Tổng giám đốc ký hợp đồng lao động với chính mình

Chủ đề   RSS   
  • #524002 28/07/2019

    kaitokid11

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2019
    Tổng số bài viết (48)
    Số điểm: 1500
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 42 lần


    Tổng giám đốc ký hợp đồng lao động với chính mình

    Cho mình hỏi TGĐ ký Hợp đồng lao động với chính mình có sai không? Vừa là người sử dụng lao động vừa là người lao động. Nếu sai thì phải làm sao cho đúng ?

     
    2106 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kaitokid11 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/07/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #524006   28/07/2019

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Tại Khoản 3 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về phạm vi đại diện như sau:
    "Điều 141. Phạm vi đại diện
    3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác."
    Theo quy định trên, Giám đốc (là chủ sở hữu công ty) nên không thể trong Hợp đồng lao động giám đốc vừa là người sử dụng lao động vừa là người lao động được, điều này đã vi phạm quy định trên.
    Về việc đóng BHXH đối với giám đốc công ty TNHH
    Tại Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng áp dụng luật BHXH như sau:
    "Điều 2. Đối tượng áp dụng
    1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
    a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
    …”
    Theo quy định trên, giám đốc được ký kết HĐLĐ với công ty nhưng sẽ được áp dụng theo các chế độ của người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn. Do đó, giám đốc sẽ tham gia đóng BHXH như một người lao động bình thường.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn DT_DA vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/07/2019)
  • #524276   30/07/2019

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1981)
    Số điểm: 14204
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Việc mà ký hợp đồng với chính mình đã vi phạm khoản 3 Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 (xác lập giao dịch với chính mình). Trường hợp này thì có thể căn cứ theo Khoản 1 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động

     

     
    Báo quản trị |  
  • #573960   27/07/2021

    Căn cứ Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự...

    Như vậy, Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật  của công ty.

    Điểm a khoản 3 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 quy định Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

    Do đó, tổng giám đốc có thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động với ngưởi lao động.

    Tuy nhiên, căn cứ khoản 3 Điều 141 Bộ luật Dân sự 2014 quy định một cá nhân không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Để giải quyết vấn đề này cần căn cứ vào loại hình doanh nghiệp là gì sau đó sẽ dựa vào các quy định liên quan đến thẩm quyền ký hợp đồng với tổng giám đốc.

    Ví dụ: công ty TNHH 1TV quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Doanh nghiệp 2020 quy  định Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ: ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;

     

     
    Báo quản trị |  
  • #583462   30/04/2022

    minhcong99
    minhcong99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (438)
    Số điểm: 3985
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 36 lần


    Tổng giám đốc ký hợp đồng lao động với chính mình

    Theo quy định pháp luật tại Khoản 3 Điều 141 Bộ Luật dân sự 2015 thì TGĐ không thể trong Hợp đồng lao động giám đốc vừa là người sử dụng lao động vừa là người lao động được. Trong trường hợp trên thì nếu công ty có hội đồng thành viên hoặc những người có thẩm quyền khác nhân danh công ty có thể ký hợp đồng lao động với TGĐ.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #587245   01/07/2022

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 50 lần


    Tổng giám đốc ký hợp đồng lao động với chính mình

    Xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    Căn cứ vào khoản 3 Điều 141 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Theo căn cứ trên thì cá nhân, pháp nhân không được nhân danh người được đại diện để xác lập thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó.

    Do đó, bạn không thể đại diện cho công ty ký hợp đồng với chính mình được.

    Theo quy định tại Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020 về quyền của hội đồng quản trị công ty cổ phần thì Hội đồng quản trị có quyền ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định.

    Theo quy định tại Điều 134, Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015 về đại diện và căn cứ xác lập quyền đại diện thì đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền).

    Do đó bạn có thể căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2020, điều lệ Công ty về thẩm quyền ký hợp đồng lao động những người có chức năng quản lý trong Hội đồng quản trị, trong công ty hoặc làm ủy quyền để ký hợp đồng lao động.
     
    Báo quản trị |