẩu: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính trong lần nhập khẩu đầu tiên tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để đối chiếu.

       ii. Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá, trong đó ghi rõ giá cung cấp theo hợp đồng uỷ thác không bao gồm thuế GTGT (đối với trường hợp nhập khẩu uỷ thác): nộp 01 bản chụp.

       iii. Văn bản của cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ cho các tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hoặc hợp đồng khoa học và công nghệ giữa bên đặt hàng với bên nhận đặt hàng thực hiện hợp đồng khoa học và công nghệ: nộp 01 bản chính.

       iv. Hợp đồng thuê ký với nước ngoài đối với trường hợp thuê tàu bay, giàn khoan, tàu thuỷ; loại trong nước chưa sản xuất được của nước ngoài dùng cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê: nộp 01 bản chụp.

      + Giấy xác nhận hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho quốc phòng của Bộ Quốc phòng hoặc phục vụ trực tiếp cho an ninh của Bộ Công an đối với hàng hoá nhập khẩu là vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị giá tăng: nộp 01 bản chính.

    - Đối với thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học, để được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế GTGT, người khai hải quan phải nộp hợp đồng bán hàng cho các trường học, các viện nghiên cứu hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính trong lần nhập khẩu đầu tiên tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để đối chiếu.

    (Theo Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    17/ Xem hàng hoá, lấy mẫu hàng hóa trước khi khai hải quan

    Không thay đổi so với Thông tư 128/2013/TT-BTC, bổ sung thêm nội dung:

    - Trường hợp người khai hải quan đề nghị lấy mẫu để phục vụ việc khai hải quan thì thực hiện theo quy định tại Điều 31 Thông tư này.

    - Khi khai hải quan, chủ hàng ghi rõ kết quả xem trước, lấy mẫu hàng hóa trên tờ khai hải quan.

    (Theo Điều 17 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    18/ Khai hải quan

    * Về nguyên tắc

    Thay vì quy định rải rác trong các thủ tục hải quan tại Thông tư 128/2013/TT-BTC, nay Thông tư 38/2015/TT-BTC tích hợp các nội dung lại thành Điều khoản riêng, đồng thời, bổ sung thêm một số nguyên tắc:

    - Người khai hải quan phải khai đầy đủ các thông tin trên tờ khai hải quan theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.

    Trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy thì thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này.

    - Hàng hoá xuất, nhập khẩu theo các loại hình khác nhau thì phải khai trên tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khác nhau theo từng loại hình tương ứng.

    - Một tờ khai hải quan được khai báo cho lô hàng có một hóa đơn.

    Trường hợp khai hải quan đối với lô hàng có nhiều hóa đơn trên một tờ khai hải quan theo khoản 7 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan lập Bảng kê hóa đơn thương mại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu số 02/BKHĐ/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này, gửi kèm tờ khai hải quan đến Hệ thống.

    Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan phải khai đầy đủ số, ngày, tháng, năm của hóa đơn và tổng lượng hàng trên tờ khai hải quan, nếu không thể khai hết các hóa đơn trên tờ khai hải quan thì lập bản kê chi tiết kèm theo tờ khai hải quan.

    - Hàng hoá xuất, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế theo quy định thì khi khai hải quan phải khai các chỉ tiêu thông tin liên quan đến không chịu thuế, miễn thuế, theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.

    - Hàng hóa xuất, nhập khẩu thuộc diện được giảm mức thuế so với quy định thì khi khai mức thuế trên tờ khai hải quan giấy phải khai cả mức thuế trước khi giảm, tỷ lệ phần trăm số thuế được giảm và văn bản quy định về việc này.

    - Hàng hóa xuất, nhập khẩu là phương tiện vận tải đường biển, đường sông, đường hàng không, đường sắt thì phải khai và hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu trước khi làm thủ tục xuất cảnh, trừ trường hợp bán hàng sau khi phương tiện vận tải đã xuất cảnh; khai và làm thủ tục hải quan nhập khẩu trước khi làm thủ tục nhập cảnh; trường hợp là phương tiện vận tải đường bộ hoặc phương tiện được các phương tiện khác vận chuyển qua cửa khẩu thì chỉ phải khai và làm thủ tục hải quan xuất, nhập khẩu, không phải làm thủ tục xuất, nhập cảnh.

    - Người khai hải quan được sử dụng kết quả giám định, phân tích của các tổ chức có chức năng theo quy định pháp luật để khai các nội dung có liên quan đến tên hàng, mã số, chất lượng, chủng loại, số lượng và các thông tin khác liên quan đến lô hàng xuất, nhập khẩu.

    - Người khai hải quan được sử dụng kết quả phân tích, phân loại của lô hàng đã được thông quan trước đó để khai tên hàng, mã số cho các lô hàng tiếp theo có cùng tên hàng, thành phần, tính chất lý hóa, tính năng, công dụng, nhập khẩu từ cùng một nhà sản xuất trong thời hạn 03 năm kể từ ngày có kết quả phân tích, phân loại; trừ trường hợp quy định pháp luật làm căn cứ ban hành thông báo kết quả phân tích, phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được sửa đổi, bổ sung, thay thế.

    - Trường hợp việc khai hải quan tạm nhập, tạm xuất thực hiện trên tờ khai hải quan giấy thì việc khai hải quan đối với hàng hóa tái xuất, tái nhập thực hiện trên tờ khai hải quan giấy.

    * Hình thức tờ khai hải quan

    Đây là nội dung mới quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC.

    - Một tờ khai hải quan được khai tối đa 50 dòng hàng, nếu quá 50 dòng hàng thì người khai hải quan khai trên nhiều tờ khai hải quan.

     Trường hợp một lô hàng có nhiều mặt hàng thuộc các loại hình xuất khẩu, nhập khẩu để sản xuất, chế xuất, sản xuất xuất khẩu, gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài thì người khai hải quan được khai gộp các mặt hàng có cùng mã số hàng hóa theo hướng dẫn tại Phụ lục II Thông tư này, cùng xuất xứ và thuế suất.

    Khi khai gộp mã HS trên tờ khai hải quan, trị giá hóa đơn, trị giá tính thuế, số lượng của dòng hàng gộp mã HS là tổng trị giá hóa đơn, trị giá tính thuế, số lượng các dòng hàng đã gộp; không khai đơn giá hóa đơn của dòng hàng gộp mã HS.

    - Trường hợp một mặt hàng có số tiền thuế vượt số ký tự của ô số tiền thuế trên tờ khai thì người khai hải quan được tách thành nhiều dòng hàng để khai trên tờ khai hải quan; trường hợp không thể tách được thành nhiều dòng hàng thì thực hiện khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy.

    Trường hợp tổng số tiền thuế của tờ khai hải quan vượt số ký tự của ô tổng số tiền thuế trên tờ khai thì người khai hải quan được tách thành nhiều tờ khai hải quan.

    * Trường hợp 01 lô hàng phải khai trên nhiều tờ khai hay hàng hóa nhập khẩu thuộc nhiều loại hình, có chung vận tải đơn, hóa đơn, khai trên nhiều tờ khai theo từng loại hình hàng hóa nhập khẩu tại một Chi cục Hải quan

    Chỉ phải nộp 01 bộ hồ sơ hải quan (trường hợp nộp hồ sơ giấy cho cơ quan hải quan), các tờ khai sau ghi rõ “chung chứng từ với tờ khai số … ngày …” vào ô “Phần ghi chú”.

    Đối với các trường hợp đã được đề cập trong nhóm hình thức tờ khai hải quan trên, người khai hải quan chỉ phải nộp, xuất trình, lưu một bộ hồ sơ hải quan của các tờ khai hải quan thuộc cùng một lô hàng.

    Trước đây, Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định trường hợp này nộp 01 tờ khai hải quan. (nếu có nhiều thì kèm theo các tờ khai hải quan đó và ghi chú, lưu kèm)

    Đồng thời, quy định cụ thể hơn Thông tư 128/2013/TT-BTC trường hợp số lượng hàng hóa thực tế vượt quá 02 số sau dấu thập phân, trị giá hóa đơn có số ký tự vượt quá 04 số sau dấu thập phân; đơn giá hóa đơn có số ký tự vượt quá 06 số sau dấu thập phân:

    Người khai hải quan thực hiện làm tròn số theo quy định để thực hiện khai báo. Số lượng, trị giá hóa đơn và đơn giá hóa đơn thực tế khai báo tại tiêu chí “Mô tả hàng hóa”.

    Thông tư này cũng quy định thêm nội dung khai trước thông tin hàng hóa xuất, nhập khẩu:

    - Người khai hải quan phải khai trước các thông tin liên quan đến hàng hóa xuất, nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại điểm 2 Phụ lục II kèm theo Thông tư này.

    - Thông tin khai trước có giá trị sử dụng và được lưu giữ trên Hệ thống tối đa là 07 ngày kể từ thời điểm đăng ký trước hoặc thời điểm có sửa chữa cuối cùng.

    - Trường hợp chấp nhận thông tin khai trước, Hệ thống sẽ thông báo số tờ khai hải quan; trường hợp không chấp nhận, Hệ thống thông báo cụ thể lý do không chấp nhận và nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung để người khai hải quan thực hiện sửa đổi, bổ sung nội dung khai.

    - Người khai hải quan được sửa đổi, bổ sung các thông tin đã khai trước trên Hệ thống.

    Sau khi khai trước thông tin hàng hóa xuất, nhập khẩu, người khai hải quan tiếp nhận thông tin phản hồi từ Hệ thống để thực hiện khai chính thức tờ khai hải quan.

    Trường hợp Hệ thống thông báo người khai hải quan không đủ điều kiện đăng ký tờ khai hải quan, người khai hải quan liên hệ với Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai và gửi kèm chứng từ chứng minh doanh nghiệp đang hoạt động bình thường do cơ quan có thẩm quyền cấp.

    Người khai hải quan tự kiểm tra nội dung thông tin phản hồi từ Hệ thống và chịu trách nhiệm trước pháp luật khi sử dụng thông tin phản hồi từ Hệ thống để làm thủ tục hải quan.

    * Thời hạn nộp tờ khai hải quan

    Về nội dung, không thay đôi so với Thông tư 128/2013/TT-BTC. Đồng thời, bổ sung thêm các quy định sau:

    - Đối với hàng hóa xuất khẩu, việc nộp tờ khai hải quan được thực hiện sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm do người khai hải quan thông báo và chậm nhất 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh.

    - Trường hợp phương tiện vận tải nhập cảnh khai hải quan điện tử, ngày hàng hóa đến cửa khẩu là ngày phương tiện vận tải đến cửa khẩu theo thông báo của hãng vận tải trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

    (Theo Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    19/ Đăng ký tờ khai hải quan

    So với Thông tư 128/2013/TT-BTC, nội dung đăng ký tờ khai hải quan tại Thông tư 38/2015/TT-BTC có phần cụ thể hơn:

    * Địa điểm đăng ký tờ khai hải quan

    - Hàng hóa xuất khẩu được đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có cơ sở sản xuất hoặc Chi cục Hải quan nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hàng.

    - Hàng hóa nhập khẩu được đăng ký tờ khai tại trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa, cảng đích ghi trên vận tải đơn, hợp đồng vận chuyển hoặc Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi hàng hóa được chuyển đến.

    - Đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu theo các loại hình một số loại hình cụ thể thì địa điểm đăng ký tờ khai thực hiện theo từng loại hình tương ứng quy định tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này.

    * Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai hải quan

    Thông tin trên tờ khai hải quan được Hệ thống tự động kiểm tra để đánh giá các điều kiện được chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan. Nội dung kiểm tra bao gồm:

    - Điều kiện để áp dụng biện pháp cưỡng chế, thời hạn nộp thuế theo quy định, trừ các trường hợp hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng được miễn thuế hoặc không chịu thuế hoặc thuế suất thuế xuất khẩu 0%; hàng hóa được Bộ Công an, Bộ Quốc phòng xác nhận hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, thuộc đối tượng được xét miễn thuế nhập khẩu, không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT; hàng hóa được Bộ, cơ quan có thẩm quyền xác nhận là hàng hóa phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ khẩn cấp; hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.

    - Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này.

    - Tính đầy đủ, phù hợp của các thông tin trên tờ khai hải quan.

    - Các thông tin về chính sách quản lý, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu trên tờ khai hải quan.

    Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, công chức hải quan thực hiện kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai quy định và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.

    Căn cứ quyết định kiểm tra hải quan được Hệ thống tự động thông báo, việc xử lý như sau:

    - Chấp nhận thông tin khai Tờ khai hải quan và quyết định thông quan hàng hóa. Thủ tục thông quan hàng hoá sẽ được đề cập ở những phần sau.

    - Kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc các chứng từ có liên quan trên cổng thông tin một cửa quốc gia để quyết định việc thông quan hàng hóa hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa để quyết định thông quan.

    Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc phân luồng tờ khai hải quan và sử dụng kết quả phân luồng trong kiểm tra hải quan.

    Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan nộp hoặc xuất trình hồ sơ hải quan khi đăng ký tờ khai hải quan.

    (Theo Điều 19 Luật tổ chức VKSND 2014)

    20. Khai bổ sung hồ sơ hải quan

    So với trước đây, thêm nhiều trường hợp khai bổ sung hồ sơ hải quan.

    - Người khai hải quan, người nộp thuế xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra.

    - Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan hoặc sau khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, người khai hải quan, người nộp thuế mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì khai bổ sung và bị xử lý theo quy định pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

    Việc khai bổ sung trên chỉ được thực hiện đối với hàng hóa xuất nhập khẩu không thuộc Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu thuộc đối tượng quản lý chuyên ngành, Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu theo giấy phép, Danh mục hàng hóa cấm xuất, nhập khẩu, Danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất, nhập khẩu.

    - Người khai hải quan được khai bổ sung hồ sơ hải quan sau khi Hệ thống phân luồng tờ khai nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan.

    - Người khai hải quan, người nộp thuế phát hiện sai sót trong việc khai hải quan sau thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa nhưng trước khi thông quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

    - Người khai hải quan khai bổ sung theo yêu cầu của cơ quan hải quan khi kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa và bị xử lý theo quy định pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

    Nội dung khai bổ sung được hệ thống hóa hơn:

    - Khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin của tờ khai hải quan điện tử, trừ các chỉ tiêu thông tin không được khai bổ sung quy định tại điểm 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; đối với các chỉ tiêu trên tờ khai hải quan mà Hệ thống không hỗ trợ khai bổ sung thì việc khai bổ sung thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 4 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

    - Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy thì người khai hải quan được khai bổ sung thông tin trên tờ khai hải quan, trừ các chỉ tiêu thông tin không được khai bổ sung quy định tại điểm 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

    Quy định cụ thể thủ tục khai bổ sung hồ sơ hải quan với từng trường hợp:

    Về phía người khai hải quan:

    - Trường hợp khai bổ sung tờ khai hải quan sau khi Hệ thống phân luồng tờ khai nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan; theo yêu cầu của cơ quan hải quan khi kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa và bị xử lý theo quy định pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì người khai hải quan khai bổ sung trên Hệ thống và nộp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung qua Hệ thống hoặc bằng giấy (01 bản chụp).

    Đối với các chỉ tiêu thông tin Hệ thống không hỗ trợ khai bổ sung quy định tại điểm 4 Phụ lục II kèm Thông tư này, người khai hải quan nộp 02 bản chính văn bản đề nghị khai bổ sung theo mẫu số 03/KBS/GSQL kèm Phụ lục V Thông tư này và 01 bản chụp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung.

    Trong quá trình kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa, nếu cơ quan hải quan kiểm tra phát hiện nội dung khai hải quan và hồ sơ hải quan không phù hợp, người khai hải quan phải thực hiện việc khai bổ sung trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan và bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.

    - Trường hợp khai bổ sung hồ sơ hải quan khi xác định có sai sót trong việc khai hải quan, phát hiện sai sót trong việc khai hải quan sau thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa nhưng trước khi thông quan, Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan hoặc sau khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, người khai hải quan, người nộp thuế mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan:

       + Đối với những chỉ tiêu thông tin Hệ thống hỗ trợ khai bổ sung sau thông quan quy định tại điểm 5 Phụ lục II kèm Thông tư này, người khai hải quan khai nội dung thông tin khai bổ sung trên Hệ thống và nộp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung qua Hệ thống hoặc bằng giấy (01 bản chụp).

       + Đối với những chỉ tiêu thông tin khác, người khai hải quan nộp văn bản đề nghị khai bổ sung theo mẫu số 03/KBS/GSQL Phụ lục V kèm Thông tư này và 01 bản chụp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung.

    - Trường hợp hàng hóa chưa được thông quan nếu thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất, phương tiện vận chuyển thì người khai hải quan thực hiện khai bổ sung theo quy định này.

    Nếu thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất, phương tiện vận chuyển làm thay đổi phương thức vận chuyển hàng hóa thì phải hủy tờ khai hải quan.

    - Trường hợp tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan, hàng hóa đã đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu, nếu thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất, thay đổi phương tiện vận chuyển, người khai hải quan nộp văn bản thông báo thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất, phương tiện vận chuyển của hãng vận chuyển (fax, thư điện tử, …) cho cơ quan hải quan tại cửa khẩu nơi tập kết hàng hóa để thực hiện việc giám sát hàng hóa xếp lên phương tiện vận tải để xuất khẩu.

    Trường hợp hàng hóa xuất khẩu qua các địa điểm khác do cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định pháp luật thì nộp cho cơ quan hải quan văn bản về việc thay đổi cửa khẩu xuất. Trong thời hạn 03 ngày sau khi hàng hóa đưa vào khu vực giám sát, người khai hải quan phải có văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung theo mẫu số 03/KBS/GSQL Phụ lục V kèm Thông tư này gửi Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để ghi nhận việc sửa đổi trên Hệ thống.

    Trường hợp tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan nhưng hàng hóa chưa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu, nếu thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất nhưng cùng địa bàn quản lý của một Cục Hải quan thì người khai hải quan nộp văn bản thông báo thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất cho Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất để thực hiện việc giám sát hàng hóa. Trong thời hạn 03 ngày sau khi hàng hóa đưa vào khu vực giám sát, người khai hải quan phải có văn bản đề nghị sửa đổi gửi Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để ghi nhận việc sửa đổi trên Hệ thống.

    Trường hợp tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan nhưng hàng hóa chưa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu, nếu thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất dẫn đến thay đổi Cục Hải quan quản lý cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất thì người khai hải quan nộp văn bản thông báo thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để thực hiện chuyển địa điểm giám sát và ghi nhận việc sửa đổi trên Hệ thống.

    - Trường hợp khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu chưa có số hiệu container hoặc số hiệu container có thay đổi so với khi đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu thì người khai hải quan phải nộp Bản kê số hiệu container theo mẫu số 31/BKCT/GSQL Phụ lục V kèm theo Thông tư này cho công chức hải quan giám sát tại cửa khẩu xuất. Công chức hải quan kiểm tra và cập nhập số container vào Hệ thống để in danh sách container.

    Đối với hàng nhập khẩu, khi đưa hàng qua khu vực giám sát, nếu có sự không chính xác về số hiệu container so với khai báo trên tờ khai hải quan thì người khai hải quan xuất trình chứng từ giao nhận hàng cho cơ quan hải quan tại cửa khẩu nhập. Công chức hải quan kiểm tra và cập nhập số container vào Hệ thống để in danh sách container.

    Người khai hải quan có trách nhiệm khai bổ sung trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày hàng hóa đưa vào khu vực giám sát hải quan.

    - Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan có văn bản đề nghị khai bổ sung theo mẫu số 03/KBS/GSQL Phụ lục V kèm Thông tư này: 02 bản chính và nộp các chứng từ chứng minh việc khai bổ sung.

    Về phía cơ quan hải quan

    Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hơn so với trước đây.

    - Tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung.

    - Kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ khai bổ sung và thông báo kết quả kiểm tra đến người khai hải quan.

    - Lưu các chứng từ người khai hải quan nộp.

    - Ra quyết định ấn định thuế và xử phạt vi phạm hành chính về hải quan (nếu có) theo quy định pháp luật.

    - Thông báo kết quả kiểm tra hồ sơ khai bổ sung trong thời hạn sau:

       + Trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ thông tin hoặc hồ sơ (nếu có) đối với trường hợp khai bổ sung sau khi Hệ thống phân luồng tờ khai nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan, xác định có sai sót trong việc khai hải quan.

       + Trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ thông tin hoặc hồ sơ (nếu có) đối với trường hợp phát hiện sai sót trong việc khai hải quan sau thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa nhưng trước khi thông quan, quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan hoặc sau khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, người khai hải quan, người nộp thuế mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan.

    - Cập nhật nội dung khai bổ sung vào Hệ thống đối với trường hợp cơ quan hải quan chấp thuận khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin Hệ thống không hỗ trợ khai bổ sung.

    - Trường hợp cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung trong quá trình kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa nhưng quá thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan người khai hải quan không thực hiện thì xử lý như sau:

       + Đối với nội dung yêu cầu khai bổ sung có ảnh hưởng đến số thuế phải nộp, nếu có đủ cơ sở xác định nội dung khai của người khai hải quan không phù hợp (trừ trường hợp đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo) thì cơ quan hải quan ra quyết định ấn định thuế và xử lý vi phạm hành chính về hải quan theo quy định.

       + Đối với trường hợp đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo, cơ quan hải quan thông quan theo khai báo và kiểm tra sau khi hàng hóa đã thông quan theo quy định.

       + Đối với trường hợp không ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì trả lại hồ sơ cho người khai hải quan và có văn bản thông báo nêu rõ lý do.

    - Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy, ngoài việc thực hiện các công việc trên, công chức hải quan phải ghi rõ ngày, giờ tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung; kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ khai bổ sung và thông báo kết quả kiểm tra trên văn bản khai bổ sung; trả cho người khai hải quan 01 bản tờ khai bổ sung.

    (Theo Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    Còn nữa 

     
    Báo quản trị |  
  • #382512   09/05/2015

    ChuTuocLS
    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần
    SMod

    Phần này, mình sẽ nêu các điểm mới liên quan đến việc khai thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa, các trường hợp hủy tờ khai hải quan và Các nội dung liên quan đến kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa; đưa hàng về bảo quản, giải phóng hàng, thông quan hàng hóa

    21/ Khai thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa

    Thông tư 128/2013/TT-BTC không đề cập đến nội dung này.

    * Nguyên tắc thực hiện:

    - Hàng hóa xuất, nhập khẩu chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng thực hiện đúng quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP.

    - Việc chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã làm thủ tục xuất, nhập khẩu chỉ được thực hiện sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan đối với tờ khai hải quan mới.

    - Hàng hóa khi làm thủ tục xuất, nhập khẩu thuộc diện phải có giấy phép xuất, nhập khẩu, khi chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng cũng phải được cơ quan cấp giấy phép xuất, nhập khẩu đồng ý bằng văn bản.

    - Hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định.

    * Trách nhiệm của người khai hải quan:

     - Nộp bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan gồm:

        + Tờ khai hải quan.

        + Giấy phép của Bộ, ngành cho phép thay đổi mục đích sử dụng hoặc xuất, nhập khẩu đối với hàng hóa theo quy định phải có giấy phép: 01 bản chính.

        + Văn bản thỏa thuận với phía nước ngoài về việc thay đổi mục đích sử dụng của hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa đối với hàng hóa gia công, thuê mượn của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc hợp đồng mua, bán hàng hóa miễn thuế, không chịu thuế, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập: 01 bản chụp.

    - Kê khai, nộp đủ thuế theo quy định trên tờ khai hải quan mới và ghi rõ số tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cũ, hình thức thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa vào ô “Phần ghi chú” của tờ khai hải quan điện tử hoặc ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy.

    Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng bằng hình thức tái xuất hoặc chuyển nhượng cho đối tượng thuộc diện không chịu thuế, miễn thuế, người nộp thuế phải kê khai theo quy định trên, nhưng không phải nộp thuế.

    Trường hợp người nộp thuế thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa nhưng không tự giác kê khai, nộp thuế với cơ quan hải quan, nếu cơ quan hải quan hoặc cơ quan chức năng khác kiểm tra, phát hiện thì người nộp thuế bị ấn định số tiền thuế phải nộp theo tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu ban đầu và bị xử phạt theo quy định hiện hành. Người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế còn thiếu, tiền chậm nộp và tiền phạt (nếu có) theo quyết định của cơ quan hải quan.

    * Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

    Thực hiện thủ tục hải quan theo loại hình xuất, nhập khẩu tương ứng và thực hiện điều chỉnh tiền thuế của tờ khai hải quan cũ tương ứng với số hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa đã được kê khai trên tờ khai hải quan mới như sau:

    - Trường hợp người nộp thuế chưa nộp thuế của tờ khai hải quan cũ: Sau khi số tiền thuế của tờ khai mới đã được nộp, cơ quan hải quan ban hành Quyết định điều chỉnh giảm tiền thuế của tờ khai cũ.

    - Trường hợp người nộp thuế đã nộp thuế của tờ khai hải quan cũ: Cơ quan hải quan ban hành Quyết định điều chỉnh giảm tiền thuế của tờ khai hải quan cũ, sau đó thực hiện hoàn thuế kiêm bù trừ giữa số tiền thuế của tờ khai hải quan cũ và số thuế của tờ khai hải quan mới (thực hiện xử lý tương tự như tiền thuế nộp thừa). Nếu số tiền thuế của tờ khai hải quan cũ ít hơn so với số tiền thuế phải nộp của tờ khai hải quan mới, người nộp thuế phải nộp bổ sung số tiền còn thiếu trước khi hoàn thành thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa, nếu thừa thì cơ quan hải quan sẽ hoàn trả theo đúng quy định. Trình tự thực hiện bù trừ hoặc hoàn trả thực hiện theo Điều 132 Thông tư này.

    Quyết định điều chỉnh thuế thực hiện theo mẫu số 03/QĐĐC/TXNK Phụ lục VI kèm theo Thông tư này.

    Thời hạn hoàn thuế kiêm bù trừ giữa số thuế của tờ khai hải quan cũ và số thuế của tờ khai hải quan mới thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 49 Thông tư này. Trong thời gian cơ quan hải quan xử lý hoàn thuế kiêm bù trừ giữa số thuế đã nộp của tờ khai hải quan cũ với số thuế của tờ khai hải quan mới người nộp thuế không bị tính chậm nộp tiền thuế.

    (Theo Điều 21 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    22/ Hủy tờ khai hải quan

    * Các trường hợp hủy tờ khai hải quan:

    - Cụ thể trường hợp quá 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai mà chưa làm xong thủ tục hải quan tại Thông tư 128/2013/TT-BTC thành 02 trường hợp:

      + Quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai mà người khai hải quan không xuất trình hồ sơ hải quan trong trường hợp phải xuất trình hồ sơ hải quan để cơ quan hải quan kiểm tra.

       + Quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai mà người khai hải quan chưa xuất trình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra thực tế để cơ quan hải quan kiểm tra.

    - Với trường hợp hủy tờ khai theo yêu cầu của người khai hải quan, bổ sung thêm 03 trường hợp:

      + Tờ khai hải quan đã được đăng ký nhưng chưa được thông quan do Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan có sự cố.

       + Tờ khai hàng hóa nhập khẩu đã được đăng ký, nhưng thực tế hàng hóa không nhập khẩu hoặc hàng hóa chưa đưa qua khu vực giám sát.

       + Khai sai các chỉ tiêu thông tin không được khai bổ sung quy định tại điểm 3 Phụ lục II Thông tư này.

    * Hướng dẫn chi tiết thủ tục hủy tờ khai

    Thông tư 128/2013/TT-BTC chỉ quy định nội dung này chung chung mà không có trình tự rõ ràng.

    Trách nhiệm người khai hải quan:

    - Khi có yêu cầu hủy tờ khai thì người khai hải quan phải có văn bản đề nghị huỷ theo mẫu số 04/HTK/GSQL Phụ lục V kèm Thông tư này gửi cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai và nộp chứng từ chứng minh thực tế hàng hóa không xuất, nhập khẩu đối với các trường hợp tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã có hàng hóa đưa vào khu vực giám sát hải quan nhưng thực tế không xuất khẩu; tờ khai hàng hóa nhập khẩu đã được đăng ký, nhưng thực tế hàng hóa không nhập khẩu hoặc hàng hóa chưa đưa qua khu vực giám sát.

    Trường hợp hàng hóa xuất khẩu đã đưa vào khu vực giám sát hải quan nhưng thực tế không xuất khẩu, nếu hủy tờ khai để đưa trở lại nội địa, người khai hải quan phải cam kết trong văn bản đề nghị về việc chưa thực hiện việc hoàn thuế, không thu thuế cho lô hàng thuộc tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại cơ quan thuế nội địa hoặc tại cơ quan hải quan và chịu trách nhiệm về nội dung đã khai báo. Nếu cơ quan hải quan hoặc cơ quan thuế kiểm tra phát hiện người khai hải quan đã hoàn thuế thì người khai hải quan bị xử lý theo quy định pháp luật.

    Trách nhiệm cơ quan hải quan:

    * Đối với tờ khai hải quan điện tử:

    - Trong 08 giờ làm việc kể từ khi nhận văn bản đề nghị hủy của người khai hải quan, công chức hải quan kiểm tra lý do, điều kiện và thông tin tờ khai đề nghị hủy trên Hệ thống, đề xuất Chi cục trưởng phê duyệt và thực hiện việc hủy tờ khai trên Hệ thống, thanh khoản tiền thuế phải thu của tờ khai được hủy (nếu có) và cập nhật vào Hệ thống quản lý rủi ro để đánh giá tiêu chí chấp hành pháp luật đối với doanh nghiệp.

    - Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày hết hạn tờ khai hải quan đối với tờ khai được miễn kiểm tra thực tế mà người khai hải quan không có văn bản đề nghị hủy tờ khai thì cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra, xác minh, nếu không có hàng nhập khẩu đến cửa khẩu nhập hoặc hàng xuất khẩu chưa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất thì thực hiện việc hủy tờ khai trên Hệ thống.

    - Trường hợp hủy tờ khai do quá hạn 15 ngày mà không xuất trình hay chưa xuất trình hồ sơ khai hải quan thì cơ quan hải quan thực hiện rà soát và hủy tờ khai trên Hệ thống.

    - Trường hợp hủy tờ khai hải quan tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập có ảnh hưởng đến thông tin quản lý lượng hàng tạm nhập, tạm xuất trên Hệ thống sau khi hủy tờ khai hải quan, cơ quan hải quan có trách nhiệm cập nhật thông tin về lượng hàng vào Hệ thống.

    - Thông báo cho Cục Thuế nội địa đối với hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc từ trong nước hoặc tại Chi cục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc nhập khẩu (nếu Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu khác Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai nhập khẩu) để theo dõi, không xử lý hoàn thuế, không thu thuế đối với tờ khai xuất khẩu đã hủy.

    * Đối với tờ khai hải quan giấy:

    - Thực hiện việc huỷ tờ khai hải quan: gạch chéo bằng bút mực, ký tên, đóng dấu công chức lên tờ khai hải quan được huỷ.

    - Lưu tờ khai hải quan được huỷ theo thứ tự số đăng ký tờ khai.

    (Căn cứ Điều 22 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    23. Các nội dung liên quan đến kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa; đưa hàng về bảo quản, giải phóng hàng, thông quan hàng hóa

    - Nguyên tắc kiểm tra.

    - Kiểm tra tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế.

    - Kiểm tra trị giá hải quan.

    - Kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

    - Kiểm tra việc thực hiện chính sách thuế, kiểm tra việc áp dụng văn bản thông báo kết quả xác định trước.

    - Kiểm tra giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, kết quả kiểm tra chuyên ngành.

    - Kiểm tra thực tế hàng hóa.

    - Xử lý kết quả kiểm tra hải quan.

    - Lấy mẫu, lưu mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

    - Đưa hàng về bảo quản.

    Đó là những nội dung mới tại Thông tư 38/2015/TT-BTC, xem chi tiết từ Điều 23 đến Điều 32 Thông tư 38/2015/TT-BTC.

    24. Đưa hàng về bảo quản

    Hàng hóa của doanh nghiệp ưu tiên được đưa về bảo quản theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 08/2015/NĐ-CP và Thông tư của Bộ Tài chính về doanh nghiệp ưu tiên.

    Bổ sung thêm quy định đối với hàng hóa phải kiểm dịch (các nội dung còn lại về hàng hóa phải kiểm dịch được giữ nguyên):

    Người khai hải quan tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc vận chuyển, bảo quản hàng hóa tại địa điểm kiểm dịch đến khi có kết luận hàng hóa đáp ứng yêu cầu nhập khẩu mới được đưa hàng hóa ra lưu thông, sử dụng.

    Quy định lại nội dung hàng hóa phải kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm

    Việc kiểm tra được thực hiện tại cửa khẩu; trường hợp đưa hàng về địa điểm khác để kiểm tra theo đề nghị của cơ quan kiểm tra chuyên ngành hoặc người khai hải quan có yêu cầu đưa hàng về bảo quản, người khai hải quan có văn bản đề nghị theo mẫu số 09/BQHH/GSQL Phụ lục V kèm Thông tư này.

    Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai xem xét quyết định cho đưa hàng về bảo quản tại cảng xuất, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa; kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm kiểm tra tập trung hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chịu sự giám sát của cơ quan hải quan; địa điểm kiểm tra chuyên ngành hoặc kho, bãi của người khai hải quan.

    Người khai hải quan tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc vận chuyển, bảo quản nguyên trạng hàng hóa đến khi có kết luận kiểm tra hàng hóa đáp ứng yêu cầu nhập khẩu và cơ quan hải quan quyết định thông quan.

    Điều chỉnh trường hợp xử lý kết quả kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa không đủ điều kiện nhập khẩu:

    Căn cứ kết kết luận của cơ quan quản lý chuyên ngành cho phép người khai hải quan được tái chế hàng hóa hoặc buộc tiêu hủy, buộc tái xuất, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai xử lý theo quy định pháp luật.

    Bổ sung thêm các quy định sau:

    Xử lý chậm nộp kết quả kiểm tra và vi phạm đưa hàng về bảo quản:

    - Trường hợp cơ quan kiểm tra chuyên ngành chưa kết nối với Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan có trách nhiệm nộp kết quả kiểm tra chuyên ngành cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đưa hàng về bảo quản trừ trường hợp việc kiểm tra kéo dài theo xác nhận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành.

    - Quá thời hạn trên cơ quan hải quan chưa nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành hoặc cơ quan hải quan có thông tin về việc lô hàng nhập khẩu không được bảo quản theo đúng quy định pháp luật thì Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan chủ trì việc kiểm tra hoặc phối hợp với cơ quan hải quan nơi có địa điểm bảo quản kiểm tra việc bảo quản hàng hóa của người khai hải quan và xử lý theo quy định.

    - Nếu vi phạm quy định đưa hàng về bảo quản, ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật, người khai hải quan không được mang hàng về bảo quản:

      + Trong thời gian 01 năm kể từ ngày bị xử phạt về hành vi tự ý phá dỡ niêm phong; tráo đổi hàng hóa, tự ý đưa hàng hóa ra lưu thông, sử dụng; bảo quản hàng hóa không đúng địa điểm đăng ký với cơ quan hải quan.

      + Trong thời gian 06 tháng kể từ ngày bị xử phạt về hành vi vi phạm bị lập biên bản nếu vi phạm quy định về thời hạn nộp kết quả kiểm tra chuyên ngành nêu trên.

    Quy định này được áp dụng đối với các hành vi vi phạm bị xử phạt kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

    - Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai có trách nhiệm lập danh sách doanh nghiệp vi phạm không được mang hàng về bảo quản gửi về Cục Hải quan để thông báo áp dụng chung trên toàn quốc.

    Trình tự, thủ tục kiểm tra việc bảo quản hàng hóa:

    - Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai kiểm tra việc bảo quản hàng hóa hoặc báo cáo Cục Hải quan để kiểm tra.

    Trường hợp địa điểm bảo quản hàng hóa không thuộc địa bàn của Cục Hải quan nơi cho phép đưa hàng về bảo quản, Cục Hải quan nơi có địa điểm bảo quản hàng hóa phải kiểm tra theo đề nghị của Cục Hải quan nơi cho phép đưa hàng về bảo quản.

    - Người khai hải quan phải xuất trình hàng hóa đang bảo quản để cơ quan hải quan kiểm tra.

    - Trường hợp người khai hải quan không đảm bảo nguyên trạng hàng hóa đưa về bảo quản thì bị xử lý theo quy định pháp luật.

    (Theo Điều 32 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    25. Giải phóng hàng

    Ở phần này, Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định chi tiết hơn Thông tư 128/2013/TT-BTC.

    Giải phóng hàng hóa được thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật Hải quan, khoản 1 Điều 32 Nghị định  08/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:

    * Trường hợp giải phóng hàng hóa chờ xác định trị giá hải quan:

      - Trường hợp hàng hóa xuất, nhập khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai và trường hợp người khai hải quan yêu cầu tham vấn:

    Trách nhiệm của người khai hải quan:

      + Khai thông tin đề nghị giải phóng hàng trên tờ khai hải quan theo hướng dẫn khai báo tại phụ lục II kèm Thông tư này; Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy thì ghi “Đề nghị giải phóng hàng” tại ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan.

      + Nộp thuế hoặc bảo lãnh đối với số tiền thuế tự kê khai.

      + Thực hiện các thủ tục về trị giá đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu hoặc tham vấn theo quy định tại Điều 25 Thông tư này.

      + Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giải phóng hàng hóa, khai báo trị giá hải quan trên tờ khai hải quan hoặc trên tờ khai bổ sung sau thông quan theo mẫu số 03/KBS/GSQL Phụ lục V kèm theo Thông tư này đối với trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, xác định số thuế chính thức phải nộp và nộp đủ thuế để thông quan hàng hóa theo quy định.

    Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

      + Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định việc giải phóng hàng hóa theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.

      + Thực hiện các thủ tục về trị giá đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu hoặc tổ chức tham vấn theo quy định tại khoản 3 Điều 25 Thông tư này.

    - Trường hợp tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, người khai hải quan chưa có đủ thông tin, tài liệu để xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu:

    Trách nhiệm của người khai hải quan:

      + Khai thông tin đề nghị giải phóng hàng trên tờ khai hải quan theo hướng dẫn khai báo tại Phụ lục II kèm Thông tư này (khai rõ trường hợp giải phóng hàng).

      + Kê khai, tính thuế theo trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định:

        i. Trường hợp không chấp nhận trị giá do cơ quan hải quan xác định, ghi rõ “đề nghị giải phóng hàng” tại ô “ghi chép khác” trên tờ khai hải quan đối với trường hợp khai hải quan trên tờ khai giấy; nộp thuế hoặc bảo lãnh đối với số tiền thuế theo trị giá do cơ quan hải quan xác định để giải phóng hàng hóa. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giải phóng hàng hóa, khai báo trị giá hải quan trên tờ khai hải quan hoặc trên tờ khai bổ sung sau thông quan theo mẫu số 03/KBS/GSQL Phụ lục V kèm theo Thông tư này đối với trường hợp thực hiện thủ tục hải quan thủ công, xác định số thuế chính thức phải nộp và nộp đủ thuế để thông quan hàng hóa theo quy định.

        ii. Trường hợp chấp nhận trị giá do cơ quan hải quan xác định thì khai báo trị giá hải quan trên tờ khai hải quan, nộp thuế hoặc bảo lãnh đối với số tiền thuế phải nộp để cơ quan hải quan quyết định thông quan theo quy định.

    Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

      + Chi cục trưởng Chi cục Hải quan căn cứ cơ sở dữ liệu trị giá, nguyên tắc và các phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu để xác định trị giá, thông báo cho người khai hải quan (qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 02B/TBXĐTG/TXNK phụ lục VI kèm Thông tư này đối với trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy) để làm cơ sở tính thuế; quyết định việc giải phóng hàng hóa hoặc thông quan theo Điều 32 Nghị định 08/2015/NĐ-CP.

      + Quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày giải phóng hàng hóa nếu người khai hải quan không khai báo trị giá hải quan, cơ quan hải quan thông quan hàng hóa theo Điều 34 Thông tư này trên cơ sở người khai hải quan nộp đủ số tiền thuế theo trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định theo quy định vừa nêu trên.

    * Đối với trường hợp giải phóng hàng chờ kết quả giám định, phân loại hàng hóa:

    Trách nhiệm của người khai hải quan

    - Khai thông tin đề nghị giải phóng hàng trên Tờ khai hải quan theo hướng dẫn khai báo tại phụ lục II kèm Thông tư này; Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy thì ghi “Đề nghị giải phóng hàng” tại ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan.

    - Nộp thuế hoặc bảo lãnh đối với số tiền thuế tự kê khai, tự tính thuế.

    - Khai bổ sung.

    Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

    - Cơ quan hải quan kiểm tra các điều kiện giải phóng hàng và phản hồi cho người khai hải quan.

    - Căn cứ kết quả giám định, phân loại, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai thông báo cho người khai hải quan để khai bổ sung (nếu có).

    - Trường hợp phải khai bổ sung mà người khai hải quan không khai bổ sung thì cơ quan hải quan xử lý theo quy định đã được đề cập ở trên.

    - Chi cục trưởng Chi cục Hải quan căn cứ đề nghị của người khai hải quan, hồ sơ hải quan để quyết định việc giải phóng hàng.

    (Theo Điều 33 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    26. Thông quan hàng hóa

    Ngoài các trường hợp được nêu tại Thông tư 128/2013/TT-BTC, mở rộng các trường hợp hàng hóa được thông quan:

    - Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thông quan khi được xác định:

       + Được áp dụng thời hạn nộp thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Luật Quản lý thuế sửa đổi 2012 và hướng dẫn tại Điều 42 Thông tư này; hoặc

       + Thuộc diện phải nộp thuế trước khi thông quan mà chưa nộp, hoặc nộp chưa đủ số tiền thuế phải nộp nhưng được tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế phải nộp.

    - Hàng hóa xuất, nhập khẩu chưa nộp thuế, trong thời gian chờ làm thủ tục xét miễn, miễn thuế, không thu thuế được thông quan trong trường hợp hàng hóa được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về số tiền thuế chưa được thanh toán từ ngân sách nhà nước.

    Quyết định thông quan hàng hóa

    - Nếu kết quả kiểm tra phù hợp, Hệ thống tự động kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ về thuế và quyết định thông quan.

    - Trường hợp Hệ thống không tự động kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ về thuế, người khai hải quan nộp chứng từ chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ về thuế (giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước, chứng từ bảo lãnh,…) để công chức hải quan kiểm tra và xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế: nộp bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu;

    - Đối với khai tờ khai hải quan giấy:

      + Công chức hải quan đăng ký tờ khai hải quan quyết định thông quan đối với hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa;

      + Trường hợp lô hàng thuộc tờ khai hải quan phải kiểm tra thực tế:

         i. Công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa quyết định thông quan đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra thực tế.

        ii. Trường hợp lô hàng do Chi cục Hải quan khác kiểm tra thực tế theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, căn cứ kết quả kiểm tra thực tế do Chi cục Hải quan nơi kiểm tra thực tế hàng hóa gửi đến, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai quyết định thông quan hàng hóa.

    (Theo Điều 34 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    Còn nữa

    Cập nhật bởi ChuTuocLS ngày 09/05/2015 05:06:39 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #382727   11/05/2015

    ChuTuocLS
    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần
    SMod

    27/ Tỷ giá tính thuế với hàng hóa xuất, nhập khẩu

    Thời điểm tính thuế vẫn như Thông tư 128/2013/TT-BTC.

    Tỷ giá tính thuế thực hiện theo quy định tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP.

    - Tổng cục Hải quan phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam để cập nhật tỷ giá ngoại tệ mua vào theo hình thức chuyển khoản của Hội sở chính tại thời điểm cuối ngày của ngày thứ năm hoặc tỷ giá cuối ngày của ngày làm việc liền kề trước ngày thứ năm trong trường hợp ngày thứ năm là ngày lễ, ngày nghỉ; công bố tỷ giá này trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan và cập nhật vào Hệ thống dữ liệu hải quan điện tử để áp dụng xác định tỷ giá tính thuế cho các tờ khai hải quan đăng ký trong tuần sau liền kề.

    - Đối với các ngoại tệ không được Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam công bố, Tổng cục Hải quan cập nhật tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố được đưa tin mới nhất trên trang điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan và cập nhật vào Hệ thống dữ liệu hải quan điện tử để áp dụng xác định tỷ giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

    (Theo Điều 35 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    28/ Thời điểm tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần

    Nội dung quy định này cụ thể hơn ở Thông tư 38/2015/TT-BTC.

    - Hàng hóa xuất, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần để xuất, nhập khẩu nhiều lần thì việc khai thuế, tính thuế thực hiện theo từng lần thực tế xuất, nhập khẩu tại thời điểm làm thủ tục hải quan hàng hóa xuất, nhập khẩu.

    Thuế xuất, thuế nhập khẩu được tính theo mức thuế, trị giá tính thuế và tỷ giá tính thuế áp dụng theo ngày làm thủ tục hải quan có hàng hóa xuất, nhập khẩu trên cơ sở số lượng từng mặt hàng thực tế xuất, nhập khẩu.

    - Trường hợp hàng hóa xuất, nhập khẩu đăng ký tờ khai một lần thực hiện giao nhận trước, đăng ký tờ khai hải quan sau thực hiện theo quy định tại Điều 93 Thông tư này.

    (Theo Điều 36 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    29/ Căn cứ và phương pháp tính thuế đối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm

    Về căn cứ tính thuế, nội dung không thay đổi so với Thông tư 128/2013/TT-BTC.

    Quy định về trị giá hải quan thay vì áp dụng theo Nghị định 40/2007/NĐ-CP thì nay áp dụng theo Nghị định 08/2015/NĐ-CP.

    Đồng thời,quy định cụ thể trường hợp: Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt được quy định cụ thể cho từng mặt hàng và đáp ứng các điều kiện áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định thương mại tự do.

    Trường hợp hàng hóa từ khu phi thuế quan (kể cả hàng gia công) nhập khẩu vào thị trường trong nước được áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành phải thỏa mãn các điều kiện:

      + Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt tương ứng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

      + Được xác nhận bằng chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo quy định của Bộ Công Thương.

      + Trường hợp mức thuế suất MFN của một mặt hàng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi thấp hơn so với mức thuế suất ưu đãi đặc biệt quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định thương mại tự do thì mức thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng cho mặt hàng này sẽ là mức thuế suất MFN.

    Về phương pháp tính thuế không thay đổi so với Thông tư 128/2013/TT-BTC.

    Với hàng hóa là dầu thô, dầu khí thiên nhiên, việc xác định thuế xuất khẩu phải nộp được thực hiện riêng theo hướng dẫn của Bộ Tà Chính, thay vì quy định áp dụng Thông tư 32/2009/TT-BTC như trước đây.

    (Theo Điều 37 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    30/ Thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp

    Ngoài các quy định tại Thông tư 128/2013/TT-BTC, bổ sung thêm:

    Thu nộp thuế, hoàn thuế và các chính sách thuế, quản lý thuế khác thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.

    (Theo Điều 39 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    31/ Áp dụng căn cứ tính thuế đối với một số trường hợp đặc biệt

    Ðối với hàng hoá thay đổi mục đích sử dụng so với mục đích đã được xác định thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế hoặc đã được áp dụng thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, mức thuế theo hạn ngạch thuế quan thì căn cứ để tính thuế là trị giá tính thuế, thuế suất và tỷ giá tại thời điểm đăng ký tờ khai mới. Trong đó:

    - Trị giá hải quan thay vì áp dụng theo Nghị định 40/2007/NĐ-CP thì áp dụng theo Nghị định 08/2015/NĐ-CP.

    - Thuế suất để tính thuế nhập khẩu vẫn áp dụng theo quy định cũ, bổ sung thêm trường hợp:

    Riêng đối với ô tô, xe gắn máy là tài sản di chuyển của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã được giải quyết đăng ký thường trú tại Việt Nam và ô tô, xe gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam thay đổi mục đích sử dụng thực hiện theo quy định riêng của Bộ Tài chính.

    Các nội dung còn lại vẫn giữ nguyên.

    (Theo Điều 40 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    32/ Đồng tiền nộp thuế

    Quy định lại trường hợp phải nộp thuế bằng ngoại tệ nhưng chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai:

       + Người nộp thuế được tạm nộp thuế bằng ngoại tệ trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng, sau khi có giá chính thức người nộp thuế nhận được tiền ngoại tệ thanh toán từ khách hàng nước ngoài thì nộp tiền thuế chênh lệch (nếu có) bằng ngoại tệ; hoặc

      + Người nộp thuế được tạm nộp thuế bằng đồng Việt Nam trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng, sau khi có giá chính thức, người nộp thuế nhận được tiền ngoại tệ thanh toán từ khách hàng nước ngoài thì nộp tiền thuế chênh lệch (nếu có) bằng ngoại tệ.

    Tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam thực hiện theo quy định trên.

    Còn nữa

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ChuTuocLS vì bài viết hữu ích
    hoanghoangmai (13/05/2015)
  • #383263   14/05/2015

    ChuTuocLS
    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần
    SMod

    Phần này mình sẽ để cập đến các nội dung liên quan đến thuế như thời hạn nộp thuế, hình thức nộp thuế, thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp..

    33/ Thời hạn nộp thuế

    Vẫn giữ các quy định cũ, bổ sung thêm:

    Người nộp thuế tự kê khai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai đủ điều kiện được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày theo mẫu số 04/DKNT-SXXK/TXNK Phụ lục VI kèm theo Thông tư này.

    Đồng thời quy định lại trường hợp công ty mẹ nhập khẩu cung ứng cho các công ty thành viên trực thuộc, công ty thành viên nhập khẩu cung ứng cho công ty thành viên khác, công ty thành viên nhập khẩu để cung ứng cho đơn vị trực thuộc công ty thành viên, cụ thể như sau:

    - Công ty mẹ nhập khẩu, cung ứng cho các công ty thành viên trực thuộc, thì các công ty thành viên trực thuộc phải đáp ứng các điều kiện trên trừ điều kiện phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu, công ty mẹ phải đáp ứng các điều kiện trên trừ điều kiện phải có cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam.

    - Công ty thành viên nhập khẩu cung ứng cho công ty thành viên khác áp dụng như trường hợp trên.

    - Công ty thành viên nhập khẩu để cung ứng cho đơn vị trực thuộc công ty thành viên:

         + Đơn vị trực thuộc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm và cơ sở sản xuất thuộc quyền sử dụng, máy móc thiết bị thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của đơn vị trực thuộc thì áp dụng như trường hợp trên.

         + Đơn vị trực thuộc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm nhưng cơ sở sản xuất thuộc quyền sử dụng, máy móc thiết bị thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của công ty thành viên, thì đơn vị trực thuộc phải đáp ứng các điều kiện trên trừ 2 điều kiện phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu và phải có cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam, công ty thành viên phải đáp ứng hết các điều kiện trên.

        Công ty mẹ, công ty thành viên nhập khẩu cung ứng nguyên liệu, vật tư khi đăng ký làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phải cung cấp cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục danh sách đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc đã kê khai với cơ quan thuế để được cấp mã số thuế theo quy định tại Thông tư 80/2012/TT-BTC.

    Bỏ trường hợp được gia hạn thời hạn nộp thuế quá 275 ngày.

    Nhiều cách thức xử lý hơn khi hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu đã được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày nhưng không sản xuất hàng xuất khẩu hoặc kiểm tra, phát hiện không đáp ứng đủ một trong các điều kiện trên hoặc xuất khẩu sản phẩm ngoài thời hạn nộp thuế thì xử lý như sau:

       + Chuyển tiêu thụ nội địa: Người nộp thuế phải nộp đủ các loại thuế phải nộp theo quy định pháp luật trước khi hoàn thành thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa; thủ tục khai báo chuyển tiêu thụ nội địa, đăng ký tờ khai mới và tính thuế thực hiện theo quy định.

       + Xuất khẩu sản phẩm ngoài thời hạn nộp thuế 275 ngày: Người nộp thuế đáp ứng đủ các điều kiện được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày nhưng xuất khẩu sản phẩm ngoài thời hạn quy định do chu kỳ sản xuất, dự trữ dài hơn 275 ngày hoặc do phía khách hàng hủy hợp đồng hoặc kéo dài thời gian giao hàng được gia hạn thời hạn nộp thuế theo quy định.

       + Trường hợp không đáp ứng đủ một trong các điều kiện trên (và không có bảo lãnh): người nộp thuế phải nộp đủ các loại thuế và tiền chậm nộp kể từ ngày đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu đến ngày thực nộp thuế và bị xử phạt vi phạm theo quy định.

    Bổ sung thêm quy định với hàng hóa kinh doanh tạm nhập-tái xuất:

    Người nộp thuế phải nộp thuế nhập khẩu, các loại thuế khác theo quy định pháp luật trước khi hoàn thành thủ tục hải quan hàng tạm nhập.

    Đồng thời, bỏ quy định tính tiền chậm nộp từ thời điểm hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập hàng hóa đến ngày thực nộp thuế.

    Bổ sung trường hợp đặc thù trong quy định về thời hạn nộp thuế:

    - Hàng hóa được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, nhưng chưa được thanh toán, thì thời hạn nộp thuế trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tiền từ ngân sách nhà nước thanh toán để nộp thuế.

    Quá thời hạn nêu trên, người nộp thuế chưa nộp tiền thuế vào Ngân sách nhà nước thì phải nộp tiền chậm nộp.

    Người nộp thuế phải xuất trình văn bản, chứng từ của Kho bạc Nhà nước về số tiền được thanh toán từ ngân sách nhà nước để nộp thuế với cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai: 01 bản chụp.

    - Trường hợp khai báo nộp bổ sung tiền thuế thiếu thì thời hạn nộp số tiền thuế thiếu được áp dụng theo thời hạn nộp thuế của tờ khai đó.

    Quy định lại thời hạn nộp thuế với số tiền ấn định.

    - Các tờ khai hải quan đăng ký kể từ ngày 01/7/2013, cơ quan hải quan ấn định số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp tiền thuế ấn định được áp dụng theo thời hạn nộp thuế của tờ khai đó.

    - Các tờ khai hải quan đăng ký trước ngày 01/7/2013, nhưng cơ quan hải quan ban hành quyết định ấn định thuế từ ngày Thông tư này có hiệu lực (01/4/2015) thì thời hạn nộp thuế đối với số tiền thuế ấn định là ngày cơ quan hải quan ban hành quyết định ấn định thuế.

    Thời hạn nộp thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa là nguyên liệu vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất sẽ không áp dụng theo điểm c Khoản 3 Điều 42 Luật Quản lý thuế 2006 và Khoản 11 Điều 1 Luật Quản lý thuế sửa đổi 2012 như trước đây. Trường hợp này áp dụng theo điểm a, đ khoản 1, điểm a khoản 2 Điều này.

    Thêm nội dung mới về thời hạn nộp tiền thuế:

    Thời hạn nộp tiền thuế của phí bản quyền, phí giấy phép và khoản tiền do người nhập khẩu phải trả từ số tiền thu được sau khi bán lại, định đoạt, sử dụng hàng nhập khẩu không xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai (do phụ thuộc vào doanh thu bán hàng sau nhập khẩu hay lý do khác được quy định cụ thể tại hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc văn bản thỏa thuận riêng về việc trả phí bản quyền, phí giấy phép) là ngày đăng ký tờ khai bổ sung sau thông quan.

    Ngoài ra, thời hạn nộp thuế GTGT đối với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi và thuốc trừ sâu nhập khẩu thực hiện còn áp dụng theo khoản 1 Điều 3 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014 và hướng dẫn tại Điều 43 Thông tư này.

    (Theo Điều 42 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    34/ Địa điểm, hình thức nộp thuế

    Thực hiện theo Thông tư 126/2014/TT-BTC.

    (Theo Điều 44 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    35/ Thu nộp lệ phí hải quan

    Đây là nội dung mới tại Thông tư 38/2015/TT-BTC. Xem chi tiết tại Điều 45 Thông tư 38/2015/TT-BTC.

    36/ Nộp thuế với hàng hóa phải phân tích, giám định

    Hướng dẫn mới cách xử lý nếu kết quả phân tích, giám định hàng hóa khác so với nội dung khai.

    Nếu kết quả phân tích, giám định hàng hóa khác so với nội dung khai của người nộp thuế dẫn đến có thay đổi về số tiền thuế phải nộp thì sau khi có thông báo của cơ quan hải quan về kết quả phân tích, giám định, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung thông tin trên Hệ thống, nộp thuế, không phải tính tiền chậm nộp trong thời gian chờ kết quả phân tích, giám định hoặc được hoàn trả số tiền thuế đã nộp (nếu có) theo quy định pháp luật.

    Trường hợp người nộp thuế không khai bổ sung thì cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế. Người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế còn thiếu, tiền chậm nộp và tiền phạt (nếu có) theo quy định.

    (Theo Điều 46 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    37/ Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt

    Vẫn giữ nguyên thứ tự. Đồng thời, bổ sung thêm khái niệm tiền thuế nợ.

    Tiền thuế chưa nộp của hàng hóa đã được thông quan hoặc giải phóng hàng là tiền thuế nợ.

    (Theo Điều 47 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    38/ Ấn định thuế

    Bỏ quy định cơ quan hải quan phải bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế hay giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay bản án, quyết định của Tòa án khi cơ quan hải quan có cơ sở xác định quyết định ấn định không đúng

    Các nội dung còn lại giữ nguyên.

    (Theo Điều 48 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    39/ Xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa

    Cụ thể tiền thuế chậm nộp bao gồm cả thuế GTGT đã nộp đối với hàng hóa đã nhập khẩu nhưng tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan; hàng hóa đã xuất khẩu nhưng nhập khẩu trở lại Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã nộp thuế GTGT theo quy định, sau đó đã thực tế xuất khẩu sản phẩm.

    Hướng dẫn cụ thể hồ sơ xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa như sau:

    - Công văn đề nghị xử lý tiền thuế nộp thừa, tiền chậm nộp, tiền phạt: 01 bản chính, trong đó nêu rõ: Số tờ khai hải quan; số chứng từ nộp thuế, tiền chậm nộp; số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp; số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp; số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; lý do nộp thừa, hướng xử lý.

    - Các chứng từ, tài liệu chứng minh số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa: 01 bản chụp (trừ trường hợp khi đăng ký tờ khai hải quan, người nộp thuế đã nộp chứng từ này trong hồ sơ hải quan).

    - Biên lai nộp phạt: nộp 01 bản chụp.

    Sau khi có quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa phải thanh khoản số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa và cập nhật các thông tin số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa trên Hệ thống của cơ quan hải quan.

    (Theo Điều 49 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    Còn nữa

    Cập nhật bởi ChuTuocLS ngày 14/05/2015 05:18:53 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #383653   17/05/2015

    ChuTuocLS
    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần
    SMod

    Ở phần này, mình đề cập đến các nội dung liên quan đến thủ tục hải quan, kiểm tra hải quan, giám sát hàng hoá vận chuyển đang chịu sự giám sát hải quan và hàng hoá xuất nhập khẩu khác, và các quy định chung liên quan thủ tục hải quan với hàng hoá gia công, hàng hoá là nguyên liệu vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu

    40. Các quy định về vận chuyển hàng hoá chịu sự giám sát hải quan, thủ tục hải quan với hàng hoá vận chuyển chịu sự giám sát hải quan và giám sát hải quan với hàng hoá xuất nhập khẩu là nội dung mới tại Thông tư 38/2015/TT-BTC. Xem chi tiết nội dung tại Điều 50, 51, 52 Thông tư 38/2015/TT-BTC.

    41. Cơ sở để xác định hàng hoá xuất khẩu

    Thông tư 38/2015/TT-BTC tinh gọn lại cơ sở để xác định hàng hoá xuất khẩu so với Thông tư 128/2013/TT-BTC.

    -  Đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường thủy nội địa, cảng chuyển tải, khu chuyển tải; hàng hóa cung ứng cho tàu biển, tàu bay xuất cảnh; hàng hóa xuất khẩu được vận chuyển cùng với người xuất cảnh qua cửa khẩu hàng không; hàng hóa xuất khẩu đưa vào kho ngoại quan; hàng hóa xuất khẩu đưa vào kho CFS là tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan và được xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên Hệ thống.

    - Đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông là tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan và được công chức hải quan xác nhận hàng hóa đã qua khu vực giám sát trên Hệ thống khi hàng hóa vận chuyển qua biên giới sang nước nhập khẩu.

    Với các loại hàng hoá trên, tờ khai hải quan giấy là tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan và có xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát (ghi ngày tháng năm, ký tên, đóng dấu công chức) của công chức hải quan cửa khẩu xuất. Riêng hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông là tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan và được xác nhận hàng hóa đã thực xuất khẩu.

    - Đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, hàng hóa từ nội địa bán vào khu phi thuế quan trong khu kinh tế cửa khẩu hoặc khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất là tờ khai hàng hóa xuất khẩu, tờ khai hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan.

    Với hàng hoá loại này, tờ khai hải quan giấy là tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan.

    (Theo Điều 54 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    42. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu

    Quy định cụ thể hơn so với Thông tư 128/2013/TT-BTC, bao gồm cả với hàng hoá gia công, hàng chế xuất.

    Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hàng chế xuất gồm:

    - Nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất để cấu thành sản phẩm xuất khẩu.

    - Nguyên liệu, vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hoá thành sản phẩm hoặc không cấu thành thực thể sản phẩm.

    - Sản phẩm hoàn chỉnh do tổ chức, cá nhân nhập khẩu để gắn vào sản phẩm xuất khẩu, để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu hoặc để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư mua trong nước, nguyên liệu, vật tư tự cung ứng thành mặt hàng đồng bộ để xuất khẩu ra nước ngoài. (Trước đây chỉ thừa nhận doanh nghiệp nhập khẩu mà không phải là tổ chức, cá nhân nhập khẩu như hiện nay)

    - Vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu.

    - Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để bảo hành, sửa chữa, tái chế sản phẩm xuất khẩu.

    - Hàng mẫu nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

    (Theo Điều 55 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    43. Định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu

    Về bản chất, không thay đổi so với trước, cụ thể nội dung về định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Đồng thời, bổ sung thêm nhiều quy định liên quan đến định mức này.

    - Định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu, gồm:

      + Định mức sử dụng nguyên liệu là lượng nguyên liệu cần thiết, thực tế sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm.

      + Định mức vật tư tiêu hao là lượng vật tư tiêu hao thực tế để sản xuất một đơn vị sản phẩm.

      + Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư là lượng nguyên liệu hoặc vật tư thực tế hao hụt bao gồm hao hụt tự nhiên, hao hụt do tạo thành phế liệu, phế phẩm tính theo tỷ lệ % so với định mức thực tế sản xuất hoặc so với định mức sử dụng nguyên liệu hoặc định mức vật tư tiêu hao.

    Trường hợp lượng phế liệu, phế phẩm đã tính vào định mức sử dụng hoặc định mức vật tư tiêu hao thì không tính vào tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư. (Trước đây, Thông tư 128/2013/TT-BTC không quy định nội dung này)

    Các nội dung được bổ sung vào quy định về định mức sử dụng nguyên liệu, vật tư tiêu hao:

    - Định mức sử dụng nguyên liệu, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình cách tính định mức, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư.

    - Định mức tách nguyên liệu thành phần từ nguyên liệu ban đầu là lượng nguyên liệu thành phần sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu được tách ra từ một nguyên liệu ban đầu.

    -  Trước khi thực hiện sản xuất, tổ chức, cá nhân phải xây dựng định mức sử dụng và tỷ lệ hao hụt dự kiến đối với từng mã sản phẩm. Trong quá trình sản xuất nếu có thay đổi thì phải xây dựng lại định mức thực tế, lưu giữ các chứng từ, tài liệu liên quan đến việc thay đổi định mức.

    - Người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về tính chính xác của định mức sử dụng, định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt và sử dụng định mức vào đúng mục đích gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

    - Khi xác định số tiền thuế được hoàn hoặc không thu, tổ chức, cá nhân quan căn cứ vào quy định tại Thông tư này và định mức thực tế sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu.

    (Theo Điều 56 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    44. Thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hoá xuất khẩu, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và sản xuất sản phẩm; kiểm tra cơ sở gia công và năng lực gia công; địa điểm làm thủ tục hải quan; kiểm tra tình hình sử dụng, nguyên vật liệu tồn kho và thực hiện báo cáo quyết toán được quy định chi tiết tại Điều 57 đến 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC.

    Còn nữa

     
    Báo quản trị |  
  • #383823   18/05/2015

    ChuTuocLS
    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần
    SMod

    Tại phần này mình tiếp tục đề cập đến các thủ tục hải quan với các loại hàng hóa và các trường hợp hàng hóa xuất nhập khẩu…

    Các quy định về thủ tục hải quan với hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam cho thương nhân nước ngoài, thủ tục hải quan với hàng hóa đặt gia công ở nước ngoài như:

    - Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và xuất khẩu sản phẩm.

    - Thủ tục hải quan đối với trường hợp thuê gia công lại

    - Thủ tục giao, nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp

    - Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn

    - Xử lý quá hạn nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và quá thời hạn làm thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn khi hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực thực hiện

    - Xử lý đối với trường hợp bên đặt gia công từ bỏ nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn; sản phẩm gia công.

    - Thủ tục xuất khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá đặt gia công và nhập khẩu sản phẩm gia công

    - Thủ tục tạm xuất sản phẩm gia công ra nước ngoài để tái chế sau đó tái nhập khẩu trở lại Việt Nam

    - Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm, phế thải; máy móc, thiết bị tạm xuất phục vụ gia công

    Tất cả là nội dung mới Thông tư 38/2015/TT-BTC. Xem chi tiết từ Điều 61 đến 69 Thông tư 38/2015/TT-BTC.

    45. Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư và xuất khẩu sản phẩm

    Quy định cụ thể thủ tục hải quan với trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư:

    - Hồ sơ hải quan, thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này.

    - Xác định cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu thuộc sở hữu, sử dụng của người nộp thuế để áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày:

       + Người nộp thuế phải có quyền sử dụng hợp pháp đối với mặt bằng sản xuất, nhà xưởng (bao gồm cả nhà xưởng gắn liền trên đất đai). Trường hợp người nộp thuế đi thuê nhà xưởng, mặt bằng sản xuất của cá nhân, tổ chức khác để sản xuất sản phẩm xuất khẩu thì tổ chức, cá nhân đi thuê được xem xét áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày theo qui định pháp luật với điều kiện hợp đồng thuê đất phải phù hợp với qui định pháp luật và kéo dài hơn thời hạn hợp đồng sản xuất sản phẩm xuất khẩu;

       + Người nộp thuế phải có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại bản cam kết về cơ sở sản xuất.

    Bổ sung thêm các loại sản phẩm xuất khẩu:

    - Sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình SXXK.

    - Sản phẩm được sản xuất do sự kết hợp từ các nguồn sau:

       + Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình SXXK.

       + Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình nhập khẩu kinh doanh.

       + Nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc trong nước.

    - Sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh với điều kiện thời gian nhập khẩu không quá 02 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đến ngày đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu sản phẩm cuối cùng có sử dụng nguyên liệu, vật tư của tờ khai hàng hóa nhập khẩu.

    - Sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu có thể do tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất sản phẩm trực tiếp xuất khẩu hoặc bán sản phẩm cho tổ chức, cá nhân khác xuất khẩu.

    Hồ sơ hải quan, thủ tục hải quan với loại hàng hóa này thực hiện theo Chương II Thông tư này.

    Chính sách thuế thực hiện theo quy định tại mục 4 Chương VII Thông tư này.

    (Theo Điều 70 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    46. Thủ tục xử lý phế liệu, phế phẩm tiêu thụ nội địa, thủ tục tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm

    Là nội dung mới tại Thông tư 38/2015/TT-BTC. Xem chi tiết tại Điều 71, 72 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    47. Siết chặt các nguyên tắc thực hiện thủ tục hải quan, giám sát hải quan với hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất

    Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng với mục đích sản xuất, trừ các trường hợp sau DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan:

      + Hàng hoá mua bán giữa các DNCX với nhau.

      + Hàng hoá là vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng mua từ nội địa để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại DNCX.

      + Hàng hóa luân chuyển trong nội bộ của một DNCX, luân chuyển giữa các DNCX trong cùng một khu chế xuất.

      + Hàng hoá của các DNCX thuộc một tập đoàn hay Hệ thống công ty tại Việt Nam, có hạch toán phụ thuộc.

      + Hàng hoá đưa vào, đưa ra DNCX để bảo hành, sửa chữa hoặc thực hiện một số công đoạn trong hoạt động sản xuất như: phân loại, đóng gói, đóng gói lại.

    Trường hợp không làm thủ tục hải quan, DNCX lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi hàng hoá đưa vào, đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính về mua bán hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ mục đích, nguồn hàng hoá.

    - Hàng hóa DNCX mua từ nội địa hoặc nhập khẩu từ nước ngoài đã nộp đầy đủ các loại thuế và đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu theo quy định khi trao đổi, mua bán trong nội địa không phải làm thủ tục hải quan.

    - Cơ quan hải quan quản lý khu chế xuất, DNCX chỉ giám sát trực tiếp tại cổng ra, vào của khu chế xuất, DNCX khi cần thiết theo quyết định của Cục trưởng Cục Hải quan.

    (Theo Điều 73 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    48. Rút ngắn các quy định thủ tục hải quan với hàng hóa xuất nhập khẩu của DNCX

    - Đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, hàng hoá nhập khẩu tạo tài sản cố định, hàng tiêu dùng nhập khẩu

    Thủ tục hải quan thực hiện theo Chương II Thông tư này. Người khai hải quan phải khai đầy đủ thông tin tờ khai hải quan trên Hệ thống trừ thông tin về mức thuế suất và số tiền thuế.

    - Đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài để xây dựng nhà xưởng, văn phòng, lắp đặt thiết bị cho DNCX:

    Thủ tục hải quan thực hiện theo Chương II Thông tư này.

    Trường hợp nhà thầu nhập khẩu hàng hoá để xây dựng nhà xưởng, văn phòng, lắp đặt thiết bị cho DNCX thì sau khi bàn giao công trình cho DNCX thì báo cáo lượng hàng hoá đã nhập khẩu cho cơ quan hải quan nơi quản lý DNCX theo mẫu số 18/NTXD-DNCX/GSQL Phụ lục V kèm theo Thông tư này.

    - Đối với hàng hóa mua, bán giữa DNCX với doanh nghiệp nội địa

    DNCX, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo loại hình tương ứng quy định tại Điều 86 Thông tư này.

    - Đối với hàng hoá mua, bán giữa hai DNCX: Trường hợp lựa chọn làm thủ tục hải quan thì thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại Điều 86 Thông tư này.

    - Đối với phế liệu, phế phẩm được phép bán vào thị trường nội địa

    Thủ tục hải quan thực hiện theo Chương II Thông tư này, theo đó DNCX làm thủ tục xuất khẩu và doanh nghiệp nội địa mở tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu theo loại hình tương ứng.

    - Đối với hàng hóa của DNCX đã xuất khẩu phải tạm nhập để sửa chữa, bảo hành sau đó tái xuất thực hiện như thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu nhưng bị trả lại theo quy định tại Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP.

    (Theo Điều 74 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    49. Thủ tục hải quan đối với trường hợp DNCX thuê doanh nghiệp nội địa gia công, DNCX nhận gia công cho doanh nghiệp nội địa, DNCX thuê DNCX khác gia công, thủ tục hải quan với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối của DNCX và xử lý tài sản, hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu khi doanh nghiệp chuyển đổi loại hình từ DNCX thành doanh nghiệp không hưởng chế độ chính sách doanh nghiệp chế xuất và ngược lại

    Là các nội dung mới tại Thông tư 38/2015/TT-BTC. Xem chi tiết tại Điều 75 đến 78 Thông tư 38/2015/TT-BTC.

    50. Thanh lý máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển tạo tài sản cố định

    Điều chỉnh thủ tục thanh lý với trường hợp thanh lý theo hình thức nhượng bán, cho, biếu, tặng tại thị trường Việt Nam, DNCX thực hiện thủ tục thanh lý theo quy định và thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng như sau:

      + DNCX đăng ký tờ khai hải quan mới, chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển mục đích sử dụng (trừ trường hợp tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu ban đầu đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý nhập khẩu); căn cứ tính thuế là trị giá tính thuế, thuế suất và tỷ giá tại thời điểm đăng ký tờ khai chuyển mục đích sử dụng.   

      + Sau khi thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng thì thực hiện việc nhượng bán, cho, biếu, tặng tại thị trường Việt Nam, không phải làm thủ tục hải quan.

    Với trường hợp tiêu hủy thực hiện theo Điểm d khoản 3 Điều 64 Thông tư này.

    (Theo Điều 79 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    51. Thủ tục thuê kho bên ngoài DNCX để lưu giữ nguyên liệu, sản phẩm của DNCX, quản lý hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho

    Đây là nội dung mới quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC. Xem tại Điều 80 Thông tư 38/2015/TT-BTC.

    Còn nữa

     
    Báo quản trị |  
  • #384425   21/05/2015

    ChuTuocLS
    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần
    SMod

    Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan với một số loại hình xuất khẩu, nhập khẩu là các nội dung được nhắc đến trong phần này

    52. Xác nhận doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa

    Đây là nội dung mới tại Thông tư 38/2015/TT-BTC.

    - Thương nhân có nhu cầu đề nghị Bộ Công Thương cấp mã số tạm nhập, tái xuất theo Điều 13 Thông tư 05/2014/TT-BCT thì lập 01 bộ hồ sơ đề nghị xác nhận về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục Hải quan.

    Bộ hồ sơ gồm:

    + Văn bản đề nghị xác nhận doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa gửi Tổng cục Hải quan: 01 bản chính.

    + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 01 bản chụp.

    - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan kiểm tra thông tin trên Hệ thống dữ liệu, có văn bản xác nhận hoặc trả lời doanh nghiệp trong trường hợp không đáp ứng đủ điều kiện để được xác nhận.

    (Theo Điều 81 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    53. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh tạm nhập-tái xuất

    Điều chỉnh một số nội dung như sau:

    - Thủ tục hải quan với hàng hóa kinh doanh tạm nhập-tái xuất thực hiện theo Mục 5 Chương III Nghị định 08/2015/NĐ-CP.

    - Hồ sơ hải quan tạm nhập:

    Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này, ngoài ra trong hồ sơ hải quan tạm nhập phải có:

       + Hợp đồng mua bán hàng hóa nhập khẩu: 01 bản chụp.

       + Đối với hàng hóa thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập-tái xuất có điều kiện theo quy định của Chính phủ: 

        i. Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất do Bộ Công Thương cấp: 01 bản chụp.

        ii. Giấy phép tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp đối với mặt hàng theo quy định phải được Bộ Công Thương cấp phép: 01 bản chính.

    - Thủ tục hải quan tái xuất

       + Địa điểm làm thủ tục tái xuất: Riêng hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất thuộc loại hình kinh doanh có điều kiện theo quy định Chính phủ thì phải làm thủ tục hải quan tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập.

       + Hồ sơ hải quan tái xuất:

    Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư này.

    Trường hợp tại thời điểm làm thủ tục hải quan tạm nhập, người khai hải quan thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục V kèm Thông tư này thì khi làm thủ tục hải quan tái xuất, việc khai hải quan cũng được thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục V kèm Thông tư này.

    Khi làm thủ tục tái xuất, thương nhân phải khai báo thông tin về số tờ khai tạm nhập, số thứ tự của dòng hàng trên tờ khai tạm nhập tương ứng với từng dòng hàng tái xuất để Hệ thống theo dõi trừ lùi; Hệ thống tự động thực hiện trừ lùi theo số lượng trên tờ khai tạm nhập tương ứng.

    Một tờ khai tạm nhập có thể được sử dụng để làm thủ tục tái xuất nhiều lần; một tờ khai tái xuất hàng hóa chỉ được khai báo theo một tờ khai tạm nhập hàng hóa tương ứng. Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tái xuất kiểm tra thông tin về tờ khai hải quan tạm nhập trên Hệ thống để làm thủ tục tái xuất.

    Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy thì người khai hải quan phải khai cụ thể hàng hóa tái xuất thuộc tờ khai tạm nhập nào trên ô “Chứng từ đi kèm” của tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo mẫu HQ/2015/XK phụ lục IV kèm Thông tư này.

    - Cửa khẩu tạm nhập, tái xuất

    Thông tư 38/2015/TT-BTC đã bổ sung nội dung này, nhằm hướng dẫn chi tiết thủ tục hải quan.

       + Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu, điểm thông quan theo khoản 8 Điều 11 Nghị định 187/2013/NĐ-CP.

       + Trường hợp thay đổi cửa khẩu tái xuất đã khai trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu nhưng không thay đổi phương thức vận chuyển thì người khai hải quan có văn bản đề nghị gửi Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, nếu được Chi cục trưởng Chi cục Hải quan phê duyệt thì công chức hải quan thực hiện chuyển địa điểm giám sát trên Hệ thống. Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi đang lưu giữ hàng hóa lập biên bản bàn giao và niêm phong hàng hóa để chuyển đến Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất.

    Trường hợp thay đổi cửa khẩu tái xuất đã khai trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa chưa thông quan thì người khai hải quan thực hiện khai bổ sung theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư này.

    Nếu thay đổi cửa khẩu tái xuất làm thay đổi phương thức vận chuyển hàng hóa thì người khai hải quan khai bổ sung cửa khẩu xuất tại ô “Phần ghi chú”, sửa đổi thông tin “Địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu.

       + Trường hợp hàng hóa kinh doanh tạm nhập nhưng tái xuất vào khu phi thuế quan, kho ngoại quan hoặc khu chế xuất thì cửa khẩu xuất hàng là khu phi thuế quan, kho ngoại quan hoặc khu chế xuất.

    - Thời hạn lưu giữ

    Thực hiện theo Khoản 4 Điều 11 Nghị định 187/2013/NĐ-CP.

    - Nếu cần kéo dài thời hạn lưu giữ thì có văn bản đề nghị gửi Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục tạm nhập hàng hóa, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan xem xét, chấp nhận ký, đóng dấu Chi cục trên văn bản đề nghị của thương nhân và trả lại thương nhân để làm thủ tục tái xuất hàng hóa; lưu hồ sơ hải quan 01 bản chụp.

    Việc gia hạn được thực hiện không quá 02 lần cho mỗi lô hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất, mỗi lần không quá 30 ngày.

    - Đối với hàng hóa thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện theo quy định của Chính phủ hoặc hàng hóa thuộc Danh mục không khuyến khích nhập khẩu của Bộ Công Thương thì quá thời hạn được phép lưu giữ tại Việt Nam thương nhân chỉ được tái xuất qua cửa khẩu tạm nhập trong vòng 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn được phép lưu giữ tại Việt Nam (không được phép tái xuất qua cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập).

    Trường hợp không tái xuất được thì bị tịch thu và xử lý theo quy định; Trường hợp phải tiêu hủy thì thương nhân chịu trách nhiệm thanh toán chi phí tiêu hủy. Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập chịu trách nhiệm chủ trì và phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu tái xuất trong việc bàn giao, quản lý, giám sát và xử lý hàng hóa quá thời hạn lưu giữ tại Việt Nam.

    - Địa điểm lưu giữ

    Có 3 nơi được lưu giữ (thay vì 2 nơi so với trước đây)

      + Khu vực chịu sự giám sát hải quan tại cửa khẩu.

      + Cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa hoặc kho ngoại quan tại cửa khẩu nhập hoặc cửa khẩu xuất.

       + Kho, bãi của thương nhân thuộc địa bàn hoạt động hải quan đã được Bộ Công Thương cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất.

    - Giám sát hải quan đối với hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu tạm nhập đến cửa khẩu tái xuất

    Thay vì quy định chi tiết cách giám sát hải quan như Thông tư 128/2013/TT-BTC, thì Thông tư 38/2015/TT-BTC chỉ quy định việc thực hiện giám sát sẽ áp dụng trong các trường hợp:

      + Hàng hóa tạm nhập tại một cửa khẩu nhưng tái xuất tại cửa khẩu khác.

       + Hàng hóa tạm nhập tại một cửa khẩu nhưng đưa hàng về địa điểm lưu giữ sau đó tái xuất tại cửa khẩu khác.

    Thủ tục hải quan vận chuyển hàng hóa từ nơi đi đến nơi đến thực hiện theo quy định về vận chuyển hàng hóa chịu sự giám sát hải quan tại Điều 51 Thông tư này.

    - Thủ tục hải quan chuyển tiêu thụ nội địa thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Thông tư này.

    (Theo Điều 82 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    54. Quản lý, giám sát hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất và theo dõi tờ khai hải quan tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập

    Đây là nội dung mới quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC. Xem chi tiết tại Điều 83, 84 Thông tư 38/2015/TT-BTC.

    55. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu thực hiện dự án đầu tư miễn thuế

    Sửa đổi một số nội dung sau:

    * Thủ tục hải quan

    - Địa điểm làm thủ tục hải quan:

    Thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hoá thực hiện tại Chi cục Hải quan thuận tiện thuộc Cục Hải quan nơi đăng ký danh mục hàng hóa miễn thuế hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa, cảng đích ghi trên vận tải đơn, hợp đồng vận chuyển hoặc Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư thuộc Cục Hải quan nơi hàng hóa nhập khẩu.

    Đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí thuộc đối tượng miễn thuế theo quy định, người khai hải quan lựa chọn Chi cục Hải quan thuận tiện để làm thủ tục hải quan;

    - Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thực hiện dự án đầu tư miễn thuế thực hiện như quy định đối với hàng hóa nhập khẩu, ngoài ra, người khai hải quan phải khai các thông tin liên quan của Danh mục hàng hóa được miễn thuế trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu.

    Hệ thống tự động trừ lùi số lượng hàng hóa nhập khẩu tương ứng với số lượng hàng hóa trong Danh mục hàng hóa miễn thuế. Trường hợp đăng ký danh mục hàng hóa miễn thuế bằng bản giấy, cơ quan hải quan lập Phiếu theo dõi và thực hiện trừ lùi theo quy định.

    * Thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng hàng hoá nhập khẩu miễn thuế

    - Đối với hàng hóa nhập khẩu miễn thuế để thực hiện dự án có vốn đầu tư trong nước, khi chuyển đổi mục đích sử dụng thì thực hiện việc kê khai, tính thuế trên tờ khai hải quan mới theo hướng dẫn tại Điều 21 Thông tư này.

    - Thủ tục thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng thực hiện tại cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế nhập khẩu hàng hoá miễn thuế hoặc nơi đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu đối với trường hợp không phải đăng ký danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế. (thêm nơi thực hiện thủ tục thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng)

    (Theo Điều 85 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    56. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ

    Bổ sung một số quy định mới:

    - Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ gồm:

       + Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo khoản 3 Điều 32 Nghị định 187/2013/NĐ-CP.

      + Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan.

      + Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

    Đồng thời, sửa đổi các quy định sau:

    - Hồ sơ hải quan

    Hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.

    Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại.

    - Thời hạn làm thủ tục hải quan

    Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu và sau khi hoàn thành việc giao nhận hàng hóa, người nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan.

    - Thủ tục hải quan

    Trách nhiệm của người xuất khẩu

    Trách nhiệm của người nhập khẩu

    Trách nhiệm của cơ quan hải quan làm thủ tục xuất khẩu

    Trách nhiệm của cơ quan hải quan làm thủ tục nhập khẩu

    - Khai thông tin tờ khai hàng hóa xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp, trong đó ghi rõ vào ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” là mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu và ô tiêu chí “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” theo hướng dẫn tại Phụ lục II kèm Thông tư này.

    - Thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định.

    - Giao hàng hóa cho người nhập khẩu sau khi hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan.

    - Khai thông tin tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo đúng thời hạn quy định trong đó ghi rõ số tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo hướng dẫn tại Phụ lục II kèm Thông tư này hoặc ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy.

    - Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định.

    - Chỉ được đưa hàng hóa vào sản xuất, tiêu thụ sau khi hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan.

    Thực hiện thủ tục xuất khẩu theo Chương II Thông tư này.

    - Theo dõi những tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan để thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu.

    - Tiếp nhận, kiểm tra theo kết quả phân luồng của Hệ thống. Trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hoá, nếu hàng hóa đã được kiểm tra thực tế tại Chi cục Hải quan xuất khẩu thì Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu không phải kiểm tra thực tế hàng hoá.

    - Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì hàng tháng tổng hợp và lập danh sách các tờ khai hàng hóa nhập khẩu tại chỗ đã được thông quan theo mẫu số 20/TKXNTC/GSQL Phụ lục V kèm Thông tư này gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân nhập khẩu tại chỗ.

    Trường hợp người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên và các đối tác mua bán hàng hóa với doanh nghiệp ưu tiên; doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan và đối tác mua bán hàng hóa cũng là doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ được giao nhận nhiều lần trong một thời hạn nhất định theo một hợp đồng/đơn hàng với cùng người mua hoặc người bán thì được giao nhận hàng hóa trước, khai hải quan sau.

    Việc khai hải quan được thực hiện trong thời hạn tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày thực hiện việc giao nhận hàng hóa. Người khai hải quan được đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ tại 01 Chi cục Hải quan thuận tiện; chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. Cơ quan hải quan chỉ kiểm tra các chứng từ liên quan đến việc giao nhận hàng hóa (không kiểm tra thực tế hàng hóa). Đối với mỗi lần giao nhận, người xuất khẩu và người nhập khẩu phải có chứng từ chứng minh việc giao nhận hàng hóa (như hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ,…), chịu trách nhiệm lưu giữ tại doanh nghiệp và xuất trình khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra.

    (Theo Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    57. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (trừ trường hợp DNCX thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định tại Điều 77 Thông tư này)

    Thông tư 128/2013/TT-BTC không quy định vấn đề này. Xem chi tiết nội dung tại Điều 87 Thông tư 38/2015/TT-BTC.

    58. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa ra, đưa vào cảng trung chuyển

    Hệ thống lại nội dung này tại Thông tư 38/2015/TT-BTC.

    - Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trung chuyển hàng hoá lập Thông báo hàng hoá trung chuyển theo mẫu số 21/BKTrC/GSQL Phụ lục V kèm Thông tư này (02 bản chính).

    - Hàng hoá đưa vào, đưa ra cảng trung chuyển thuộc đối tượng được miễn kiểm tra. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì cơ quan hải quan kiểm tra số lượng container; đối chiếu số, ký hiệu của container với nội dung Bản kê và tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định.

    - Định kỳ hàng quý, chậm nhất không quá 15 ngày sau kỳ báo cáo doanh nghiệp làm dịch vụ trung chuyển phải báo cáo gửi cơ quan hải quan quản lý cảng trung chuyển về lượng hàng hoá đưa vào, đưa ra, hàng còn lưu tại cảng trung chuyển. (Đây là quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC được giữ nguyên)

    - Việc xử lý hàng tồn đọng tại cảng trung chuyển thực hiện theo Điều 58 Luật Hải quan và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.

    (Theo Điều 88 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    59. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu

    Bổ sung quy định với Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, có đưa vào khu vực kho bãi thuộc các cảng biển Việt Nam (không đưa vào kho ngoại quan, không đưa vào khu vực trung chuyển hàng hoá), thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan thực hiện như sau:

    * Trách nhiệm của thương nhân:

    - Nộp cho Chi cục Hải quan nơi có hàng hóa nhập khẩu chuyển khẩu 01 bộ hồ sơ gồm:

       + Văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa theo mẫu số 22/CKHH/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này.

       + Vận tải đơn hàng nhập khẩu: 01 bản chụp.

    - Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu:

       + Tiếp nhận, kiểm tra bộ hồ sơ lô hàng nhập khẩu chuyển khẩu.

       + Xác nhận nhập khẩu và ký tên, đóng dấu công chức trên công văn đề nghị của doanh nghiệp.

       + Giám sát và theo dõi lô hàng chuyển khẩu cho đến khi xuất ra khỏi Việt Nam.

       + Sau khi hàng hóa xếp lên phương tiện, công chức hải quan giám sát tại cửa khẩu xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa.

       + Trường hợp hàng hóa chuyển khẩu xuất qua cửa khẩu khác với cửa khẩu nhập nhưng cùng trong hệ thống khu vực cảng biển thuộc địa bàn giám sát của Cục Hải quan thì sau khi hàng hóa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất, công chức hải quan giám sát xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa; việc giám sát hàng hóa đưa ra, đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu thực hiện theo Điều 52 Thông tư này.

       + Trong quá trình kiểm tra, giám sát nếu phát hiện lô hàng chuyển khẩu có dấu hiệu vi phạm thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu quyết định kiểm tra thực tế và xử lý theo quy định.

    - Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu phải được xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong vòng 30 ngày kể từ ngày được Chi cục Hải quan cửa khẩu hoàn thành việc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hải quan hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa.

    (Theo Điều 89 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    60. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu

    Sửa đổi các nội dung sau:

    * Trường hợp không phải làm thủ tục hải quan:

    - Hàng hóa thuộc Danh mục không thực hiện thủ tục hải quan khi xuất khẩu từ các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu và từ nội địa Việt Nam vào khu phi thuế quan không được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hàng rào cứng theo mục I Phụ lục I kèm Thông tư 109/2014/TT-BTC.

    - Hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu thuộc Danh mục mặt hàng chịu thuế ngay theo mục II Phụ lục II kèm Thông tư 109/2014/TT-BTC.

    - Hàng hóa có nguồn gốc từ nội địa khi đưa từ khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu vào nội địa.

    * Hàng hóa đưa từ nước ngoài đưa vào khu phi thuế quan trong khu kinh tế cửa khẩu phải làm thủ tục hải quan và áp dụng chính sách thuế theo quy định về cơ chế, chính sách tài chính đối với từng khu kinh tế cửa khẩu.

    Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa tạo tài sản cố định của dự án đầu tư trong khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu phải phù hợp với lĩnh vực đầu tư, mục tiêu, quy mô của dự án và có trách nhiệm sử dụng hàng hóa nhập khẩu này đúng mục đích.

    Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu thực hiện việc quản lý và báo cáo quyết toán nguyên liệu, vật tư theo quy định của doanh nghiệp chế xuất hướng dẫn tại Điều 60 Thông tư này.

    * Hàng hóa phải làm thủ tục hải quan quy định tại khoản 1 Điều này, khi đưa từ các khu chức năng khác hoặc từ nội địa Việt Nam vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu, hàng hóa mua bán giữa các khu phi thuế quan thì thực hiện thực hiện thủ tục hải quan như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư này.

    * Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài

    Hàng hóa do tổ chức, cá nhân nhập khẩu từ nước ngoài hoặc từ nội địa sau đó xuất khẩu nguyên trạng ra nước ngoài khi làm thủ tục khai cụ thể trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại ô ghi chú thông tin “xuất khẩu nguyên trạng hàng hóa nhập khẩu theo tờ khai hàng hóa nhập khẩu hoặc hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn mua bán số ….… ngày ……….”.

    * Hàng hóa từ khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu xuất khẩu vào nội địa:

    - Hàng hóa từ khu phi thuế quan bán vào nội địa phải thực hiện thủ tục hải quan trừ hàng hóa thuộc Danh mục mặt hàng chịu thuế ngay khi nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu theo quy định của Bộ Tài chính.

    - Thủ tục hải quan thực hiện theo Chương II Thông tư này. Để làm cơ sở cho tổ chức, cá nhân nội địa tính toán số tiền thuế phải nộp khi làm thủ tục nhập khẩu, tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan phải thực hiện như sau:

      + Trường hợp hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu từ nước ngoài thì phải khai cụ thể trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại ô ghi chú “hàng được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư trong nước”.

      + Trường hợp hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan có sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu từ nước ngoài thì tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan phải lập và tự tính lượng nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc nhập khẩu cấu thành trong hàng hóa xuất khẩu vào nội địa theo mẫu số 23/NLNK-PTQ/GSQL Phụ lục V kèm theo Thông tư này và khai cụ thể trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại ô ghi chú “hàng được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo bản kê...”.

       + Hàng hóa đã làm thủ tục hải quan đưa vào đưa khu phi thuế quan quy định sau đó xuất khẩu nguyên trạng vào nội địa thì làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định nêu trên, khi làm thủ tục xuất khẩu phải khai cụ thể trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại ô ghi chú thông tin “xuất khẩu nguyên trạng hàng hóa nhập khẩu theo tờ khai hải quan số ……………ngày ……”.

       + Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan phải cung cấp cho doanh nghiệp nội địa đầy đủ hồ sơ, số liệu để doanh nghiệp nội địa tính số tiền thuế phải nộp.

    - Gia công hàng hoá giữa tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan và tổ chức, cá nhân nội địa

    Thực hiện thủ tục hải quan như đối với hàng hóa gia công giữa DNCX với nội địa theo Điều 76 Thông tư này. Tổ chức, cá nhân nội địa làm thủ tục hải quan thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý khu phi thuế quan.

    - Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị và Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ không thuộc đối tượng giám sát hải quan.

    Việc bán hàng hóa miễn thuế cho khách tham quan du lịch khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.

    Bổ sung nội dung sau:

    * Địa điểm làm thủ tục hải quan

    - Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu khi xuất khẩu, nhập khẩu phải làm thủ tục tại Chi cục Hải quan quản lý khu phi thuế quan.

    - Tổ chức, cá nhân trong nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu với tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu được lựa chọn làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan thuận tiện.

    (Theo Điều 90 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    Còn nữa

     
    Báo quản trị |  
  • #385035   25/05/2015

    ChuTuocLS
    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần
    SMod

    Các quy định liên quan đến quản lý hải quan, giám sát hải quan, xử lý từ chối nhận hàng, dịa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa (cảng nội địa), địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu là những nội dung mới sẽ được đề cập tại phần này.

    61. Quản lý hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan

    Quy định lại thủ tục hải quan với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan. Cách tiếp cận nội dung tại quy định này khác so với Thông tư 128/2013/TT-BTC.

    * Thủ tục hải quan đối với hàng hóa từ nước ngoài nhập kho ngoại quan

    Người khai hải quan

    Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan

    - Khai tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II và khai vận chuyển kết hợp theo điểm a khoản 2 Điều 51 Thông tư này.

    Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo khoản 2 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV kèm Thông tư này.

    - Nộp 01 bản chụp vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ).

    - Nộp 01 bản chụp giấy chứng nhận mã số tạm nhập tái xuất của Bộ Công Thương đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện theo quy định của Bộ Công Thương khi đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan để xuất đi nước khác phải được cấp Giấy chứng nhận mã số tạm nhập, tái xuất.

    - Nộp 01 bản chính giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định pháp luật.

    Trường hợp áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.

    - Cập nhật thông tin hàng hóa nhập kho ngoại quan vào phần mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan của chủ kho ngoại quan và gửi đến Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.

     

    Thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại mục 3 Chương II Thông tư này và các công việc theo quy định tại điểm d.1.1 khoản 2 Điều 51 Thông tư này;

     

    - Ngày hàng hóa nhập kho ngoại quan là ngày cơ quan hải quan cập nhật thông tin đến đích của lô hàng nhập khẩu trên Hệ thống.

    - Hàng hóa gửi kho ngoại quan để xuất đi nước khác theo quy định phải có Giấy chứng nhận mã số tạm nhập tái xuất của Bộ Công Thương thì chỉ được gửi kho ngoại quan tại tỉnh, thành phố nơi cửa khẩu nhập hoặc cửa khẩu xuất.

    - Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan chỉ được nhập khẩu qua các cửa khẩu theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Công Thương.

    * Thủ tục hải quan với hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan hoặc từ nội địa nhập kho ngoại quan

    Người khai hải quan

    Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan

    - Thực hiện các công việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 52 Thông tư này khi đăng ký tờ khai xuất khẩu từ nội địa hoặc từ khu phi thuế quan.

    - Cập nhật thông tin hàng hóa nhập kho ngoại quan vào phần mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan của chủ kho ngoại quan và chia sẻ các thông tin trên với Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.

    - Tra cứu và in thông tin về tờ khai hàng hóa xuất khẩu hàng hóa đã được thông quan trên Hệ thống để giám sát, quản lý hàng hóa nhập kho ngoại quan và lưu giữ trong kho.

    - Thực hiện các công việc quy định tại điểm c.1.2 khoản 2 Điều 51 Thông tư này.

    Ngày hàng hóa nhập kho ngoại quan là ngày cơ quan hải quan xác nhận hàng hóa đã qua khu vực giám sát trên Hệ thống.

    * Thủ tục hải quan với hàng hoá xuất kho ngoại quan để xuất ra nước ngoài:

    Người khai hải quan

    Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan

    - Nộp 01 bản chụp Phiếu xuất kho do doanh nghiệp lập theo quy định về pháp luật kế toán, trong đó có ghi cụ thể hàng hóa xuất kho của từng tờ khai nhập kho.

    - Cập nhật thông tin hàng hóa xuất kho ngoại quan vào phần mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan của chủ kho ngoại quan và gửi đến cơ quan hải quan để quản lý, theo dõi.

    - Thực hiện khai vận chuyển độc lập đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Thông tư này.

    - Kiểm tra đối chiếu thông tin hàng hóa xuất kho ngoại quan trên Phiếu xuất kho và phần mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan.

    - Thực hiện các công việc của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi theo điểm c.3 khoản 1 Điều 51 Thông tư này và theo dõi hồi báo của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất.

     

    - Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài chỉ được xuất qua các cửa khẩu theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Công Thương.

    - Hàng hóa từ kho ngoại quan sau khi đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất chịu trách nhiệm giám sát hàng hóa đến khi thực xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam, trường hợp quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu xuất nhưng chưa thực xuất hoặc có thay đổi cửa khẩu xuất, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất phải thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan biết để phối hợp theo dõi. Riêng đối với hàng hóa từ kho ngoại quan xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, đường sông, việc xác nhận hàng hóa đã qua khu vực giám sát qua khu vực cửa khẩu xuất sang nước nhập khẩu.

    * Thủ tục hải quan với hàng hoá xuất kho ngoại quan để nhập khẩu vào nội địa hoặc nhập khẩu vào khu phi thuế quan:

    Người khai hải quan

    Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan

    - Cập nhật thông tin hàng hóa xuất kho ngoại quan vào phần mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan của chủ kho ngoại quan và chia sẻ các thông tin trên với cơ quan hải quan để quản lý, theo dõi.

    - Thực hiện các công việc theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 52 Thông tư này tại Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.

    - Kiểm tra đối chiếu thông tin hàng hóa xuất kho ngoại quan trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu vào nội địa hoặc vào khu phi thuế quan đã có trên Hệ thống với thông tin trên phần mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan; In và lưu trữ kèm hồ sơ hàng hóa nhập kho ngoại quan.

    - Thực hiện các công việc theo quy định tại điểm d.1.2 khoản 2 Điều 51 Thông tư này.

    Các loại hàng hóa sau đây không được nhập khẩu vào nội địa từ kho ngoại quan:

    - Hàng hóa theo quy định phải làm thủ tục nhập khẩu tại cửa khẩu.

    - Hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu không được chuyển cửa khẩu theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, trừ hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu để phục vụ sản xuất, gia công và hàng hóa được sản xuất, gia công tại Việt Nam.

    * Thủ tục hải quan với hàng hoá xuất kho ngoại quan để vận chuyển đến kho ngoại quan khác:

    - Hàng hóa đưa ra kho ngoại quan (cũ) được làm thủ tục hải quan theo quy định thủ tục hải quan với hàng hoá xuất kho ngoại quan để nhập khẩu vào nội địa hoặc nhập khẩu vào khu phi thuế quan.

    - Hàng hóa đưa vào kho ngoại quan (mới) được làm thủ tục hải quan theo quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa từ nước ngoài nhập kho ngoại quan.

    - Thời hạn hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan được tính từ ngày hàng hóa đưa vào kho ngoại quan (cũ).

    * Hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu, từ kho ngoại quan này hoặc từ các địa điểm khác đến kho ngoại quan và ngược lại, nhưng các địa điểm này đều cùng chịu sự quản lý của một Chi cục Hải quan thì việc giám sát hàng hóa vận chuyển giữa các địa điểm này do Cục trưởng Cục Hải quan quy định.

    * Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan quyết định việc kiểm tra thực tế hàng hóa trước khi đưa vào, đưa ra kho ngoại quan. Kết quả kiểm tra được ghi trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra theo mẫu 06/PGKQKT/GSQL Phụ lục V kèm Thông tư này.

    * Việc chuyển quyền sở hữu hàng hoá gửi kho ngoại quan do chủ hàng hoá thực hiện khi có hành vi mua bán hàng hoá theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại. Chủ kho ngoại quan có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan về việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa đang gửi kho ngoại quan để quản lý theo dõi, không phải làm thủ tục nhập, xuất kho ngoại quan.

    Thời hạn hàng hoá gửi kho ngoại quan được tính kể từ ngày hàng hoá đưa vào kho ngoại quan theo hợp đồng thuê kho ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng cũ.

    * Báo cáo hàng hóa nhập, xuất, tồn kho ngoại quan:

    - Chủ kho ngoại quan tự chịu trách nhiệm theo dõi, thanh khoản hợp đồng thuê kho ngoại quan với chủ hàng hóa. Định kỳ vào ngày 15 của tháng đầu quý sau, chủ kho ngoại quan có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan về hiện trạng hàng hóa và tình hình hoạt động của kho ngoại quan theo mẫu số 24/BC-KNQ/GSQL phụ lục V kèm Thông tư này; Chi cục Hải quan tổng hợp báo cáo Cục Hải quan để tổng hợp và gửi Tổng cục Hải quan vào ngày 25 của tháng đầu quý.

    - Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan chịu trách nhiệm theo dõi hàng hóa nhập, xuất, tồn kho trên cơ sở thông tin tờ khai hải quan nhập kho và phần mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan của chủ kho ngoại quan; thời hạn hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan, đối chiếu với thông báo về hiện trạng hàng hóa và tình hình hoạt động của kho ngoại quan, nếu có nghi ngờ về lượng hàng hóa tồn kho, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan quyết định kiểm tra thực tế lượng hàng tồn kho, đối chiếu với dữ liệu trên phần mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan của chủ kho ngoại quan.

    (Theo Điều 91 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    62. Giám sát hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra và các dịch vụ thực hiện trong địa điểm thu gom hàng lẻ (sau đây gọi tắt là kho CFS)

    Không quy định chung chung và sơ sài như Thông tư 128/2013/TT-BTC, Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định chi tiết hoạt động giám sát hải quan với hàng hóa này.

    * Hàng hóa xuất khẩu đưa vào kho CFS

    - Trên cơ sở thông tin về lô hàng xuất khẩu do Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai chuyển đến, Chi cục Hải quan quản lý kho CFS tiếp nhận lô hàng, kiểm tra đối chiếu thông tin về tờ khai trên Hệ thống để giám sát hàng hóa đưa vào kho CFS.

    - Trường hợp theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, công chức hải quan quản lý kho CFS thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo khoản 11 Điều 29 Thông tư này.

    * Hàng hóa nhập khẩu đưa vào kho CFS

    - Căn cứ thông tin tờ khai vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan đã được Chi cục Hải quan cửa khẩu phê duyệt và vận tải đơn do doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kho CFS xuất trình, công chức hải quan giám sát hàng hóa đưa vào kho CFS và thực hiện các công việc theo điểm c.4 khoản 1 Điều 51 Thông tư này.

    * Giám sát các dịch vụ được thực hiện trong kho CFS

    Các dịch vụ thực hiện trong kho CFS phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan. Trường hợp thực hiện việc đóng ghép chung container các lô hàng xuất khẩu, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ phải lập Danh mục hàng hóa đóng ghép chung container các lô hàng xuất khẩu (02 bản chính) theo mẫu số 25/DMXK-CFS/GSQL Phụ lục V kèm Thông tư này.

    Kết thúc việc đóng ghép, công chức hải quan giám sát xác nhận trên Danh mục trả cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ 01 bản và 01 bản lưu tại cơ quan hải quan.

    * Quản lý hàng nhập kho CFS

    - Đối với hàng hóa nhập khẩu đưa vào CFS: Sau khi hàng hóa nhập khẩu vào nội địa hoặc xuất đi nước khác hết số hàng ghi trên vận tải đơn tổng (Master Bill), doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý theo từng vận tải đơn tổng (Master Bill).

    - Đối với hàng hóa xuất khẩu đưa vào kho CFS: Trên cơ sở Danh mục hàng hóa đóng ghép chung container các lô hàng xuất khẩu, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ chịu trách nhiệm theo dõi theo các lô hàng xuất khẩu quá thời hạn gửi kho CFS theo khoản 3 Điều 61 Luật Hải quan.

    * Báo cáo hàng hóa nhập, xuất, tồn kho CFS

    Định kỳ vào ngày 05 của tháng đầu quý tiếp theo, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ chịu trách nhiệm thông báo về hiện trạng hàng hóa và tình hình hoạt động của địa điểm thu gom hàng lẻ theo mẫu số 26/NXT-CFS/GSQL Phụ lục V kèm Thông tư này cho Chi cục Hải quan quản lý kho CFS.

    Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ sử dụng phần mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất có kết nối với cơ quan hải quan thì Chi cục Hải quan quản lý kho CFS khai thác báo cáo về lượng hàng hóa tồn kho trên phần mềm để theo dõi.

    (Theo Điều 92 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    63. Thủ tục hải quan với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần

    Cách tiếp cận nội dung này tại Thông tư 38/2015/TT-BTC khác so với Thông tư 128/2013/TT-BTC. Thông tư 38/2015/TT-BTC phân làm 02 trường hợp: giao nhận trước, đăng ký tờ khai hải quan sau và đăng ký tờ khai hải quan trước, giao nhận sau.

    * Giao nhận trước, đăng ký tờ khai hải quan sau

    i. Trường hợp áp dụng:

    - Mặt hàng điện năng xuất khẩu, nhập khẩu.

    - Hàng hóa bán trong khu vực cách ly tại các sân bay quốc tế (trừ hàng bán miễn thuế).

    - Hàng hóa cung cấp cho hành khách trên các chuyến bay tuyến quốc tế.

    - Xăng dầu cung ứng cho tàu bay xuất cảnh.

    - Các trường hợp hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ thực hiện việc giao nhận hàng hóa nhiều lần trong ngày hoặc trong tháng theo khoản 6 Điều 86 Thông tư này.

    ii. Trách nhiệm của người khai hải quan

    - Thực hiện việc khai hải quan trên tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II kèm Thông tư này.

    - Nộp bộ hồ sơ xuất khẩu, nhập khẩu theo Điều 16 Thông tư này, trong đó mỗi lần giao nhận, người khai hải quan phải có chứng từ chứng nhận việc giao nhận hàng hóa (hóa đơn bán hàng, hóa đơn thương mại, Phiếu xuất kho…) và phải lập Bảng tổng hợp các chứng từ chứng nhận việc giao nhận hàng hóa theo mẫu số 27/THCT-KML/GSQL Phụ lục V kèm Thông tư này nộp cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục hải quan.

    Riêng với mặt hàng điện năng xuất khẩu, nhập khẩu, người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận lượng điện năng tiêu thụ trong tháng vào ngày đầu tiên của tháng liền kề; mặt hàng xăng dầu cung ứng cho tầu bay xuất cảnh phải làm thủ tục hải quan trong thời hạn 30 ngày và trong lượng tờ khai tạm nhập.

    iii. Trách nhiệm của cơ quan hải quan

    Sau khi người khai hải quan nộp bộ hồ sơ trong thời hạn quy định trên, cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan theo mục 3 Chương II Thông tư này và không thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa.

    * Đăng ký tờ khai hải quan trước, giao nhận sau

    Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan trước, giao nhận sau phải đáp ứng quy định tại khoản 8 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP.

    i. Trách nhiệm của người khai hải quan

    - Thực hiện việc khai hải quan và nộp bộ hồ sơ xuất khẩu, nhập khẩu theo Điều 16 Thông tư này, ngoài ra người khai hải quan nộp 01 bản hợp đồng (bản chụp), giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (đối với hàng hoá phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định pháp luật): nộp 01 bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu và cấp phiếu theo dõi, trừ lùi hoặc thực hiện trừ lùi từng lần.

    - Được sử dụng tờ khai hải quan khai trước đã được thông quan để thông quan từng lần lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu.

    - Tiến hành khai bổ sung (nếu có) thông tin chính xác về lô hàng sau khi hoàn thành việc giao nhận lô hàng.

    ii. Trách nhiệm của cơ quan hải quan

    - Tiếp nhận, đăng ký hồ sơ hải quan.

    - Lập Sổ theo dõi hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu: 01 quyển theo mẫu số 28/STD/GSQL Phụ lục V kèm Thông tư này.

    - Làm thủ tục khi xuất khẩu, nhập khẩu từng lần và ghi thông tin lượng hàng xuất khẩu, nhập khẩu từng lần vào sổ theo dõi.

    - Đối chiếu sổ theo dõi với thông tin khai bổ sung (nếu có) của người khai khi kết thúc việc xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng để xác nhận tổng lượng đã thực xuất, thực nhập.

    Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai một lần thực hiện tại một Chi cục Hải quan.

    (Theo Điều 93 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    64. Thủ tục hải quan với hàng hóa mua, bán, trao đổi của cư dân biên giới

    Đây là nội dung mới tại Thông tư 38/2015/TT-BTC. Xem thêm tại Điều 94 Thông tư 38/2015/TT-BTC.

    65. Xử lý từ chối nhận hàng

    Thế nào được xem là từ chối nhận hàng, hướng xử lý việc từ chối nhận hàng là quy định mới tại Thông tư 38/2015/TT-BTC. Xem chi tiết tại Điều 95, 96 Thông tư 38/2015/TT-BTC.

    66. Địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa (cảng nội địa)

    Về điều kiện thành lập, không thay đổi so với Thông tư 128/2013/TT-BTC.

    Đơn giản hóa hồ sơ thành lập:

    - Đơn đề nghị thành lập (theo mẫu số 03 Phụ lục IX kèm Thông tư này): 01 bản chính.

    - Văn bản chấp thuận thành lập cảng nội địa của Bộ Giao thông vận tải (trừ trường hợp cảng nội địa đã được Bộ Giao thông vận tải công bố trong quy hoạch): 01 bản chính.

    - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh kho bãi: 01 bản chụp.

    Rút ngắn thời hạn thẩm định của Tổng cục Hải quan

    Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kèm hồ sơ, Tổng cục Hải quan hoàn thành việc thẩm định, báo cáo kết quả và trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thành lập địa điểm làm thủ tục hải quan; trường hợp không đủ điều kiện thành lập thì Tổng cục Hải quan có văn bản trả lời Cục Hải quan và doanh nghiệp.

    Thu hẹp trường hợp chấm dứt hoạt động địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa.

    Bỏ quy định chấm dứt với  kho ngoại quan, kho bảo thuế đã được thành lập trước đây, nhưng đến ngày 31/12/2014 mà không mở rộng diện tích để đáp ứng quy định nêu tại khoản 6, khoản 7 Điều 64 Thông tư 128/2013/TT-BTC.

    Thay đổi thẩm quyền chấm dứt hoạt động địa điểm làm thủ tục hải quan

    Tổng cục Hải quan kiểm tra, trình Bộ Tài chính quyết định chấm dứt hoạt động với địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa trên cơ sở báo cáo, đề xuất của Cục Hải quan hoặc văn bản đề nghị của doanh nghiệp.

    Quy định chi tiết số lượng hồ sơ trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu thu hẹp, mở rộng diện tích hay di chuyển đến địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa.

    Số lượng mỗi giấy tờ trong bộ hồ sơ là 01 bản chính với công văn đề nghị và 01 bản chụp với sơ đồ và chứng từ.

    Quy định lại nội dung với trường hợp thay đổi chủ sở hữu hay chuyển quyền sở hữu.

    - Trường hợp thay đổi tên chủ sở hữu của địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa do thay đổi tên ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được Bộ Tài chính quyết định thành lập, doanh nghiệp có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý địa điểm để theo dõi.

    - Trường hợp chuyển quyền sở hữu địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa thì thực hiện chấm dứt hoạt động của địa điểm cũ và thành lập mới địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa theo quy định.

    (Theo Điều 97 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    67. Địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu

    Mở rộng điều kiện được thành lập.

    Bỏ các điều kiện sau:

    - Thuộc địa bàn có các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu phi thuế quan, khu kinh tế đặc biệt khác hoặc địa bàn tập trung nhiều nhà máy sản xuất công nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thường xuyên ổn định.

    - Ở nơi giao thông thuận tiện, phù hợp với việc vận chuyển hàng hoá bằng container;
    Đơn giản hóa hồ sơ thành lập:

    - Đơn đề nghị thành lập (theo mẫu số theo mẫu số 03 Phụ lục IX kèm Thông tư này): 01 bản chính.

    - Văn bản chấp thuận của UBND tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm làm thủ tục hải quan: 01 bản chính.

    - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh kho bãi: 01 bản chụp.

    Việc thành lập, chấm dứt, di chuyển, mở rộng, thu hẹp, chuyển quyền sở hữu hoặc đổi tên chủ sở hữu địa điểm địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu thực hiện tương tự như đối với địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa quy định trên.

    (Theo Điều 98 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    Còn nữa

     
    Báo quản trị |  
  • #385496   28/05/2015

    ChuTuocLS
    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần
    SMod

    Ở phần này, mình tiếp tục cập nhật các quy định liên quan đến thủ tục thành lập, di chuyển, mở rộng, thu hẹp, chấm dứt hoạt động của địa điểm làm thủ tục hải quan, địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất, nhập khẩu ở nội địa, kho hàng không kéo dài, và các trường hợp được miễn thuế, thủ tục miễn thuế.

    68. Kho hàng không kéo dài

    Đây là quy định mới tại Thông tư 38/2015/TT-BTC. Xem chi tiết tại Điều 99 Thông tư 38/2015/TT-BTC.

    69. Địa điểm kiểm tra tập trung

    - Về điều kiện thành lập:

    Bỏ các quy định sau:

    Trường hợp địa điểm do doanh nghiệp đầu tư xây dựng thì doanh nghiệp phải có đăng ký kinh doanh ngành nghề giao nhận vận tải, kinh doanh kho bãi.

    Địa điểm tập trung phải ở địa bàn có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thường xuyên, giao thông thuận tiện, phù hợp với việc vận chuyển hàng hoá bằng container.

    - Đơn giản hóa hồ sơ thành lập:

    So với các hồ sơ quy định tại Thông tư 128/2013/TT-BTC thì Thông tư 38/2015/TT-BTC yêu cầu ít các giấy tờ hơn.

    Trường hợp địa điểm kiểm tra tập trung do cơ quan hải quan làm chủ đầu tư:

    + Đơn đề nghị thành lập (theo mẫu số 03 Phụ lục IX kèm Thông tư này): 01 bản chính.

     + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 01 bản chụp.

    Trường hợp địa điểm kiểm tra tập trung do doanh nghiệp kinh doanh làm chủ đầu tư:

     + Đơn đề nghị thành lập (theo mẫu số 03 Phụ lục IX kèm Thông tư này): 01 bản chính.

      + Chứng từ chứng minh quyền sử dụng đất: 01 bản chụp.

       + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh kho bãi: 01 bản chụp.

    - Rút ngắn trình tự thành lập

      + Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị thành lập đến Cục Hải quan nơi đặt địa điểm kiểm tra tập trung.

       + Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hải quan thực hiện:

           i. Kiểm tra hồ sơ.

           ii. Khảo sát thực tế kho, bãi.

           iii. Đánh giá việc đáp ứng các điều kiện trên; đề xuất ý kiến, báo cáo kèm hồ sơ gửi Tổng cục Hải quan.

       + Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kèm hồ sơ, Tổng cục Hải quan kiểm tra, ban hành quyết định thành lập địa điểm kiểm tra tập trung; trường hợp không đủ điều kiện thành lập thì có văn bản trả lời Cục Hải quan và doanh nghiệp.

    - Chấm dứt hoạt động địa điểm kiểm tra tập trung.

    Bỏ quy định sau: Đối với kho ngoại quan, kho bảo thuế đã được thành lập trước đây, nhưng đến ngày 31/12/2014 mà không mở rộng diện tích để đáp ứng quy định nêu tại khoản 6, khoản 7 Điều 64 Thông tư 128/2013/TT-BTC.

    Thẩm quyền chấm dứt hoạt động địa điểm kiểm tra tập trung chỉ là Tổng Cục Hải quan. (trước đây là Cục trưởng cục Hải quan, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)

    - Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu thu hẹp, mở rộng diện tích, chuyển quyền sở hữu hoặc di chuyển từ địa điểm kiểm tra tập trung, nếu đáp ứng điều kiện trên thì lập hồ sơ gửi Cục Hải quan.

    Nội dung hồ sơ vẫn giữ nguyên theo Thông tư 128/2013/TT-BTC, bổ sung số lượng là 01 bản chính với công văn đề nghị và 01 bản chụp với sơ đồ và chứng từ.

    Trình tự, thủ tục di chuyển, mở rộng, thu hẹp thực hiện như thủ tục thành lập địa điểm kiểm tra tập trung quy định trên. Riêng việc mở rộng, thu hẹp diện tích của địa điểm do Cục Hải quan quyết định.

    - Trường hợp thay đổi tên chủ sở hữu của địa điểm kiểm tra tập trung đã được Tổng cục Hải quan quyết định thành lập do thay đổi tên ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý địa điểm để theo dõi.

    - Trường hợp chuyển quyền sở hữu địa điểm kiểm tra tập trung thì thực hiện chấm dứt hoạt động của địa điểm cũ và thành lập địa điểm mới theo quy định trên.

    (Theo Điều 100 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    70. Địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới

    - Về điều kiện thành lập:

    Giữ nguyên trường hợp nằm trong khu kinh tế cửa khẩu.

    Bỏ trường hợp nằm ngoài khu kinh tế cửa khẩu.

    - Đơn giản hóa thủ tục thành lập:

    Hồ sơ thành lập gồm:

      + Đơn đề nghị thành lập (theo mẫu số 03 Phụ lục IX ban hành kèm Thông tư này): 01 bản chính.

      + Chứng từ chứng minh quyền sử dụng đất: 01 bản chụp.

      + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh kho bãi: 01 bản chụp.

    Việc thành lập, chấm dứt, di chuyển, mở rộng, thu hẹp, chuyển quyền sở hữu hoặc đổi tên chủ sở hữu địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới thực hiện tương tự như đối với địa điểm kiểm tra tập trung quy định trên.

    (Theo Điều 101 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    71. Địa điểm kiểm tra hàng hóa tại chân công trình hay cơ sở sản xuất, nhà máy

    Tổng hợp các địa điểm kiểm tra này thành một khái niệm chung.

    Địa điểm kiểm tra là nơi tập kết máy móc, thiết bị, nguyên liệu, linh kiện, vật tư nhập khẩu để xây dựng nhà máy, công trình, thực hiện dự án đầu tư, phục vụ sản xuất hàng hóa hoặc hàng hóa xuất khẩu.

    Vẫn giữ nguyên trình tự thành lập, bổ sung:

    Quyết định công nhận có giá trị hiệu lực trong thời hạn 02 năm kể từ ngày ban hành; hết thời hạn này, nếu doanh nghiệp có văn bản đề nghị gia hạn thì Cục Hải quan kiểm tra, xem xét gia hạn thời hạn hiệu lực của quyết định, thời gian gia hạn không quá 02 năm kể từ ngày ban hành quyết định gia hạn.

    Sau khi hoàn thành việc thi công, lắp đặt hoặc cơ sở sản xuất, nhà máy không còn nhu cầu đề nghị cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, khẩu nhập tại các địa điểm này, doanh nghiệp phải có văn bản đề nghị Cục Hải quan chấm dứt hoạt động của các địa điểm này.

    (Theo Điều 102 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    72. Bổ sung trường hợp miễn thuế và các quy định liên quan

    - Máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất để phục vụ thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm, máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập khác trong thời hạn nhất định để phục vụ công việc.

    - Đối với nguyên liệu, vật tư tự cung ứng từ nguồn do bên nhận gia công tự sản xuất hoặc mua tại thị trường Việt Nam có thuế xuất khẩu thì khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công (bao gồm cả sản phẩm xuất khẩu theo loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ), người khai hải quan thực hiện khai, tính thuế xuất khẩu nguyên liệu, vật tư tự cung ứng trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu sản phẩm gia công.

    - Hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu theo Điều ước quốc tế.

    Ngoài ra, sửa đổi trường hợp sau

    Hàng hóa được miễn thuế theo hợp đồng gia công gồm:

    - Nguyên liệu nhập khẩu, xuất khẩu để gia công.

    - Vật tư nhập khẩu, xuất khẩu tham gia vào quá trình sản xuất, gia công (giấy, phấn, bút vẽ, bút vạch dấu, đinh ghim quần áo, mực sơn in, bàn chải quét keo, khung in luới, kết tẩy, dầu đánh bóng…) (Trước đây, yêu cầu vật tư này trong trường hợp doanh nghiệp xây dựng được định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt)

    Hàng hoá nhập khẩu để gia công được phép tiêu hủy tại Việt Nam theo quy định pháp luật và thực hiện đầy đủ thủ tục theo qui định tại Thông tư này. (trước đây quy định hàng hóa này tiêu hủy sau khi thanh lý, thanh khoản hợp đồng gia công)

    Ngoài ra, phế liệu phế phẩm thay vì áp dụng Điều 31 Nghị định 12/2006/NĐ-CP thì áp dụng Điều 30 Nghị định 187/2013/NĐ-CP.

    Với người nhập cảnh

    Định mức miễn thuế với người nhập cảnh được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về định mức hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh và quà biếu, tặng nhập khẩu được miễn thuế (thay vì phải áp dụng theo Nghị định 66/2002/NĐ-CP như trước đây)

    Trường hợp hàng hoá nhập khẩu vượt tiêu chuẩn được miễn thuế thì phần vượt định mức phải nộp thuế nhập khẩu. Nếu tổng số tiền thuế phải nộp đối với phần vượt dưới 100.000 đồng  (trước đây là dưới 50.000 đồng) thì được miễn thuế đối với cả phần vượt. Người nhập cảnh được chọn vật phẩm để nộp thuế trong trường hợp hành lý mang theo gồm nhiều vật phẩm.

    Hàng hoá gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có trị giá khai báo nằm trong định mức miễn thuế theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về mức giá trị hàng hoá nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế. (thay vì áp dụng Quyết định 78/2010/QĐ-TTg như trước đây)

    Quy định về cư dân biên giới và định mức được miễn thuế đối với hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. (thay vì áp dụng Quyết định 254/2006/QĐ-TTg như trước đây)

    Miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của các dự án đầu tư vào:

    + Lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định 87/2010/NĐ-CP (trừ các dự án sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, điều hòa, máy sưởi, tủ lạnh, máy giặt, quạt điện, máy rửa bát đĩa, đầu đĩa, dàn âm thanh, bàn là điện, ấm đun nước, máy sấy khô tóc, làm khô tay, rượu, bia, thuốc lá và những mặt hàng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì không được miễn thuế nhập khẩu).

    + Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại Phụ lục Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp kèm theo Nghị định 218/2013/NĐ-CP, Nghị định 91/2014/NĐ-CP và Nghị định 53/2010/NĐ-CP (trừ các dự án sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, điều hòa, máy sưởi, tủ lạnh, máy giặt, quạt điện, máy rửa bát đĩa, đầu đĩa, dàn âm thanh, bàn là điện, ấm đun nước, máy sấy khô tóc, làm khô tay, rượu, bia, thuốc lá và những mặt hàng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì không được miễn thuế nhập khẩu). (thay vì áp dụng Nghị định 124/2008/NĐ-CP và Nghị định 53/2010/NĐ-CP như trước đây)

    Người nộp thuế phải nộp đủ thuế theo quy định đối với lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu đã được miễn thuế vượt quá nhu cầu sản xuất khi hết thời hạn miễn thuế 05 năm.

    - Hàng hoá là nguyên liệu, vật tư và linh kiện trong nước chưa sản xuất được, nhập khẩu để phục vụ sản xuất của các dự án đầu tư trong khu kinh tế cửa khẩu được miễn thuế theo quy định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu và các văn bản hướng dẫn thực hiện (thay vì áp dụng Quyết định 32/2009/QĐ-TTg như trước đây).

    - Hàng hoá nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế theo quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính. (thay vì áp dụng theo Thông tư 120/2009/TT-BTC như trước đây)

    - Một số hướng dẫn khác:

      + Trường hợp thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu để tạo tài sản cố định nhưng không nhập khẩu hàng hoá mà được phép tiếp nhận hàng hoá đã được miễn thuế nhập khẩu từ tổ chức, cá nhân khác chuyển nhượng tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân tiếp nhận được miễn thuế nhập khẩu, đồng thời không truy thu thuế nhập khẩu đối với tổ chức, cá nhân chuyển nhượng, với điều kiện giá chuyển nhượng không bao gồm thuế nhập khẩu. (Mở rộng đối tượng áp dụng là tổ chức, cá nhân thay vì chỉ có doanh nghiệp như trước đây)

    (Theo Điều 103 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    73. Sửa đổi quy định đăng ký danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu được miễn thuế

    - Trường hợp phải đăng ký Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế:

    Hàng hoá nêu tại khoản 1, khoản 4 và khoản 5 Điều 12 Quyết định 72/2013/QĐ-TTg và các khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16 và khoản 18, khoản 21 Điều 103 Thông tư này.

    - Bổ sung thêm nội dung:

    Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế phải phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực đầu tư, mục tiêu, quy mô, công suất của dự án được xây dựng một lần cho cả dự án, hoặc xây dựng từng giai đoạn thực hiện dự án, từng hạng mục công trình của dự án (nếu tại Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc luận chứng kinh tế kỹ thuật, các tài liệu khoa học kỹ thuật của dự án,… thể hiện dự án thực hiện theo từng giai đoạn hoặc theo từng hạng mục công trình), hoặc xây dựng theo từng tổ hợp, dây chuyền nếu hàng hoá là hệ thống tổ hợp dây chuyền thiết bị, máy móc.

    Trường hợp Danh mục đã đăng ký cho cả dự án hoặc cho từng giai đoạn, cho từng hạng mục, công trình, tổ hợp, dây chuyền có sai sót hoặc cần thay đổi thì người khai hải quan được sửa đổi với điều kiện phải có chứng từ, tài liệu nộp cho cơ quan hải quan trước thời điểm nhập khẩu hàng hoá để chứng minh việc bổ sung, điều chỉnh là phù hợp với nhu cầu của dự án.

    - Người đăng ký Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế: tổ chức, cá nhân sử dụng hàng hóa (chủ dự án, chủ cơ sở đóng tàu,…) là người đăng ký Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế (theo mẫu số 13/ĐKDMMT/TXNK Phụ lục VI kèm theo Thông tư này đối với trường hợp đăng ký Danh mục miễn thuế bản giấy). Trường hợp chủ dự án không trực tiếp nhập khẩu hàng hoá miễn thuế mà nhà thầu chính hoặc nhà thầu phụ hoặc Công ty cho thuê tài chính nhập khẩu hàng hóa thì nhà thầu, Công ty cho thuê tài chính sử dụng danh mục miễn thuế do chủ dự án đã đăng ký với cơ quan hải quan.

    - Đơn giản hóa hồ sơ đăng ký:

      + Công văn đề nghị đăng ký Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế, nêu rõ số hàng hoá, lý do đề nghị miễn thuế theo ban hành kèm theo Thông tư này (mẫu số 14/CVĐKDMMT/TXNK Phụ lục VI kèm Thông tư này): nộp 01 bản chính.

      + Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế đối với trường hợp không đăng ký Danh mục trên Hệ thống: nộp 02 bản chính kèm theo 01 phiếu theo dõi trừ lùi (theo mẫu số 15/PTDTL/TXNK phụ lục VI kèm theo Thông tư này).

    - Giảm thiểu căn cứ để người khai hải quan kê khai, đăng ký Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu miễn thuế với cơ quan hải quan gồm:

       + Lĩnh vực được ưu đãi về thuế nhập khẩu hoặc địa bàn được ưu đãi thuế nhập khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. (thay vì áp dụng theo Nghị định 87/2010/NĐ-CP, Nghị định 124/2008/NĐ-CP và Nghị định 53/2010/NĐ-CP như trước đây)

       + Các danh mục hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền ban hành, tùy theo từng trường hợp cụ thể sau đây:

    Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng, nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước đã sản xuất được theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (thay vì áp dụng Thông tư 04/2012/TT-BKHĐT như trước đây)

    Các danh mục còn lại vẫn giữ nguyên.

    Thời điểm đăng ký Danh mục: Trước khi đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đầu tiên của dự án, hạng mục, giai đoạn dự án hoặc dự án mở rộng.

    - Thêm trách nhiệm của người nộp thuế:

    Thực hiện việc đăng ký, sửa Danh mục hàng hóa được miễn thuế qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan (trừ trường hợp chưa thực hiện được việc đăng ký Danh mục qua Hệ thống):

      + Người nộp thuế khai báo đầy đủ thông tin Danh mục hàng hóa được miễn thuế theo các tiêu chí, định dạng chuẩn gửi đến Hệ thống.

      + Nộp các chứng từ thuộc hồ sơ đăng ký, sửa Danh mục miễn thuế theo quy định.

      + Tiếp nhận thông tin phản hồi của cơ quan hải quan thông qua Hệ thống.

      + Lưu giữ các chứng từ liên quan đến cơ sở xác định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế và xuất trình cho cơ quan hải quan, cơ quan có thẩm quyền khi thực hiện thanh tra, kiểm tra theo quy định.

    - Quy định lại trách nhiệm của cơ quan hải quan:

    Cơ quan hải quan có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý trong tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cụ thể:

       + Trường hợp phát hiện hàng hoá không thuộc đối tượng miễn thuế theo quy định thì không đăng ký Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế, có văn bản trả lời cho doanh nghiệp.

    Trường hợp phát hiện dự án thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư nhưng hàng hoá tại Danh mục đăng ký xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế không phù hợp mục tiêu, quy mô của dự án thì hướng dẫn, thông báo cho doanh nghiệp biết để điều chỉnh lại Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế.

       + Trường hợp chưa đủ cơ sở xác định hàng hóa không thuộc đối tượng miễn thuế theo quy định nêu trên thì chấp thuận nội dung tự kê khai của người đăng ký danh mục, thực hiện vào sổ theo dõi, đóng dấu xác nhận vào 02 bản Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế và 01 bản phiếu theo dõi trừ lùi (giao cho người nộp thuế 01 bản Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế và 01 bản phiếu theo dõi trừ lùi để xuất trình cho cơ quan hải quan thực hiện trừ lùi khi làm thủ tục hải quan cho hàng hoá thực tế xuất khẩu, nhập khẩu và cơ quan hải quan nơi cấp lưu 01 bản Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế) theo qui định trong trường hợp đăng ký Danh mục bản giấy.

       + Trường hợp tại thời điểm đăng ký Danh mục hàng hoá miễn thuế chưa có đủ cơ sở xác định hàng hoá đáp ứng điều kiện tại điểm a và điểm c khoản 7 Điều 103 thì cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục ghi chú vào Danh mục và phiếu theo dõi trừ lùi để thực hiện kiểm tra, đối chiếu khi nhập khẩu hoặc thực hiện kiểm tra sau thông quan.

       + Nhận xét, ghi chú vào Danh mục hàng hoá miễn thuế về mức độ kết quả kiểm tra hồ sơ đăng ký danh mục để Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện kiểm tra, đối chiếu khi nhập khẩu hoặc để tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan.

    Trường hợp thực hiện việc đăng ký Danh mục hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế qua Hệ thống xử lý dữ liệu của hải quan:

      + Cơ quan hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý theo quy định.

      + Cấp mã quản lý chung, nhập đầy đủ thông tin kết quả xử lý vào Hệ thống.

      + Phản hồi kết quả xử lý cho người khai hải quan thông qua Hệ thống.

    - Chế độ báo cáo:

    Định kỳ 3 tháng một lần chậm nhất vào ngày 10 của tháng đầu quý tiếp theo Cục Hải quan nơi đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế, lập bảng kê các trường hợp đã đăng ký Danh mục hàng hoá miễn thuế tại đơn vị mình báo cáo Tổng cục Hải quan theo mẫu số 16/BCTHDMMT/TXNK Phụ lục VI kèm theo Thông tư này.

    - Cục trưởng Cục Hải quan nơi đăng ký danh mục miễn thuế tổ chức phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để thu thập thông tin phục vụ việc kiểm tra hồ sơ đăng ký danh mục miễn thuế quy định trên, kiểm tra sau thông quan để xác định hàng hóa do tổ chức, cá nhân kê khai miễn thuế nhập khẩu thực tế có hay không được sử dụng đúng mục đích được miễn thuế và xử lý theo quy định nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm.

    Cơ quan hải quan kiểm tra tất cả các trường hợp hàng hóa nhập khẩu miễn thuế theo điều ước quốc tế trong thời hạn 03 năm kể từ thời điểm đăng ký danh mục miễn thuế hoặc thời điểm nhập khẩu hàng hóa miễn thuế.

    - Sửa đổi nhiệm vụ thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan hải quan:

    Xóa Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế khỏi hệ thống sau khi rà soát, kiểm tra, sao lưu ra bên ngoài hệ thống theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.

    - Điều chỉnh hồ sơ đề nghị cấp lại trong trường hợp mất Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi:

    Công văn đề nghị cấp lại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế và phiếu theo dõi trừ lùi của doanh nghiệp, trong đó nêu rõ lý do mất Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế và phiếu theo dõi trừ lùi. (Không cần nêu lý do khác ngoài lý do này như Thông tư 128/2013/TT-BTC)

    - Sửa đổi một số nội dung trong trường hợp mất Phiếu theo dõi trừ lùi:

    Căn cứ vào hồ sơ khai báo bị mất Phiếu theo dõi trừ lùi và đề nghị cấp lại của tổ chức, cá nhân, cơ quan hải quan thực hiện:

      + Cơ quan hải quan nơi cấp lại thông báo cho Cục hải quan các tỉnh, thành phố về việc hủy Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cấp nhưng bị mất; đồng thời trước khi xem xét cấp lại đề nghị các Cục Hải quan có văn bản xác nhận số lượng hàng hóa tổ chức, cá nhân đã xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế theo Danh mục và Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cấp (nêu rõ số Danh mục, Phiếu theo dõi trừ lùi và ngày cấp).

       + Cơ quan hải quan các tỉnh, thành phố trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan hải quan nơi cấp lại có trách nhiệm: Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; hệ thống số liệu xuất nhập khẩu, xác định số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cấp nay bị mất, gửi văn bản xác nhận cho cơ quan hải quan nơi cấp lại; tạm dừng xử lý miễn thuế cho các lô hàng tiếp theo thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi bị mất cho đến khi được cấp lại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi.

    Sau khi nhận được đầy đủ các văn bản xác nhận của các Cục Hải quan về số lượng hàng hóa tổ chức, cá nhân đã xuất khẩu, nhập khẩu theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cấp, cơ quan hải quan nơi cấp lại thực hiện:

      + Tổng hợp số lượng hàng hóa tổ chức, cá nhân đã xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cấp. (mở rộng đối tượng được phép xuất nhập khẩu trong trường hợp này không chỉ là doanh nghiệp)

      + Kiểm tra xác định số hàng hóa đã được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu của dự án và việc sử dụng số hàng hóa miễn thuế nhập khẩu trước khi cấp lại Phiếu theo dõi trừ lùi bị mất.

      + Cấp lại Phiếu theo dõi trừ lùi mới cho số lượng hàng hóa còn lại chưa xuất khẩu, nhập khẩu của Phiếu theo dõi trừ lùi bị mất.

    Các nội dung còn lại của phần này vẫn giữ nguyên.

    (Theo Điều 104 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    74. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế

    - Về hồ sơ miễn thuế, điều chỉnh nội dung sau:

    Đối với trường hợp người nộp thuế gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan và các trường hợp khác thuộc trường hợp miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của Chính phủ phải có thêm văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về lý do khách quan đề nghị được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. (thay vì áp dụng theo Nghị định 87/2010/NĐ-CP và văn bản xác nhận của UBND cấp tỉnh và Bộ, cơ quan ngang Bộ)

    - Bổ sung nội dung thủ tục miễn thuế đối với trường hợp phải đăng ký Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế:

    Trường hợp nhập khẩu miễn thuế theo tổ hợp, dây chuyền, phải nhập khẩu làm nhiều chuyến để lắp ráp thành tổ hợp thành dây chuyền hoàn chỉnh, không thể thực hiện trừ lùi theo số lượng hàng hóa tại thời điểm nhập khẩu thì thực hiện việc trừ lùi sau khi kết thúc việc nhập khẩu hàng hóa của tổ hợp, dây chuyền như sau:

      + Tổ chức, cá nhân thực hiện nhập khẩu các lô hàng để lắp ráp từng tổ hợp, dây chuyền máy móc thiết bị tại 01 Chi cục Hải quan và dự kiến thời gian hoàn thành nhập khẩu tổ hợp, dây chuyền.

       + Tại thời điểm nhập khẩu, tổ chức, cá nhân phải kê khai chi tiết số lượng, tên hàng cụ thể hàng hóa thực nhập và ghi rõ hàng hóa của tổ hợp, dây chuyền máy móc nào thuộc Danh mục hàng hóa miễn thuế đã đăng ký.

       + Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi kết thúc việc nhập khẩu lô hàng cuối cùng của mỗi tổ hợp, dây chuyền, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tổng hợp các tờ khai đã nhập khẩu để cơ quan hải quan kiểm tra và trừ lùi số lượng của từng tổ hợp, dây chuyền máy móc thiết bị trên Phiếu theo dõi trừ lùi.

    Cục trưởng Cục Hải quan xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể không thể thực hiện trừ lùi theo số lượng hàng hóa tại thời điểm nhập khẩu và tổ chức kiểm tra sau thông quan để xác định hàng hóa do tổ chức, cá nhân kê khai miễn thuế nhập khẩu thực tế có hay không được sử dụng đúng mục đích phục vụ dự án theo quy định hiện hành và thực hiện xử lý theo quy định nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm.

    Cơ quan hải quan chỉ thực hiện miễn thuế đối với trường hợp đăng ký tờ khai hải quan sau khi đăng ký Danh mục. Trường hợp đăng ký tờ khai hải quan phát sinh trước ngày đăng ký Danh mục, Cục trưởng Cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu phối hợp với Cục Hải quan có thẩm quyền đăng ký danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế xem xét giải quyết từng trường hợp cụ thể.

    Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Hệ thống tự động trừ lùi hết số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tương ứng, cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục hàng hóa miễn thuế có trách nhiệm xóa Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế khỏi hệ thống sau khi rà soát, kiểm tra, sao lưu ra bên ngoài hệ thống theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.

    Trường hợp đăng ký Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế bằng giấy, hết lượng hàng hóa nhập khẩu ghi trong phiếu theo dõi trừ lùi, cơ quan hải quan nơi làm thủ tục cuối cùng xác nhận lên bản chính phiếu theo dõi trừ lùi của người khai hải quan, lưu 01 bản chụp, cấp cho người khai hải quan 01 bản chụp và gửi bản chính đến cơ quan hải quan nơi cấp phiếu theo dõi trừ lùi.

    Trường hợp cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục đồng thời là cơ quan hải quan nơi làm thủ tục cuối cùng, sau khi đã xác nhận hết lượng hàng hóa nhập khẩu trong phiếu theo dõi trừ lùi thì lưu bản chính để kiểm tra việc nhập khẩu, sử dụng hàng hóa miễn thuế, cấp cho người khai hải quan 01 bản chụp.

    (Theo Điều 105 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    75. Hướng dẫn chi tiết báo cáo, kiểm tra việc sử dụng hàng hóa miễn thuế nhập khẩu

    Đây là nội dung mới tại Thông tư 38/2015/TT-BTC. Xem chi tiết Điều 106 Thông tư 38/2015/TT-BTC.

    Còn nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #385543   28/05/2015

    ChuTuocLS
    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần
    SMod

    Phần này mình sẽ đề cập đến các trường hợp xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế và thủ tục thực hiện.

    76. Các trường hợp miễn thuế

    Không quy định thống nhất với Bộ Tài Chính từ đầu năm và chậm nhất đến hết 31/03 hàng năm Bộ chủ quản phải đăng ký kế hoạch hàng hóa nhập khẩu như Thông tư 128/2013/TT-BTC.

    Quy định lại nội dung với:

    - Hàng hóa được phép xuất, nhập khẩu làm quà biếu, quà tặng, hàng mẫu của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại được xét miễn thuế theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

    Hàng hoá là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu có trị giá vượt quá định mức miễn thuế nêu trên thì phải nộp thuế đối với phần vượt. Trừ các trường hợp sau thì được xét miễn thuế đối với toàn bộ trị giá lô hàng:

      + Các đơn vị nhận hàng quà biếu, quà tặng là cơ quan hành chính sự nghiệp công, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, nếu được cơ quan chủ quản cấp trên cho phép tiếp nhận để sử dụng thì được xét miễn thuế trong từng trường hợp cụ thể.

       + Hàng hoá là quà biếu, quà tặng mang mục đích nhân đạo, từ thiện.

    Đồng thời, bổ sung:

    - Nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu theo hợp đồng gia công, sản xuất xuất khẩu bị thiệt hại toàn bộ, không còn giá trị sử dụng do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ gây ra được miễn thuế nhập khẩu, không thu thuế GTGT khâu nhập khẩu (trừ trường hợp doanh nghiệp bị thiệt hại do các hành vi vi phạm pháp luật gây ra tại một số địa phương trong sự kiện giàn khoan HD981 có hướng dẫn khác của Bộ Tài chính thì thực hiện theo hướng dẫn tại văn bản đó), nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

      + Đã thông quan và được cơ quan chức năng xác định rõ việc thiệt hại có nguyên nhân do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ và tỷ lệ thiệt hại (toàn bộ), không còn giá trị sử dụng.

      + Được cơ quan hải quan kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán và các chứng từ liên quan, xác định nguyên liệu, máy móc, thiết bị đã nhập khẩu nhưng thực tế thiệt hại do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ gây ra không tiêu thụ tại thị trường Việt Nam hoặc xuất khẩu ra nước ngoài.

    Trường hợp nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ gây ra có thực hiện bảo hiểm và đã được cơ quan bảo hiểm bồi thường thiệt hại bao gồm cả tiền thuế nhập khẩu và thuế GTGT thì không được xử lý miễn thuế nhập khẩu, không thu thuế GTGT.

    (Theo Điều 107 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    77. Hồ sơ xét miễn thuế

    - Bổ sung yêu cầu hồ sơ về hợp đồng mua bán hàng hóa (nếu có): 01 bản chụp.

    - Bỏ nội dung Điều ước quốc tế trong hồ sơ xét miễn thuế.

    - Với hàng hoá là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu (đơn giản hoá thủ tục với nhóm hàng này):

      + Thông báo hoặc quyết định hoặc thoả thuận biếu, tặng hàng hoá; thông báo hoặc thoả thuận gửi hàng mẫu: nộp 01 bản chụp.

      + Đối với hàng hóa có giấy phép khi không tái xuất hàng hóa tạm nhập để làm quà tặng, quà biếu cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam thì phải có giấy phép của cơ quan chức năng và nằm trong định mức theo quy định của Chính phủ.

      + Xác nhận của cơ quan chủ quản cấp trên về việc cho phép tiếp nhận để sử dụng hàng hoá miễn thuế đối với trường hợp hàng hoá là quà biếu, quà tặng cho cơ quan hành chính sự nghiệp công, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội hoạt động bằng kinh phí Nhà nước cấp phát có trị giá vượt quá định mức xét miễn thuế.

    Quy định thêm với trường hợp nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu theo hợp đồng gia công, sản xuất xuất khẩu bị thiệt hại quy định, hồ sơ xét miễn thuế nhập khẩu, không thu thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu gồm những chứng từ sau:

       + Công văn đề nghị miễn thuế nhập khẩu, không thu thuế GTGT cho nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu theo hợp đồng gia công, sản xuất xuất khẩu bị thiệt hại toàn bộ, không còn giá trị sử dụng, trong đó nêu rõ nguyên nhân dẫn đến thiệt hại, tỷ lệ tổn thất của nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu, số tờ khai hải quan, số tiền thuế đề nghị được miễn và cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khai báo: 01 bản chính.

       + Biên bản xác nhận vụ cháy của cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy tại địa phương nơi xảy ra vụ cháy; văn bản xác nhận của UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi phát sinh thiên tai, tai nạn bất ngờ: nộp 01 bản chính.

    Chứng từ trên được lập ngay sau khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ.

       + Giấy chứng nhận giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu bị mất mát hoặc tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hoá nhập khẩu, về tình trạng hàng hóa không còn giá trị sử dụng: 01 bản chụp.

       + Hợp đồng bảo hiểm, Thông báo trả tiền bồi thường của tổ chức nhận bảo hiểm (nếu có): 01 bản chụp.

       + Xác nhận của cơ quan bảo hiểm về việc hợp đồng bảo hiểm không bao gồm nội dung bồi thường về thuế: 01 bản chụp.

    Trường hợp không mua bảo hiểm cho lô hàng bị thiệt hại thì người nộp thuế phải có cam kết về việc không mua bảo hiểm tại công văn đề nghị quy định trên.

    Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy, ngoài các chứng từ nêu trên, người nộp thuế nộp thêm tờ khai hải quan: 01 bản chụp.

    (Theo Điều 106 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    78. Thủ tục, trình tự xét miễn thuế

    - Đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng xét miễn thuế, thời hạn nộp hồ sơ xét miễn thuế chậm nhất là 30 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hoặc giải phóng hàng.(Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định thời gian chậm nhất là 15 ngày làm việc)

    Bổ sung thời hạn với nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu theo hợp đồng gia công, sản xuất xuất khẩu bị thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, thời hạn nộp hồ sơ xét miễn thuế, chậm nhất là 30 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền xác nhận về mức độ thiệt hại.

    - Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ xét miễn thuế do người nộp thuế khai và xử lý như Thông tư 128/2013/TT-BTC, đồng thời bổ sung:

    Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra sự phù hợp giữa tờ khai hải quan trên Hệ thống với hồ sơ đề nghị xét miễn thuế.

    Và rút ngắn thời hạn trong trường hợp sau:

    Khi cần kiểm tra thực tế để có đủ căn cứ giải quyết hồ sơ thì thời hạn này có thể kéo dài tối đa là 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.(trước đây thời hạn này là 50 ngày)

    Trường hợp tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người nộp thuế nộp đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ, kiểm tra điều kiện xét miễn thuế và thực hiện miễn thuế trên cơ sở hồ sơ hải quan do người nộp thuế nộp trong thời hạn làm thủ tục hải quan theo quy định tại Điều 23 Luật Hải quan.

    Quy định thêm với trường hợp nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu theo hợp đồng gia công, sản xuất xuất khẩu bị thiệt hại:

    Nếu hồ sơ đầy đủ thì kiểm tra sổ sách kế toán, chứng từ nhập kho, xuất kho liên quan đến lô hàng bị thiệt hại; đối chiếu các giao dịch kinh doanh của người nộp thuế để xác định thực tế và mức độ thiệt hại của nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu, nguyên nhân thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ; nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu bị thiệt hại toàn bộ, không còn giá trị sử dụng, không tiêu thụ tại thị trường nội địa và không xuất khẩu.

    Thời gian hoàn thành việc kiểm tra không quá 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người nộp thuế.

    Kết quả kiểm tra nếu xác định nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu đủ điều kiện miễn, không thu thuế theo quy định thì Cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu ban hành quyết định miễn thuế nhập khẩu, không thu thuế GTGT tương ứng với hàng hóa bị thiệt hại để làm cơ sở xử lý hoàn trả tiền thuế nộp thừa (nếu có) theo quy định.

    - Trên cơ sở quyết định miễn thuế, cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thanh khoản số tiền thuế được miễn, ghi chú vào Hệ thống dữ liệu của cơ quan hải quan.(số hoá các thông tin hải quan, trước đây yêu cầu phải đóng dấu trên các tờ khai hải quan)

    (Theo Điều 109 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    79. Thẩm quyền xét miễn thuế

    - Hàng hoá chuyên dùng phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo không còn thuộc thẩm quyền của Tổng cục Hải quan khi xét miễn thuế như trước đây mà giao cho Cục Hải quan.

    Đồng thời, Cục Hải quan xét miễn thuế vớihàng hóa là nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu theo hợp đồng gia công, sản xuất xuất khẩu bị thiệt hại.

    -Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu thực hiện miễn thuế đối với hàng hóa là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu nằm trong định mức miễn thuế theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

    (Theo Điều 110 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    80. Thêm trường hợp xét giảm thuế

    Ngoài trường hợp quy định theo Thông tư 128/2013/TT-BTC, còn thêm các trường hợp sau:

    Nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu theo hợp đồng gia công, sản xuất xuất khẩu bị thiệt hại một phần hoặc còn giá trị sử dụng do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, được giảm thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu tương ứng với tỷ lệ tổn thất (trừ trường hợp doanh nghiệp bị thiệt hại do các hành vi vi phạm pháp luật gây ra tại một số địa phương trong sự kiện giàn khoan HD981 có hướng dẫn khác của Bộ Tài chính thì thực hiện theo hướng dẫn tại văn bản đó), nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

    - Đã thông quan và được cơ quan chức năng xác định rõ có thiệt hại thực tế do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ và tỷ lệ thiệt hại.

    - Được cơ quan hải quan kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán và các chứng từ liên quan, xác định không tiêu thụ tại thị trường Việt Nam hoặc xuất khẩu ra nước ngoài.

    Trường hợp nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ gây ra có thực hiện bảo hiểm và đã được cơ quan bảo hiểm bồi thường thiệt hại bao gồm cả tiền thuế nhập khẩu và thuế GTGT thì không được xử lý giảm thuế nhập khẩu, thuế GTGT.

    (Theo Điều 111 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    81. Hồ sơ xét giảm thuế

    Ngoài các giấy tờ theo Thông tư 128/2013/TT-BTC, thêm nội dung sau:

    Đối với trường hợp nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu theo hợp đồng gia công, sản xuất xuất khẩu bị thiệt hại quy định trên: tại công văn đề nghị xét giảm thuế nhập khẩu, thuế GTGT phải nêu rõ nguyên nhân dẫn đến thiệt hại, tỷ lệ tổn thất của nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu, số tiền thuế đề nghị được giảm và cam đoan chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về việc khai báo.

    Đồng thời, phải bổ sung:

    Biên bản xác nhận nguyên nhân thiệt hại của cơ quan chức năng tại địa bàn nơi phát sinh thiệt hại như: Biên bản xác nhận vụ cháy của cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy của địa phương nơi xảy ra vụ cháy; văn bản xác nhận của UBND tỉnh về việc thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ gây thiệt hại cho nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu: 01 bản chính.

    Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, ngoài các chứng từ trên, người nộp thuế nộp thêm tờ khai hải quan theo quy định: 01 bản chụp.

    (Theo Điều 112 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    82. Các trường hợp hoàn thuế

    Không chỉ áp dụng với doanh nghiệp như Thông tư 128/2013/TT-BTC mà mở rộng phạm vi áp dụng với tổ chức, cá nhân.

    Mở rộng điều kiện hoàn thuế với trường hợp sau:

    - Tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất sản phẩm sau đó bán sản phẩm (sản phẩm hoàn chỉnh hoặc sản phẩm chưa hoàn chỉnh) cho tổ chức, cá nhân khác để trực tiếp sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu thì sau khi tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài; tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư được hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với phần tổ chức, cá nhân khác dùng sản xuất sản phẩm và đã thực xuất khẩu, đồng thời đáp ứng điều kiện: tổ chức, cá nhân bán hàng, tổ chức, cá nhân mua hàng thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ; tổ chức, cá nhân đã đăng ký và được cấp mã số thuế; có hoá đơn bán hàng đối với việc mua bán hàng hoá giữa hai đơn vị.

    Quy định lại các trường hợp hoàn thuế sau:

    - Hàng hoá là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu nêu trên nhưng không xuất khẩu ra nước ngoài mà xuất khẩu vào khu phi thuế quan được sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc đã xuất khẩu tiếp ra nước ngoài được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp tương ứng với lượng hàng hoá thực tế đã sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc thực tế đã xuất khẩu tiếp ra nước ngoài.

    - Hàng hoá nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan (để sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc xuất khẩu ra nước ngoài; trừ trường hợp xuất vào Khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại – công nghiệp và các khu vực kinh tế khác thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính) được xét hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp tương ứng với số lượng hàng thực tế tái xuất và không phải nộp thuế xuất khẩu.

    Điều kiện để được xét hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp và không phải nộp thuế xuất khẩu:

      + Hàng hoá chưa qua quá trình sản xuất, gia công, sửa chữa hoặc sử dụng tại Việt Nam.

      + Trường hợp hàng hoá nhập khẩu không phù hợp với hợp đồng thì phải có giấy thông báo kết quả giám định hàng hoá của cơ quan, tổ chức có chức năng, thẩm quyền giám định hàng hoá xuất nhập khẩu hoặc văn bản chấp nhận nhận lại hàng hóa của chủ hàng nước ngoài. Đối với số hàng hóa do phía nước ngoài gửi thay thế số lượng hàng hoá đã xuất trả nước ngoài thì người nộp thuế phải kê khai nộp thuế nhập khẩu theo quy định.

       + Hàng hoá xuất khẩu vào khu phi thuế quan (trừ trường hợp xuất vào khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại công nghiệp và các khu vực kinh tế khác thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính) được sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc đã xuất khẩu tiếp ra nước ngoài.

    Trường hợp các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá, gỗ nhập khẩu sau đó tái xuất, cơ quan hải quan kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng khi xuất khẩu để kiểm tra sự phù hợp của hàng hóa xuất khẩu với hàng hóa đã nhập khẩu trước đây.

    Trường hợp hàng hoá nhập khẩu phải tái xuất còn trong thời hạn nộp thuế nhập khẩu thì không phải nộp thuế nhập khẩu tương ứng với số hàng hoá thực tái xuất.

    - Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất (trừ trường hợp đi thuê) để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất đã nộp thuế nhập khẩu, khi tái xuất ra khỏi Việt Nam hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan (để sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc tiếp tục xuất khẩu ra nước ngoài) sẽ được hoàn lại thuế nhập khẩu.

    (Với mặt hàng này không còn bảng biểu phân loại hàng và mức thuế phải nộp như trước đây)

    Số tiền thuế nhập khẩu hoàn lại được xác định trên cơ sở giá trị sử dụng còn lại của máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam (tính từ ngày đăng ký tờ khai tạm nhập đến ngày đăng ký tờ khai tái xuất), trường hợp thực tế đã hết giá trị sử dụng thì không được hoàn lại thuế. Người nộp thuế có trách nhiệm tự kê khai, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tỷ lệ mức khấu hao, phân bổ giá trị hàng hóa trong thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam theo quy định của pháp luật liên quan khi đề nghị cơ quan hải quan hoàn thuế để làm cơ sở tính tỷ lệ giá trị sử dụng còn lại của hàng hóa. Tỷ lệ thuế nhập khẩu được hoàn lại tương ứng với tỷ lệ giá trị sử dụng còn lại của hàng hóa.

    Ví dụ: Công ty X tạm nhập khẩu máy móc Y, mới 100% để thi công xây dựng công trình và đã nộp 100 triệu đồng tiền thuế nhập khẩu, sau 03 năm sử dụng đã tái xuất ra khỏi Việt Nam. Công ty X đã kê khai tỷ lệ khấu hao trong 03 năm là 40%, số tiền thuế nhập khẩu được hoàn tương ứng với tỷ lệ giá trị còn lại là 60% tính trên số tiền thuế nhập khẩu đã nộp: 60% x 100 triệu đồng = 60 triệu đồng.

    Trường hợp các tổ chức, cá nhân nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển hết thời hạn tạm nhập, phải tái xuất nhưng chưa tái xuất và được chuyển giao cho đối tượng khác tại Việt Nam tiếp tục quản lý sử dụng thì khi chuyển giao không được coi là xuất khẩu và không được hoàn lại thuế nhập khẩu, đối tượng tiếp nhận hoặc mua lại không phải nộp thuế nhập khẩu. Đến khi thực tái xuất ra khỏi Việt Nam, đối tượng nhập khẩu ban đầu sẽ được hoàn lại thuế nhập khẩu theo hướng dẫn tại khoản này.

    - Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam thông qua dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế và ngược lại; tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ đã nộp thuế nhưng không giao được cho người nhận hàng hóa, phải tái xuất, tái nhập hoặc bị tịch thu, tiêu hủy theo quy định của pháp luật thì được hoàn lại số tiền thuế đã nộp theo quy định có liên quan. (thay vì áp dụng theo Thông tư liên tịch 01/2004/TTLT-BBCVT-BTC như trước đây)

    Không còn quy định thủ tục thông báo định mức nguyên, vật liệu như trước đây.

    Bỏ hướng dẫn xử lý với phần phế liệu, phế phẩm tiêu thụ nội địa tại Thông tư 128/2013/TT-BTC.

    (Theo Điều 114 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    83. Đơn giản hoá hồ sơ hoàn thuế với hàng hoá:

    * Nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan được tái xuất ra nước ngoài

    - Công văn yêu cầu hoàn thuế hàng hóa nhập khẩu còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan được tái xuất ra nước ngoài: 01 bản chính, trong đó nêu rõ:

      + Số tờ khai hàng hóa nhập khẩu đề nghị hoàn thuế; tên hàng, số thứ tự dòng hàng, số lượng hàng hóa trên tờ khai hải quan (đối với trường hợp đề nghị hoàn thuế một phần của tờ khai hải quan); số tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan.

      + Số tiền thuế nhập khẩu đã nộp; số tiền thuế nhập khẩu yêu cầu hoàn.

      + Số chứng từ thanh toán đối với trường hợp đã thực hiện thanh toán qua ngân hàng.

      + Thông tin về hàng hóa đã xuất khẩu theo quy định.

    * Xuất, nhập khẩu đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng không xuất, nhập khẩu

    - Công văn yêu cầu hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng không xuất khẩu, nhập khẩu: 01 bản chính, trong đó nêu rõ:

      + Số tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đề nghị hoàn thuế.

      + Số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp; số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu yêu cầu hoàn.

      + Số chứng từ thanh toán đối với trường hợp đã thực hiện thanh toán qua ngân hàng.

       + Thông tin về hàng hóa không xuất khẩu, không nhập khẩu theo quy định.

    * Đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng thực tế xuất khẩu hoặc nhập khẩu ít hơn

    - Công văn yêu cầu hoàn thuế đối với hàng hoá đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng thực tế xuất khẩu hoặc nhập khẩu ít hơn: 01 bản chính, trong đó nêu rõ:

       + Số tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đề nghị hoàn thuế; số tờ khai bổ sung sau thông quan (nếu có) hoặc số quyết định ấn định thuế (nếu có).

       + Số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp; số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu yêu cầu hoàn.

       + Số chứng từ thanh toán đối với trường hợp đã thực hiện thanh toán qua ngân hàng.

       + Thông tin về hàng hóa đã xuất khẩu theo quy định.

    Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, nộp thêm 01 bản chính tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan theo quy định.

    (Theo Điều 115, 116, 117 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    84. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá nhập khẩu để giao, bán hàng cho nước ngoài thông qua các đại lý tại Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu để bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo quy định của Chính phủ

    Tinh gọn hồ sơ và các nội dung thể hiện chi tiết hơn:

     * Đối với các trường hợp chung:

    - Công văn yêu cầu hoàn thuế nhập khẩu: 01 bản chính, trong đó nêu rõ:

      + Số tờ khai hàng hóa nhập khẩu đề nghị hoàn thuế; tên hàng; số thứ tự dòng hàng, số lượng hàng hóa trên tờ khai hải quan (đối với trường hợp đề nghị hoàn thuế một phần của tờ khai hải quan); số tờ khai hàng hóa xuất khẩu (nếu có); số hợp đồng có liên quan đến hàng hóa nhập khẩu đề nghị hoàn thuế.

      + Số tiền thuế nhập khẩu đã nộp; số tiền thuế nhập khẩu yêu cầu hoàn.

      + Số chứng từ thanh toán đối với trường hợp đã thực hiện thanh toán qua ngân hàng.

      + Thông tin về hàng hóa đã xuất khẩu theo quy định.

    - Hóa đơn giá trị gia tăng: nộp 01 bản chụp.

    - Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, nộp thêm 01 bản chính tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan theo quy định.

    * Đối với hàng hoá nhập khẩu là đồ uống phục vụ trên các chuyến bay quốc tế:

    - Công văn yêu cầu hoàn thuế nhập khẩu: 01 bản chính, trong đó nêu rõ:

      + Số tờ khai hàng hóa nhập khẩu đề nghị hoàn thuế; tên hàng; số thứ tự dòng hàng, số lượng hàng hóa trên tờ khai hải quan (đối với trường hợp đề nghị hoàn thuế một phần của tờ khai hải quan); số tờ khai hàng hóa xuất khẩu (nếu có); số hợp đồng có liên quan đến hàng hóa nhập khẩu đề nghị hoàn thuế.

      + Số tiền thuế nhập khẩu đã nộp; số tiền thuế nhập khẩu yêu cầu hoàn.

      + Số chứng từ thanh toán đối với trường hợp đã thực hiện thanh toán qua ngân hàng.

      + Thông tin về hàng hóa đã xuất khẩu theo quy định.

    - Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, nộp thêm 01 bản chính tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan theo quy định.

    - Phiếu giao nhận đồ uống lên chuyến bay quốc tế có xác nhận của Hải quan cửa khẩu sân bay: nộp 01 bản chụp.

    * Đối với hàng hoá nhập khẩu qua doanh nghiệp đầu mối (ví dụ: xăng, dầu...), được phép bán cho doanh nghiệp cung ứng tàu biển để bán cho các tàu biển nước ngoài đã nộp thuế nhập khẩu thì sau khi bán hàng cho tàu biển nước ngoài, được hoàn thuế nhập khẩu:

    - Các loại chứng từ đối với trường hợp chung.

    - Xác nhận của doanh nghiệp cung ứng tàu biển về số lượng, trị giá hàng hoá mua của doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu đã thực cung ứng cho tàu biển nước ngoài kèm bảng kê chứng từ thanh toán của các hãng tàu biển nước ngoài: nộp 01 bản chính.

    Doanh nghiệp cung ứng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác nhận của mình.

    (Theo Điều 118 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    Còn nữa

     
    Báo quản trị |  
  • #385670   29/05/2015

    ChuTuocLS
    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần
    SMod

    Ở phần này, mình tiếp tục đề cập đến các hồ sơ hoàn thuế với từng loại hàng hóa.

    76. Hồ sơ hoàn thuế với hàng hoá nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan thực tế đã sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc đã xuất khẩu ra nước ngoài, đã nộp thuế nhập khẩu.

    Mở rộng đối tương nhập khẩu là tổ chức, cá nhân, không chỉ là doanh nghiệp như trước. Đơn giản hóa thủ tục thực hiện với các trường hợp sau:

    - Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá xuất khẩu hoặc tổ chức thuê gia công trong nước (kể cả thuê gia công tại khu phi thuế quan), gia công ở nước ngoài; hoặc trường hợp liên kết sản xuất hàng hoá xuất khẩu và nhận sản phẩm về để xuất khẩu:

    Công văn yêu cầu hoàn thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu: 01 bản chính, trong đó nêu rõ:

       + Số tờ khai hàng hóa nhập khẩu đề nghị hoàn thuế; tên hàng, số thứ tự dòng hàng, số lượng hàng hóa trên tờ khai hải quan (đối với trường hợp đề nghị hoàn thuế một phần của tờ khai hải quan); số tờ khai hàng hóa xuất khẩu; số hợp đồng có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đề nghị hoàn thuế.

        + Số tiền thuế nhập khẩu đã nộp; số tiền thuế nhập khẩu yêu cầu hoàn.

        + Số chứng từ thanh toán đối với trường hợp đã thực hiện thanh toán qua ngân hàng.

        + Thông tin về hàng hóa đã xuất khẩu theo quy định.

    - Đối với nguyên liệu, vật tư (trừ sản phẩm hoàn chỉnh) nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công không do bên nước ngoài đặt gia công cung cấp mà do tổ chức, cá nhân nhận gia công tự nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công đã ký với bên nước ngoài:

    Hồ sơ hoàn thuế sẽ thực hiện như trên.

    - Tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất sản phẩm, sau đó sử dụng sản phẩm này để gia công hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng gia công với nước ngoài:

    Công văn yêu cầu hoàn thuế với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu: 01 bản chính, trong đó nêu rõ:

      + Số tờ khai hàng hóa nhập khẩu đề nghị hoàn thuế; tên hàng; số thứ tự dòng hàng, số lượng hàng hóa trên tờ khai hải quan (đối với trường hợp đề nghị hoàn thuế một phần của tờ khai hải quan); số tờ khai hàng hóa xuất khẩu; số hợp đồng có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đề nghị hoàn thuế.

      + Số tiền thuế nhập khẩu đã nộp; số tiền thuế nhập khẩu yêu cầu hoàn.

      + Số lượng thực tế sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất, được sử dụng để sản xuất sản phẩm gia công.

      + Số chứng từ thanh toán đối với trường hợp đã thực hiện thanh toán qua ngân hàng.

      + Thông tin về hàng hóa đã xuất khẩu theo quy định.

    - Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất sản phẩm bán cho tổ chức, cá nhân khác trực tiếp sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm

    Công văn yêu cầu hoàn thuế, đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu: 01 bản chính, trong đó nêu rõ:

        + Số tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu đề nghị hoàn thuế; tên hàng; số thứ tự dòng hàng, số lượng hàng hóa trên tờ khai hải quan (đối với trường hợp đề nghị hoàn thuế một phần của tờ khai hải quan); số tờ khai hàng hóa xuất khẩu; số hợp đồng có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đề nghị hoàn thuế.

         + Số tiền thuế nhập khẩu đã nộp; số tiền thuế nhập khẩu yêu cầu hoàn.

         + Số lượng hàng hóa sản xuất đã bán.

         + Số chứng từ thanh toán đối với trường hợp đã thực hiện thanh toán qua ngân hàng.

         + Thông tin về hàng hóa đã xuất khẩu theo quy định.

    Hoá đơn giá trị gia tăng giữa hai tổ chức, cá nhân: nộp 01 bản chụp.

    - Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất sản phẩm bán cho tổ chức, cá nhân khác để trực tiếp xuất khẩu và tổ chức, cá nhân mua sản phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài

    Công văn yêu cầu hoàn thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu: 01 bản chính, trong đó nêu rõ:

       + Số tờ khai hàng hóa nhập khẩu đề nghị hoàn thuế; tên hàng; số thứ tự dòng hàng, số lượng hàng hóa trên tờ khai hải quan (với trường hợp đề nghị hoàn thuế một phần của tờ khai hải quan); số tờ khai hàng hóa xuất khẩu; số hợp đồng có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đề nghị hoàn thuế.

       + Số tiền thuế nhập khẩu đã nộp; số tiền thuế nhập khẩu yêu cầu hoàn.

       + Số lượng sản phẩm sản xuất đã bán cho tổ chức, cá nhân xuất khẩu.

       + Số chứng từ thanh toán với trường hợp đã thực hiện thanh toán qua ngân hàng.

       + Thông tin về hàng hóa đã xuất khẩu theo quy định.

    Hoá đơn giá trị gia tăng của tổ chức, cá nhân bán sản phẩm cho tổ chức, cá nhân xuất khẩu sản phẩm: nộp 01 bản chụp.

    Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, nộp thêm 01 bản chính tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan theo quy định.

    - Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu vào khu phi thuế quan.

    Hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế theo hướng dẫn trên, ngoài ra công văn đề nghị hoàn thuế nêu rõ hàng hóa thực tế sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc đã xuất khẩu tiếp ra nước ngoài.

    (Theo Điều 119 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    Đơn giản hóa hồ sơ hoàn thuế từ mục 77 đến 83.

    77. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu hoặc hàng hoá tạm xuất khẩu để tái nhập khẩu và hàng hoá nhập khẩu uỷ thác cho phía nước ngoài sau đó tái xuất (trừ trường hợp hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc như hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh... thuộc đối tượng miễn thuế)

    Công văn yêu cầu hoàn thuế với hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu hoặc hàng hoá tạm xuất khẩu để tái nhập khẩu và hàng hoá nhập khẩu uỷ thác cho phía nước ngoài sau đó tái xuất: 01 bản chính, trong đó nêu rõ:

       + Số tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đề nghị hoàn thuế; tên hàng, số thứ tự dòng hàng, số lượng hàng hóa trên tờ khai hải quan (đối với trường hợp đề nghị hoàn thuế một phần của tờ khai hải quan); số hợp đồng có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đề nghị hoàn thuế.

       + Số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp; số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu yêu cầu hoàn.

       + Số chứng từ thanh toán đối với trường hợp đã thực hiện thanh toán qua ngân hàng.

       + Thông tin về hàng hóa đã xuất khẩu theo quy định.

    Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, nộp thêm 01 bản chính tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan theo quy định.

    (Theo Điều 120 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    78. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam

    Công văn yêu cầu hoàn thuế đối với hàng hoá đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam: 01 bản chính, trong đó nêu rõ:

    - Lý do yêu cầu hoàn thuế.

    Trường hợp phải nhập khẩu trở lại do khách hàng nước ngoài từ chối nhận hàng hoặc không có người nhận hàng theo thông báo của hãng vận tải, phải có: Thông báo của khách hàng nước ngoài hoặc văn bản thỏa thuận với khách hàng nước ngoài về việc nhận lại hàng hoá hoặc văn bản thông báo của hãng vận tải về việc không có người nhận hàng có nêu rõ lý do, số lượng, chủng loại… hàng hoá trả lại đối với trường hợp hàng hoá do khách hàng trả lại theo Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP: 01 bản chụp.

    Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc người nộp thuế tự phát hiện hàng hoá có sai sót, nhập khẩu trở lại thì không phải có văn bản này nhưng phải nêu rõ lý do nhập khẩu hàng hoá trả lại.

    - Số tờ khai hàng hóa xuất khẩu đề nghị hoàn thuế; tên hàng, số thứ tự dòng hàng, số lượng hàng hóa trên tờ khai hải quan (đối với trường hợp đề nghị hoàn thuế một phần của tờ khai hải quan); số tờ khai hàng hóa nhập khẩu; số hợp đồng có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đề nghị hoàn thuế.

    - Số tiền thuế xuất khẩu đã nộp, số tiền thuế xuất khẩu yêu cầu hoàn.

    - Hàng hoá chưa qua quá trình sản xuất, gia công, sửa chữa hoặc sử dụng ở nước ngoài.

    - Số chứng từ thanh toán với trường hợp đã thực hiện thanh toán qua ngân hàng.

    - Thông tin về hàng hóa đã xuất khẩu theo quy định.

    Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, nộp thêm 01 bản chính tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan theo quy định.

    (Theo Điều 121 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    79. Hồ sơ hoàn thuế với hàng hoá nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan

    Công văn yêu cầu hoàn thuế đối với hàng hoá đã nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan: 01 bản chính, trong đó nêu rõ:

    - Lý do yêu cầu hoàn thuế.

    - Số tờ khai hàng hóa nhập khẩu đề nghị hoàn thuế; tên hàng, số thứ tự dòng hàng, số lượng hàng hóa trên tờ khai hải quan (đối với trường hợp đề nghị hoàn thuế một phần của tờ khai hải quan); số tờ khai hàng hóa xuất khẩu; số hợp đồng có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đề nghị hoàn thuế.

    - Số tiền thuế nhập khẩu đã nộp; số tiền thuế nhập khẩu yêu cầu hoàn.

    - Số chứng từ thanh toán đối với trường hợp đã thực hiện thanh toán qua ngân hàng.

    - Thông tin về hàng hóa đã xuất khẩu theo quy định.

    Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng (trường hợp xuất khẩu vào khu phi thuế quan); chứng từ chứng minh hàng hóa xuất khẩu là hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu (áp dụng đối với trường hợp người nhập khẩu không phải là người xuất khẩu): nộp 01 bản chụp.

    Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, nộp thêm 01 bản chính tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan theo quy định.

    (Theo Điều 122 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    80. Hồ sơ hoàn thuế với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất.

    Công văn yêu cầu hoàn thuế: 01 bản chính, trong đó nêu rõ:

    - Số tờ khai hàng hóa nhập khẩu đề nghị hoàn thuế; tên hàng, số thứ tự dòng hàng, số lượng hàng hóa trên tờ khai hải quan (đối với trường hợp đề nghị hoàn thuế một phần của tờ khai hải quan); số tờ khai hàng hóa xuất khẩu; số hợp đồng có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đề nghị hoàn thuế.

    - Số tiền thuế nhập khẩu đã nộp; số tiền thuế nhập khẩu yêu cầu hoàn.

    - Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam; tỷ lệ khấu hao, phân bổ giá trị hàng hóa.

    - Không thực hiện theo hình thức thuê mượn.

    - Số chứng từ thanh toán đối với trường hợp đã thực hiện thanh toán qua ngân hàng.

    - Thông tin về hàng hóa đã xuất khẩu theo quy định.

    Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, nộp thêm 01 bản chính tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan theo quy định.

    (Theo Điều 123 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    81. Hồ sơ hoàn thuế với trường hợp tạm nhập máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển hết thời hạn tạm nhập, phải tái xuất nhưng chưa tái xuất mà được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam tiếp tục quản lý sử dụng, sau đó tổ chức, cá nhân tiếp nhận hoặc mua lại thực tái xuất ra khỏi Việt Nam

    Công văn yêu cầu hoàn thuế: 01 bản chính, trong đó nêu rõ:

    - Số tờ khai hàng hóa nhập khẩu đề nghị hoàn thuế; tên hàng, số thứ tự dòng hàng, số lượng hàng hóa trên tờ khai hải quan (đối với trường hợp đề nghị hoàn thuế một phần của tờ khai hải quan); số tờ khai hàng hóa xuất khẩu; số hợp đồng có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đề nghị hoàn thuế.

    - Số tiền thuế nhập khẩu đã nộp; số tiền thuế nhập khẩu yêu cầu hoàn.

    - Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam; tỷ lệ khấu hao, phân bổ giá trị hàng hóa.

    - Không thực hiện theo hình thức thuê mượn.

    - Số chứng từ thanh toán đối với trường hợp đã thực hiện thanh toán qua ngân hàng.

    - Thông tin về hàng hóa đã xuất khẩu theo quy định.

    Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng hoặc phiếu xuất kho của tổ chức, cá nhân nhập khẩu giao cho tổ chức, cá nhân mua hoặc tiếp nhận: nộp 01 bản chụp.

    Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, nộp thêm 01 bản chính tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan theo quy định.

    (Theo Điều 124 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    82. Hồ sơ hoàn thuế với hàng hoá xuất, nhập khẩu gửi từ tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam thông qua dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế và ngược lại; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đã nộp thuế nhưng không giao được cho người nhận hàng hóa, phải tái xuất, tái nhập hoặc bị tịch thu, tiêu hủy theo quy định pháp luật

    - Công văn yêu cầu hoàn thuế: 01 bản chính, trong đó nêu rõ:

       + Số tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đề nghị hoàn thuế; tên hàng, số thứ tự dòng hàng, số lượng hàng hóa trên tờ khai hải quan (đối với trường hợp đề nghị hoàn thuế một phần của tờ khai hải quan).

       + Số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp; số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu yêu cầu hoàn.

    - Chứng từ chứng minh hàng hóa không giao được cho người nhận: 01 bản chụp.

    - Quyết định tịch thu, tiêu hủy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: nộp 01 bản chụp.

    Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan, nộp thêm 01 bản chính tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan theo quy định.

    (Theo Điều 125 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    83. Hồ sơ hoàn thuế với hàng hoá xuất, nhập khẩu đang trong sự giám sát, quản lý của cơ quan hải quan, đã nộp thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu và thuế khác (nếu có), bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định tịch thu sung công quỹ do vi phạm các quy định trong lĩnh vực hải quan

    - Công văn yêu cầu hoàn thuế: 01 bản chính, trong đó nêu rõ:

         + Số tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đề nghị hoàn thuế; tên hàng, số thứ tự dòng hàng, số lượng hàng hóa trên tờ khai hải quan (đối với trường hợp đề nghị hoàn thuế một phần của tờ khai hải quan).

        + Số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp; số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu yêu cầu hoàn.

        + Số chứng từ thanh toán đối với trường hợp đã thực hiện thanh toán qua ngân hàng.

    - Biên bản vi phạm: nộp 01 bản chụp.

    - Quyết định tịch thu sung công quỹ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: nộp 01 bản chụp.

    Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, nộp thêm 01 bản chính tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan theo quy định.

    (Theo Điều 126 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    Còn nữa

     
    Báo quản trị |  
  • #385763   30/05/2015

    ChuTuocLS
    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần
    SMod

    Hồ sơ không thu thuế và thủ tục thực hiện, việc xử lý tiền chậm nộp là những nội dung được đề cập tại phần này.

    84. Hồ sơ không thu thuế

    Ngoài các quy định tại Thông tư 128/2013/TT-BTC, bổ sung quy định sau:

    Trường hợp hàng hóa xuất khẩu có đủ điều kiện xác định là được chế biến từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu thuộc đối tượng không phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định thì hồ sơ xét không thu thuế xuất khẩu gồm:

    - Công văn đề nghị không thu thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu được sản xuất, chế biến từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu: 01 bản chính, trong đó nêu rõ:

       + Số tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan đề nghị không thu thuế; tên hàng, số thứ tự dòng hàng, số lượng hàng hóa trên tờ khai hải quan (với trường hợp đề nghị không thu thuế một phần của tờ khai hải quan); số tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu; số hợp đồng có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu đề nghị không thu thuế.

       + Số lượng nguyên liệu nhập khẩu đã sử dụng để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu.

       + Số tiền thuế xuất khẩu đề nghị không thu.

       + Số chứng từ thanh toán với trường hợp đã thực hiện thanh toán qua ngân hàng.

    - Tài liệu mô tả quy trình sản xuất thể hiện hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu: nộp 01 bản chụp.

    - Hóa đơn GTGT, chứng từ thanh toán tiền mua hàng giữa doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp xuất khẩu (trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nhưng không trực tiếp xuất khẩu mà bán cho doanh khác trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài): nộp 01 bản chụp.

    - Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, nộp thêm 01 bản chính tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan theo quy định.

    (Theo Điều 128 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    85. Thủ tục nộp, tiếp nhận và xử lý hồ sơ xét hoàn thuế, không thu thuế

    Quy định lại thời hạn nộp hồ sơ không thu thuế:

    - Đối với hồ sơ không thu thuế nhập khẩu:

        + Đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu: chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính, người nộp thuế nộp hồ sơ không thu thuế nhập khẩu tương ứng với các tờ khai hàng hóa xuất khẩu phát sinh trong năm tài chính cho cơ quan hải quan.

    Người nộp thuế tự quyết định việc nộp hồ sơ không thu thuế nhập khẩu một lần cùng với báo cáo quyết toán theo quy định tại Điều 60 Thông tư này hoặc nhiều lần trong thời hạn quy định trên.

        + Đối với các trường hợp khác: Thời hạn nộp hồ sơ không thu thuế nhập khẩu chậm nhất sau 60 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hàng hoá xuất khẩu cuối cùng.

    - Đối với hồ sơ không thu thuế xuất khẩu:

    Thời hạn nộp hồ sơ không thu thuế xuất khẩu chậm nhất sau 60 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hàng hoá nhập khẩu cuối cùng.

    - Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ không thu thuế quá thời hạn nêu trên thì bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định hiện hành. Việc thu nộp thuế, tiền chậm nộp và cưỡng chế thuế thực hiện theo quy định pháp luật về thuế.

    - Xử lý thuế trong trường hợp không xuất khẩu hàng hóa trong thời hạn nộp thuế:

       + Người nộp thuế chưa phải kê khai, nộp thuế GTGT của số lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu còn tồn kho, chưa đưa vào sản xuất hoặc đã sản xuất sản phẩm nhưng chưa xuất khẩu sản phẩm trên cơ sở kết quả kiểm tra theo quy định.

    - Trường hợp đã nộp thuế GTGT trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì khi thực tế xuất khẩu sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, người nộp thuế được hoàn lại tiền chậm nộp thuế GTGT (nếu có) theo hướng dẫn.

        + Đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất: Người nộp thuế phải kê khai nộp đủ các loại thuế theo quy định và tiền chậm nộp (nếu có) kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế.

    - Trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì thực hiện kê khai, nộp thuế theo quy định.

    - Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu sản xuất hàng hóa xuất khẩu; hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, đã nộp hồ sơ không thu thuế được áp dụng thời hạn nộp thuế và chưa bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quy định pháp luật về quản lý thuế nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

       + Đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu sản xuất xuất khẩu:

    Toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được đưa vào sản xuất hàng xuất khẩu, sản phẩm đã thực xuất khẩu trong thời hạn 275 ngày hoặc dài hơn 275 ngày (đối với trường hợp được gia hạn thời hạn nộp thuế) và đã nộp đủ thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư dôi dư (nếu có) trong thời hạn 275 ngày hoặc dài hơn 275 ngày (đối với trường hợp được gia hạn thời hạn nộp thuế).

    Người nộp thuế chỉ còn nợ tiền thuế của số nguyên liệu, vật tư nhập khẩu sản xuất hàng xuất khẩu chờ Quyết định không thu thuế của cơ quan hải quan.

       + Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất:

    Đã tái xuất hết hoặc đã tái xuất một phần và đã nộp đủ thuế đối với lượng hàng hóa chưa tái xuất trong thời hạn nộp thuế theo quy định.

    Người nộp thuế chỉ còn nợ tiền thuế của hàng hóa đã tái xuất chờ Quyết định không thu thuế của cơ quan hải quan.

    Người nộp thuế đã nộp đủ hồ sơ chờ Quyết định không thu thuế của cơ quan hải quan đúng thời hạn qui định trên cho cơ quan hải quan.

    Bổ sung nội dung trong việc phân loại hồ sơ xét hoàn thuế, không thu thuế:

    Hồ sơ xét hoàn thuế, không thu thuế được phân loại thành hai loại: hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế, không thu thuế sau và hồ sơ thuộc diện hoàn thuế, không thu thuế trước, kiểm tra sau.

    Sửa đổi, bổ sung điều kiện để được xem là hồ sơ thuộc diện hoàn thuế, không thu thuế trước kiểm tra sau:

    - Thực hiện thanh toán qua ngân hàng (nêu rõ tên ngân hàng, số tài khoản giao dịch trong công văn đề nghị hoàn thuế).

    - Không thuộc các trường hợp sau:

       + Hồ sơ hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau theo quy định pháp luật về quản lý thuế.

       + Hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.

       + Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc các trường hợp hoàn thuế quy định tại khoản 4, 5, 6, 7, 8, 9 Điều 114 Thông tư này.

        + Hồ sơ đề nghị hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu trong trường hợp người nhập khẩu không phải là người xuất khẩu.

        + Hồ sơ đề nghị hoàn thuế, không thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp mới được thành lập trong vòng 24 tháng tính từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế trở về trước.

        + Trường hợp có hồ sơ đề nghị hoàn tiền chậm nộp thuế GTGT theo pháp luật về quản lý thuế.

    Quy định lại với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế, không thu thuế sau.

    - Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế, không thu thuế sau là hồ sơ của người nộp thuế không thuộc các trường hợp hoàn thuế, không thu thuế trước, kiểm tra sau quy định trên.

    Việc kiểm tra thực hiện tại trụ sở người nộp thuế theo quy định.

    Bổ sung hướng dẫn về giải quyết hoàn thuế, không thu thuế.

    - Khi giải quyết hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế thuộc diện hoàn thuế, không thu thuế trước kiểm tra sau, cơ quan hải quan:

       + Chưa kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.

       + Thực hiện kiểm tra sơ bộ hồ sơ, đối chiếu tính thống nhất, hợp pháp của hồ sơ, số tiền thuế đề nghị hoàn và số thuế của tờ khai tương ứng trên hệ thống kế toán thuế của cơ quan hải quan, kiểm tra hồ sơ hải quan, thông tin về hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định và xử lý như sau:

       i. Trường hợp thuộc đối tượng hoàn thuế, không thu thuế, kê khai của người nộp thuế là chính xác thì ban hành quyết định hoàn thuế theo kê khai của người nộp thuế (theo mẫu số 11/QĐHT/TXNK phụ lục VI kèm theo Thông tư này) hoặc quyết định không thu thuế theo kê khai của người nộp thuế (theo mẫu số 12/QĐKTT/TXNK phụ lục VI kèm theo Thông tư này) trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoàn thuế.

       ii. Trường hợp xác định không thuộc đối tượng được hoàn thuế, không thu thuế; căn cứ văn bản pháp luật quy định, cơ quan hải quan thông báo cho người nộp thuế biết lý do không hoàn thuế, không thu thuế trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoàn thuế.

       iii. Trường hợp có cơ sở xác định kê khai của người nộp thuế chưa chính xác hoặc chưa đủ căn cứ để hoàn thuế thì thông báo cho người nộp thuế biết về việc chuyển hồ sơ sang kiểm tra trước; hoàn thuế, không thu thuế sau trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hoàn thuế.

       iv. Sau khi ban hành quyết định hoàn thuế, không thu thuế, cơ quan hải quan xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo quy định. Khi kiểm tra sau hoàn thuế, không thu thuế, nếu xác định không đủ điều kiện hoàn thuế hoặc không thu thuế thì cơ quan hải quan thu hồi lại quyết định hoàn thuế, không thu thuế và thực hiện ấn định thuế, xử lý theo quy định.

    Trường hợp qua kiểm tra hồ sơ xác định hàng hóa tạm nhập nhưng không tái xuất hoặc nguyên liệu, vật tư nhập khẩu không đưa vào sản xuất thì thực hiện theo Điều 21 Thông tư này.

    - Thời hạn kiểm tra sau hoàn thuế, không thu thuế đối với hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế trước, kiểm tra sau được thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro theo mục 1 Chương II Thông tư này trong thời hạn 10 năm, kể từ ngày có quyết định hoàn thuế, không thu thuế.

    Việc kiểm tra sau hoàn thuế thực hiện tại trụ sở người nộp thuế theo quy định.

    - Khi xử lý hoàn thuế, ngoài quy định trên, cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan, hồ sơ hoàn thuế, đối chiếu với thông tin trên Hệ thống của cơ quan hải quan về thuế và hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định.

    - Hàng hoá thuộc đối tượng hoàn thuế theo hướng dẫn tại Điều 114 Thông tư này hoặc thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu hàng hóa phục vụ hợp đồng gia công, nếu khi làm thủ tục hoàn thuế (không thu thuế) không nộp được bản chính tờ khai hải quan tổ chức, cá nhân lưu (trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy) và có văn bản đề nghị với cơ quan nơi làm thủ tục hải quan được sao và được sử dụng tờ khai sao y bản chính từ bản chính tờ khai cơ quan hải quan lưu để làm cơ sở hoàn thuế, không thu thuế. Thủ tục sao tờ khai thực hiện như Thông tư 128/2013/TT-BTC, tuy nhiên có 2 điểm cần lưu ý:

       + Phạm vi không chỉ là các doanh nghiệp mà là tổ chức, cá nhân.

       + Hệ thống kế toán chỉ được nhắc đến chung chung, không cụ thể là hệ thống kế toán KT559.

    - Cơ quan hải quan ra quyết định không thu thuế nhập khẩu đối với hàng hóa tái nhập là hàng đã xuất khẩu trước đây, không thu thuế xuất khẩu đối với hàng hóa tái xuất khẩu trả lại hoặc xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan là hàng đã nhập khẩu trước đây, nếu tại thời điểm làm thủ tục tái nhập, tái xuất người khai hải quan nộp đủ hồ sơ không thu thuế theo hướng dẫn (trường hợp không thu thuế xuất khẩu đối với hàng hóa tái xuất khẩu trả lại hoặc xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, cơ quan hải quan không yêu cầu người nộp thuế phải có chứng từ, thông tin về hàng hóa đã xuất khẩu theo quy định) và cơ quan hải quan có đủ cơ sở xác định hàng hóa nhập khẩu là hàng đã xuất khẩu trước đây, hàng hóa xuất khẩu là hàng đã nhập khẩu trước đây.

    Cơ quan hải quan có trách nhiệm giải quyết không thu thuế trong thời hạn làm thủ tục hải quan theo quy định tại Điều 23 Luật Hải quan.

    (Theo Điều 129 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    86. Kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế tại trụ sở người nộp thuế

    Đây là nội dung mới của Thông tư 38/2015/TT-BTC. Xem chi tiết tại Điều 130 Thông tư 38/2015/TT-BTC.

    87. Cập nhật thông tin hoàn thuế, không thu thuế

    Chi tiết hóa nội dung sau:

    Trên cơ sở quyết định hoàn thuế, không thu thuế cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn phải thanh khoản số tiền thuế được hoàn và cập nhật các thông tin hoàn thuế trên hệ thống của cơ quan hải quan. Trường hợp người nộp thuế phải nộp tờ khai hải quan giấy trong hồ sơ hoàn thuế, ngoài việc cập nhật thông tin hoàn thuế vào hệ thống, trên cơ sở quyết định hoàn thuế, không thu thuế cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn phải thanh khoản số tiền thuế được hoàn và đóng dấu trên tờ khai hải quan do người nộp thuế nộp: “Hoàn thuế (không thu thuế)… đồng, theo Quyết định số … ngày … tháng … năm … của …” (Mẫu dấu thực hiện theo mẫu số 18/MDHT/TXNK Phụ lục VI kèm theo Thông tư này), trả lại tờ khai hải quan gốc cho người nộp thuế.

    Tổng cục Hải quan xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý thông tin hoàn, không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

    Nội dung còn lại vẫn giữ nguyên, tuy nhiên mở rộng phạm vi điều chỉnh là tổ chức, cá nhân, mà không phải là doanh nghiệp như trước kia.

    (Theo Điều 131 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    88. Xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa sau khi ban hành quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa

    * Trường hợp nguồn tiền hoàn thuế từ tài khoản tiền gửi:

    Bổ sung thêm trình tự xử lý:

    Khi hoàn thuế, bù trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp lần sau của người nộp thuế, cơ quan hải quan cập nhật quyết định hoàn thuế, các tờ khai hải quan được hoàn thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, chứng từ nộp thuế của tờ khai hải quan được hoàn thuế để theo dõi trên hệ thống kế toán tập trung.

    Đồng thời, sửa đổi mẫu dấu theo mẫu số 18/MDHT/TXNK Phụ lục VI kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTC thay vì mẫu số 14/MDHT/2013 Phụ lục II kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTC.

    * Trường hợp nguồn tiền hoàn thuế từ ngân sách:

    Bỏ quy định về việc hạch toán hoàn trả và hướng dẫn về việc bù trừ. Đồng thời sửa đổi Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước theo mẫu số C1-05/NS kèm theo Thông tư 08/2013/TT-BTC.

    * Hướng dẫn chi tiết với trường hợp người nộp thuế nộp nhầm, nộp thừa:

    - Trường hợp nộp thừa trong năm ngân sách, trước khi kết thúc thời hạn chỉnh lý quyết toán ngân sách nhà nước và chưa kê khai, khấu trừ với cơ quan thuế (trong trường hợp nộp nhầm, nộp thừa thuế GTGT), nếu người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp và đề nghị nộp cho số tiền còn nợ thì thực hiện điều chỉnh theo mẫu C1-07/NS kèm theo Quyết định 759/QĐ-BTC năm 2013.

    - Trường hợp người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp và đề nghị được hoàn trả số tiền thuế tiền chậm nộp, tiền phạt nộp nhầm, nộp thừa:

       + Cơ quan hải quan ban hành Quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo mẫu số 11/QĐHT/TXNK phụ lục VI kèm Thông tư này, lập lệnh hoàn trả khoản thu Ngân sách nhà nước (bao gồm các liên gửi các đối tượng liên quan như quy định tại Thông tư 128/2008/TT-BTC và 01 bản gửi cho cơ quan thuế sau khi có xác nhận đã hoàn thuế của KBNN trong trường hợp hoàn trả tiền thuế GTGT nộp nhầm, nộp thừa) (theo mẫu C1-04/NS kèm theo Quyết định 759/QĐ-BTC năm 2013) gửi Kho bạc Nhà nước nơi đã hạch toán thu Ngân sách nhà nước để thực hiện hoàn trả và đóng dấu xác nhận đã hoàn thuế trên Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách Nhà nước cho người nộp thuế theo quy định.

       + Cơ quan hải quan nơi ban hành quyết định xử lý tiền thuế GTGT nộp nhầm, nộp thừa khâu nhập khẩu gửi 01 bản Quyết định hoàn thuế, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm gửi 01 Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước có xác nhận đã hoàn trả khoản thuế GTGT hàng nhập khẩu nộp nhầm nộp thừa cho Cục Thuế quản lý người nộp thuế để cơ quan thuế làm cơ sở đối chiếu và thu hồi số tiền thuế GTGT đã khấu trừ hoặc đã hoàn thuế (nếu có) của các chứng từ nộp thuế đã được cơ quan hải quan điều chỉnh hoặc hoàn thuế tại cơ quan hải quan theo quy định.

       + Người nộp thuế có trách nhiệm tự kê khai điều chỉnh số tiền thuế GTGT đã được cơ quan hải quan hoàn nhưng đã kê khai, khấu trừ hoặc đã được cơ quan thuế hoàn thuế.

    * Bổ sung hướng dẫn hạch toán hoàn trả:

    Nếu người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thì thực hiện hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt cho người nộp thuế theo đúng quy định.

    Khi bù trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp lần sau của người nộp thuế, cơ quan hải quan cập nhật trên hệ thống kế toán tập trung theo chi tiết tờ khai.

    (Theo Điều 132 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    89. Tiền chậm nộp

    Thu hẹp phạm vi điều chỉnh với người nộp thuế nộp tiền chậm nộp trong trường hợp “Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa”

    Hướng dẫn lại cách xác định mức tính số tiền chậm nộp

    - Mức tính số tiền chậm nộp được xác định là 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp.

    - Số ngày chậm nộp tiền thuế được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo hoặc trong quyết định xử lý của cơ quan hải quan và văn bản xử lý về thuế của cơ quan có thẩm quyền đến ngày liền kề trước ngày người nộp thuế hoặc cơ quan, tổ chức thu tiền thuế, tổ chức bảo lãnh nộp số tiền thuế chậm nộp vào ngân sách nhà nước.

    - Số tiền thuế thiếu phát hiện qua thanh tra, kiểm tra hoặc do người nộp thuế tự phát hiện từ ngày 01/01/2015 thì tiền chậm nộp được áp dụng theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.

    Thay đổi mẫu thông báo nếu hết hạn 30 ngày mà chưa nộp tiền thuế: là mẫu số 19/TB-TTN-TCN1/TXNK và mẫu số 20/TB-TTN-TCN2/TXNK Phụ lục VI kèm Thông tư này.

    Sửa đổi quy định sau:

    - Người nộp thuế không phải nộp tiền chậm nộp đối với trường hợp tái xuất nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu; không phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế nợ trong thời gian gia hạn nộp thuế.

    Bổ sung nội dung:

    Trường hợp người nộp thuế chậm nộp thuế quy định tại khoản 4 Điều 5 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014 và khoản 7 Điều 5 Nghị định 12/2015/NĐ-CP thì không thực hiện cưỡng chế thuế và không phải nộp tiền chậm nộp trong thời gian ngân sách nhà nước chưa thanh toán. Số tiền thuế không tính chậm nộp được tính trên số tiền thuế còn nợ nhưng không vượt quá số tiền ngân sách nhà nước chưa thanh toán phát sinh trong thời gian ngân sách nhà nước chưa thanh toán.

    (Theo Điều 133 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    90. Nộp dần tiền thuế nợ

    - Tiền thuế nợ trên 2 tỷ đồng, thời gian nộp dần tiền thuế tối đa không quá 12 tháng; Trường hợp người nộp thuế không nộp đúng số tiền thuế và thời hạn nộp (theo tháng) đã cam kết thì không được tiếp tục nộp dần tiền thuế nợ, tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp thay người nộp thuế tiền thuế nợ, tiền chậm nộp theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 5 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP.

    - Lưu ý mới về hồ sơ: Trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử hoặc làm thủ tục nộp dần tiền thuế tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai thì người nộp thuế không phải nộp chứng từ là Tờ khai hải quan của số tiền thuế còn nợ đề nghị nộp dần tiền thuế nợ; thông báo của cơ quan hải quan về số tiền thuế nợ (nếu có.

    (Theo Điều 134 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    91. Gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt

    Các quy định áp dụng theo Nghị định 83/2013/NĐ-CP đều phải được xem qua các nội dung tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP.

    Sửa đổi hồ sơ gia hạn nộp thuế với các trường hợp sau:

    - Đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 42 Thông tư này và quy định tại điểm c khoản 1 Điều 31 Nghị định 83/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 5 Nghị định 12/2015/NĐ-CP:

      + Trong văn bản đề nghị gia hạn thời hạn nộp thuế dài hơn 275 ngày, người nộp thuế phải giải trình rõ việc dự trữ nguyên liệu, vật tư, mô tả quy trình, thời gian sản xuất phù hợp với thực tế của việc dự trữ nguyên liệu, vật tư: 01 bản chính.

      + Giấy tờ chứng minh khách hàng nước ngoài hủy hợp đồng và việc kéo dài thời hạn giao hàng trên hợp đồng xuất khẩu sản phẩm 275 ngày có nguyên nhân do thời hạn giao hàng trên hợp đồng xuất khẩu sản phẩm phải kéo dài hơn: nộp 01 bản chụp.

    - Đối với trường hợp gặp khó khăn đặc biệt khác quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 Nghị định 83/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 5 Nghị định 12/2015/NĐ-CP phải có thêm: chứng từ, tài liệu liên quan đến nguyên nhân không có khả năng nộp thuế đúng hạn do gặp khó khăn khách quan đặc biệt.

    Sửa đổi thời gian gia hạn nộp thuế:

    Thời gian gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Nghị định 83/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 5 Nghị định 12/2015/NĐ-CP.

    Sửa đổi một số nội dung thủ tục gia hạn

    - Người nộp thuế thuộc diện được gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 31 Nghị định 83/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 5 Nghị định 12/2015/NĐ-CP phải lập và gửi hồ sơ gia hạn cho cơ quan hải quan nơi có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị gia hạn.

    - Cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt tiếp nhận, kiểm tra, xác nhận thông tin và xử lý hồ sơ gia hạn theo quy định tại Điều 52 Luật quản lý thuế.

    Đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất xuất hàng xuất khẩu được gia hạn theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 31 Nghị định 83/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 5 Nghị định 12/2015/NĐ-CP, Chi cục Hải quan, nơi đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu tiếp nhận, kiểm tra sơ bộ hồ sơ và xử lý như Thông tư 128/2013/TT-BTC.

    Thay đổi thẩm quyền gia hạn

    - Chi cục trưởng Hải quan nơi có thẩm quyền gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với các trường hợp người nộp thuế không có khả năng nộp đúng hạn theo quy định tại các điểm a, điểm b khoản 1 Điều 31 Nghị định 83/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 5 Nghị định 12/2015/NĐ-CP nhưng số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị gia hạn chỉ phát sinh tại một Chi cục Hải quan.

    - Cục trưởng Cục Hải quan có thẩm quyền gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với các trường hợp người nộp thuế không có khả năng nộp đúng hạn theo quy định tại các điểm a, điểm b khoản 1 Điều 31 Nghị định 83/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 5 Nghị định 12/2015/NĐ-CP nhưng số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị gia hạn phát sinh tại nhiều Chi cục Hải quan trong cùng một Cục Hải quan và gia hạn nộp tiền thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất xuất hàng xuất khẩu theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 31 Nghị định 83/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 5 Nghị định 12/2015/NĐ-CP.

    - Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thẩm quyền gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với các trường hợp người nộp thuế không có khả năng nộp đúng hạn theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 31 Nghị định 83/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 5 Nghị định 12/2015/NĐ-CP nhưng số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị gia hạn phát sinh tại nhiều Cục Hải quan.

    Tổng hợp báo cáo: Cục Hải quan, Chi cục Hải quan tổng hợp báo cáo số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã gia hạn theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.

    (Theo Điều 135 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    92. Xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt

    - Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tuyên bố phá sản doanh nghiệp: nộp 01 bản sao của cơ quan ban hành quyết định hoặc cơ quan quản lý thuế. (trước đây yêu cầu nộp bản chính)

    - Giấy chứng tử, giấy báo tử hoặc Quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án; Quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự của Tòa án hoặc các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng minh một người là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự: nộp 01 bản sao của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cơ quan quản lý thuế. (trước đây yêu cầu nộp 01 bản chính)

    - Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có Cục Hải quan mà Doanh nghiệp đang có nợ thuế có trách nhiệm xem xét và quyết định xóa nợ đối với trường hợp thuộc thẩm quyền.

    (Theo Điều 136 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    Còn nữa

     
    Báo quản trị |  
  • #385768   30/05/2015

    ChuTuocLS
    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần
    SMod

    Đây là phần cuối mình sẽ đề cập đến các quy định về hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và kiểm tra sau thông quan.

    93. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh

    Nội dung liên quan đến Nghị định 83/2013/NĐ-CP thì xem thêm tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định này.

    (Theo Điều 137 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    94. Xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế

    Hệ thống kế toán thuế không còn quy định là KT559 như trước đây.

    (Theo Điều 140 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    95. Thu thập thông tin và xác minh phục vụ kiểm tra sau thông quan

    Đây là nội dung mới tại Thông tư 38/2015/TT-BTC. Xem chi tiết tại Điều 141 Thông tư 38/2015/TT-BTC.

    96. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan

    Quy định lại một cách có hệ thống như sau:

    * Đối tượng, phạm vi kiểm tra: Thực hiện theo quy định tại Điều 79 Luật Hải quan.

    * Thẩm quyền quyết định kiểm tra

    - Chi cục trưởng Chi cục Hải quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra đối với các hồ sơ hải quan đã thông quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hàng hóa được thông quan đến ngày ký ban hành Quyết định kiểm tra, thuộc diện phải kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Hải quan (trừ những lô hàng đã được kiểm tra thực tế hàng hóa trước khi thông quan) và các trường hợp quy định tại điểm a.2, điểm b.2 khoản 2 Điều 25 Thông tư này.

    - Cục trưởng Cục Hải quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra đối với các hồ sơ hải quan thuộc diện phải kiểm tra theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 78 Luật Hải quan (trừ hồ sơ đã kiểm tra theo điểm a khoản này) bao gồm cả trường hợp quy định tại điểm g.2 khoản 3 Điều 25 Thông tư này trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.

    - Quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan thực hiện theo mẫu số 01/2015-KTSTQ Phụ lục VIII kèm theo Thông tư này.

    * Nội dung kiểm tra

    - Người khai hải quan có nghĩa vụ cung cấp xuất trình hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các hình thức có giá trị tương đương hợp đồng, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, chứng từ bảo hiểm, chứng nhận xuất xứ hàng hoá, chứng từ thanh toán, hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến hồ sơ đang được kiểm tra và có trách nhiệm giải trình những nội dung liên quan; cử đại diện có thẩm quyền đến làm việc với cơ quan hải quan theo Quyết định kiểm tra.

    - Trong quá trình kiểm tra, nội dung kiểm tra được ghi nhận tại các biên bản kiểm tra, kèm các hồ sơ, chứng từ người khai hải quan giải trình, chứng minh.

    * Xử lý kết quả kiểm tra

    - Trường hợp thông tin, hồ sơ, chứng từ, tài liệu, nội dung giải trình của người khai hải quan chứng minh nội dung khai hải quan là đúng quy định pháp luật thì cơ quan hải quan chấp nhận nội dung khai báo của người khai hải quan, thông báo kết quả kiểm tra.

    - Căn cứ quy định pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan, pháp luật liên quan đến quản lý hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu, phương pháp xác định trị giá tính thuế và thực tế hồ sơ, chứng từ kiểm tra, nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây cơ quan hải quan không chấp nhận nội dung khai báo của người khai hải quan, thông báo kết quả kiểm tra, quyết định xử lý về thuế, xử lý vi phạm hành chính (nếu có):

      + Trường hợp người khai hải quan không cung cấp đủ thông tin, hồ sơ, chứng từ, tài liệu theo quy định trên hoặc không giải trình, không chứng minh được nội dung khai hải quan là đúng.

      + Trường hợp người khai hải quan khai không đúng, không đầy đủ, không chính xác: các tiêu chí trên tờ khai hải quan; tờ khai trị giá; các yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp, chính sách quản lý đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; các yếu tố có liên quan ảnh hưởng đến nội dung, phương pháp xác định trị giá như các khoản điều chỉnh, mối quan hệ đặc biệt, điều kiện, trình tự các phương pháp xác định trị giá.

       + Trường hợp hồ sơ, chứng từ, tài liệu người khai hải quan cung cấp cho cơ quan hải quan không hợp pháp.

       + Trường hợp có sự mâu thuẫn hoặc không phù hợp về nội dung giữa các chứng từ, tài liệu trong hồ sơ hải quan; giữa hồ sơ hải quan với các hồ sơ, chứng từ, tài liệu nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan theo quy định.

    - Trường hợp người khai hải quan không đến làm việc hoặc không cung cấp hồ sơ, tài liệu theo quy định trên theo yêu cầu của cơ quan hải quan thì cơ quan hải quan xử lý trên cơ sở kết quả kiểm tra hồ sơ, dữ liệu của cơ quan hải quan hiện có; đồng thời cập nhật thông tin vào Hệ thống cơ sở dữ liệu của Tổng cục Hải quan để áp dụng biện pháp kiểm tra đối với hồ sơ hải quan, các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo của người khai hải quan.

    Trường hợp chưa đủ cơ sở để kết luận tính chính xác, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ hải quan thì báo cáo cơ quan hải quan có thẩm quyền xem xét thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan theo quy định theo nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro trong thời hạn tối đa không quá 45 ngày kể từ ngày thực hiện kiểm tra ghi trên Quyết định kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan.

    Trường hợp đủ cơ sở, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan ban hành quyết định ấn định thuế, xử lý vi phạm hành chính có liên quan (nếu có).

    * Thông báo kết quả kiểm tra:

    Trên cơ sở hồ sơ, dữ liệu, thông tin, nội dung giải trình của người khai hải quan và kết quả kiểm tra, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn kiểm tra theo Quyết định kiểm tra, người ký quyết định kiểm tra ký ban hành Thông báo kết quả kiểm tra gửi cho người khai hải quan theo mẫu số 06/2015-KTSTQ Phụ lục VIII kèm Thông tư này.

    Quyết định kiểm tra, Thông báo kết quả kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan được cập nhật trên Hệ thống thông tin phục vụ kiểm tra sau thông quan trong thời hạn chậm nhất là 01 ngày kể từ ngày ký ban hành Quyết định kiểm tra, kể từ ngày ký ban hành Thông báo kết quả kiểm tra.

    (Theo Điều 142 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    97. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan

    Không quy định tại trụ sở doanh nghiệp như trước đây mà quy định tại trụ sở người khai quan, cho thấy Thông tư 38/2015/TT-BTC mở rộng phạm vi điều chỉnh. Và hệ thống hóa các nội dung này như sau:

    - Các trường hợp kiểm tra theo quy định tại Điều 78 Luật Hải quan.

    - Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành kế hoạch kiểm tra sau thông quan hàng năm.

    - Trình tự, thủ tục, thực hiện kiểm tra:

       + Quyết định kiểm tra (theo mẫu số 01/2015-KTSTQ Phụ lục VIII kèm theo Thông tư này): Đối với các trường hợp kiểm tra theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 78 Luật Hải quan, quyết định kiểm tra được gửi trực tiếp hoặc bằng thư bảo đảm, fax cho người khai hải quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra.

    Riêng trường hợp kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Hải quan được thực hiện ngay sau khi công bố quyết định kiểm tra (trao trực tiếp cho người khai hải quan trong giờ làm việc) không phải thông báo trước.

    Trường hợp thu thập thông tin để thực hiện kiểm tra sau thông quan, cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan cung cấp thông tin theo mẫu số 02/2015-KTSTQ Phụ lục VIII kèm theo Thông tư này.

    Trường hợp sửa đổi, bổ sung quyết định kiểm tra sau thông quan thực hiện theo mẫu số 03/2015-KTSTQ Phụ lục VIII kèm theo Thông tư này.

    Trường hợp gia hạn thời gian kiểm tra sau thông quan thực hiện theo mẫu số 04/2015-KTSTQ Phụ lục VIII kèm theo Thông tư này.

    Trường hợp hủy quyết định kiểm tra sau thông quan thực hiện theo mẫu số 07/2015-KTSTQ Phụ lục VIII kèm theo Thông tư này.

       + Thực hiện kiểm tra: cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra vào ngày ghi trên quyết định kiểm tra sau thông quan trừ trường hợp bất khả kháng.

    Người khai hải quan có trách nhiệm chấp hành thời hạn quy định tại quyết định kiểm tra sau thông quan, cử người có thẩm quyền làm việc với cơ quan hải quan; việc không chấp hành quyết định kiểm tra sau thông quan được coi là không tuân thủ pháp luật về hải quan.

       i. Công bố quyết định kiểm tra: Nội dung công bố được ghi nhận tại Biên bản công bố theo mẫu số 09/2015-KTSTQ Phụ lục VIII kèm theo Thông tư này).

       ii. Phạm vi kiểm tra: Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra theo phạm vi của quyết định kiểm tra. Trường hợp cần mở rộng phạm vi kiểm tra, thực hiện báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.

       iii. Nội dung kiểm tra:

    Người khai hải quan có nghĩa vụ cung cấp, nộp, xuất trình hồ sơ, thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại điểm b, khoản 3 Điều 80 Luật Hải quan; cử đại diện có thẩm quyền trực tiếp làm việc với Đoàn kiểm tra theo Quyết định kiểm tra của cơ quan hải quan và theo yêu cầu của Trưởng đoàn.

    Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra theo các nội dung trên quyết định kiểm tra, theo yêu cầu của từng cuộc kiểm tra xem xét kiểm tra hồ sơ hải quan, đối chiếu nội dung khai báo với sổ kế toán, chứng từ kế toán, các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hoá và kiểm tra thực tế hàng hoá trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện.

    Các nội dung kiểm tra được ghi nhận bằng các biên bản kiểm tra theo mẫu số 08/2015-KTSTQ Phụ lục VIII kèm theo Thông tư này, kèm các hồ sơ, chứng từ, tài liệu do người khai hải quan cung cấp, giải trình, chứng minh để làm căn cứ xem xét kết luận kiểm tra.

    - Xử lý kết quả kiểm tra:

      + Trường hợp thông tin, hồ sơ, chứng từ, tài liệu và nội dung giải trình của người khai hải quan chứng minh được nội dung khai hải quan là đúng quy định thì hồ sơ hải quan được chấp nhận.

      + Căn cứ quy định pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan, pháp luật liên quan đến quản lý hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu, phương pháp xác định trị giá tính thuế và thực tế hồ sơ, chứng từ kiểm tra, nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây cơ quan hải quan không chấp nhận nội dung khai báo của người khai hải quan, đồng thời ban hành kết luận kiểm tra, quyết định xử lý về thuế, xử lý vi phạm hành chính (nếu có):

        i. Người khai hải quan không cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan hải quan, đoàn kiểm tra hoặc không giải trình, không chứng minh được nội dung khai hải quan là đúng hoặc căn cứ thông tin cơ quan hải quan thu thập được phát hiện các bất hợp lý trong nội dung khai báo nhưng người khai hải quan không giải trình được.

       ii. Trường hợp người khai hải quan khai chưa đúng, chưa đầy đủ, chưa chính xác: các tiêu chí trên tờ khai hải quan; tờ khai trị giá; các yếu tố có liên quan ảnh hưởng đến nội dung, phương pháp xác định trị giá như các khoản điều chỉnh, mối quan hệ đặc biệt, điều kiện, trình tự các phương pháp xác định trị giá; các yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp, chính sách quản lý đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

        iii. Trường hợp hồ sơ, chứng từ, tài liệu người khai hải quan cung cấp cho cơ quan hải quan không hợp pháp.

       iv. Có sự mâu thuẫn hoặc không phù hợp về nội dung giữa các chứng từ, tài liệu trong hồ sơ hải quan; giữa hồ sơ hải quan khai, nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan với các hồ sơ, chứng từ, tài liệu của người khai hải quan lưu; giữa hồ sơ hải quan với sổ kế toán, chứng từ kế toán; giữa hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán với các chứng từ tài liệu khác có liên quan.

      + Trường hợp người khai hải quan không chấp hành quyết định kiểm tra, không giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan hải quan thì cơ quan hải quan xem xét quyết định xử lý về thuế, xử lý vi phạm hành chính theo quy định pháp luật; cập nhật thông tin vào Hệ thống quản lý rủi ro để áp dụng biện pháp kiểm tra của cơ quan hải quan đối với hồ sơ hải quan các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo của người khai hải quan.

       + Kết luận kiểm tra:

         i. Thời hạn gửi Dự thảo kết luận: Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn kiểm tra theo Quyết định kiểm tra trên cơ sở nội dung, phạm vi, kết quả kiểm tra đã được ghi nhận tại các biên bản kiểm tra, người ban hành quyết định kiểm tra gửi dự thảo kết luận kiểm tra cho người khai hải quan (bằng email, fax, gửi bưu điện hoặc trao trực tiếp).

         ii. Thời hạn hoàn thành giải trình: Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn gửi dự thảo kết luận, người khai hải quan phải hoàn thành việc giải trình (giải trình bằng văn bản hoặc làm việc trực tiếp) với người ký quyết định kiểm tra về các nội dung liên quan đến dự thảo kết luận.

         iii. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn giải trình của người khai hải quan, người ban hành Quyết định kiểm tra có trách nhiệm:

            Xem xét văn bản giải trình của người khai hải quan hoặc/và xem xét kết quả làm việc với đại diện có thẩm quyền của người khai hải quan trong trường hợp còn vấn đề cần làm rõ để xem xét ký ban hành bản kết luận kiểm tra.

             Ký ban hành bản kết luận kiểm tra: Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan (trong trường hợp được Cục trưởng ủy quyền) ký kết luận kiểm tra theo mẫu số 05/2015-KTSTQ Phụ lục VIII kèm Thông tư này, trong đó ghi rõ: căn cứ quy định pháp luật, phạm vi đã thực hiện kiểm tra, nội dung đã thực hiện kiểm tra, kết quả kiểm tra, quan điểm xử lý và kiến nghị (nếu có).

      + Đối với trường hợp kết luận kiểm tra cần có ý kiến về chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan hải quan chưa đủ cơ sở kết luận thì thời hạn ký ban hành kết luận kiểm tra là 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản ý kiến của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền. Cơ quan chuyên môn có thẩm quyền phải có ý kiến bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan.

      + Cập nhật thông tin kiểm tra: Quyết định kiểm tra, Kết luận kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan được cập nhật trên Hệ thống thông tin phục vụ kiểm tra sau thông quan trong thời hạn chậm nhất 01 ngày kể từ ngày ký ban hành Quyết định kiểm tra, ngày ký ban hành Kết luận kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan. Các nội dung về hành vi vi phạm, đánh giá liên quan đến người khai hải quan được cập nhật vào Hệ thống để áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro phù hợp.

    (Theo Điều 143 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    98. Tổ chức kiểm tra sau thông quan

    Mở rộng yêu trách nhiệm kiểm tra sau thông quan của các cơ quan nhà nước. Phân định rõ trách nhiệm với từng cơ quan.

    - Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan tổ chức, chỉ đạo, quản lý điều hành hoạt động kiểm tra sau thông quan trên toàn quốc; ký quyết định kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra đối với trường hợp kiểm tra theo khoản 2 Điều 98 Nghị định 08/2015/NĐ-CP:

       + Quyết định kiểm tra đối với trường hợp doanh nghiệp ưu tiên được công nhận theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

       + Quyết định kiểm tra đối với doanh nghiệp thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia.

       + Các tập đoàn, tổng công ty có cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu hoặc có nhiều chi nhánh hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tại nhiều địa bàn thuộc nhiều Cục Hải quan.

    - Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan có trách nhiệm:

       + Tham mưu chỉ đạo, quản lý, kiểm tra hoạt động kiểm tra sau thông quan, hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan trong phạm vi toàn quốc và tổ chức thực hiện các cuộc kiểm tra sau thông quan, chỉ đạo, tổ chức, quản lý các đoàn kiểm tra trong quá trình kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan để đảm bảo việc thực hiện và xử lý kết quả kiểm tra theo quy định.

       + Ký quyết định kiểm tra, tổ chức thực hiện quyết định kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra, ký quyết định ấn định thuế (nếu có) đối với các trường hợp kiểm tra theo khoản 1, 2 Điều 78 Luật Hải quan trong phạm vi toàn quốc và các trường hợp kiểm tra theo kế hoạch do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan phê duyệt trừ các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này.

       + Thừa ủy quyền ký quyết định, tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan và kết luận kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra sau thông quan theo Điều 100 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, trường hợp ấn định thuế kiến nghị, báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan trước khi quyết định ấn định thuế đối với các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều này theo ủy quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

        + Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan theo thẩm quyền quy định về xử phạt vi phạm hành chính.

    - Cục trưởng Cục Hải quan chịu trách nhiệm chỉ đạo, quản lý, kiểm tra hoạt động kiểm tra sau thông quan trong phạm vi địa bàn quản lý; tổ chức thực hiện các cuộc kiểm tra sau thông quan hoặc phân công Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan tổ chức, thực hiện; chỉ đạo, tổ chức, quản lý đoàn kiểm tra trong quá trình kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan để đảm bảo việc thực hiện và xử lý kết quả kiểm tra theo quy định.

    Trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai nằm ngoài địa bàn quản lý thì báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét phân công.

    - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan có trách nhiệm:

       + Thừa ủy quyền ký quyết định, tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan và xử lý kết quả kiểm tra sau thông quan đối với các trường hợp được quy định tại Điều 100 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP theo ủy quyền của Cục trưởng Cục Hải quan.

       + Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan theo thẩm quyền quy định về xử phạt vi phạm hành chính.

       + Tham mưu, tổ chức, quản lý, hướng dẫn hoạt động kiểm tra sau thông quan trên địa bàn Cục Hải quan. Tổng hợp, theo dõi số liệu, nắm tình hình hoạt động, nhận các báo cáo về kết quả các cuộc kiểm tra sau thông quan của các Chi cục Hải quan để tham mưu đề xuất Cục trưởng Cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan chỉ đạo thực hiện thống nhất, hiệu quả, tránh trùng lặp.

       + Cập nhật thông tin, hồ sơ, kết quả kiểm tra sau thông quan, báo cáo kết quả kiểm tra sau thông quan theo quy định của Tổng cục Hải quan.

    - Chi cục trưởng Chi cục Hải quan

        + Ký quyết định, tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan và xử lý kết quả kiểm tra sau thông quan đối với các trường hợp được quy định trên. Tổ chức kiểm tra sau thông quan theo phân công của Cục trưởng Cục Hải quan.

        + Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan theo thẩm quyền quy định về xử phạt vi phạm hành chính.

        + Cập nhật thông tin, hồ sơ, kết quả kiểm tra sau thông quan, báo cáo kết quả kiểm tra sau thông quan theo quy định của Tổng cục Hải quan.

    (Theo Điều 144 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    99. Phân định trách nhiệm giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực kiểm tra sau thông quan

    Đây là nội dung mới tại Thông tư 38/2015/TT-BTC. Xem chi tiết tại Điều 145 Thông tư 38/2015/TT-BTC.

    (Theo Điều 145 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

    Hết

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ChuTuocLS vì bài viết hữu ích
    tinh032 (23/09/2016) XuanDung12 (04/01/2017)
  • #385770   30/05/2015

    ChuTuocLS
    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần
    SMod

    Mình đã cập nhật đủ 99 điểm mới của Thông tư 38/2015/TT-BTC rồi nhé.

     
    Báo quản trị |  
  • #391842   13/07/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Hướng dẫn thực hiện Thông tư 38/2015/TT-BTC

    Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đi vào thực tiễn áp dụng từ ngày 01/4/2015 đến nay vẫn còn nhiều vướng mắc tồn tại.

    Nắm bắt được tình hình đó, Tổng Cục hải quan đã ban hành Công văn 6330/TCHQ-GSQL năm 2015 với mục đích làm rõ các vấn đề trong quá trình áp dụng Thông tư 38/2015/TT-BTC. Theo đó, Công văn này giải đáp một số vấn đề sau:

    1. Kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu trong quá trình xếp, dỡ, vận chuyển, lưu kho, bãi, cảng, khu vực cửa khẩu

    2. Kiểm tra các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp

    3. Kiểm tra thực tế hàng hóa

    4. Về thủ tục hải quan với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu

    5. Biên bản giao hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan

    6. Sử dụng tờ khai hải quan điện tử

    7. Giám sát hải quan với hàng hóa xuất, nhập khẩu

    8. Một số loại hình xuất nhập khẩu khác

    Xem giải đáp các vấn đề này tại file đính kèm 

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 13/07/2015 10:27:30 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #398807   07/09/2015

    haiky12
    haiky12

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    cho e hỏi hiện nay có thông tư nào sửa đổi bổ sung thông tư 38/2015/TTBTC này không ạ?

     
    Báo quản trị |  
  • #398817   08/09/2015

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 858 lần
    Moderator

    Chỉ mới có mấy cái công văn hướng dẫn chứ chưa có thông tư nào sửa đổi bổ sung đâu bạn.

     
    Báo quản trị |