Từ năm 2015 đến nay tôi có nhiều nguồn thu nhập trong năm, thuộc diện tự quyết toán thuế TNCN. Tuy nhiên, tôi chưa thực hiện quyết toán. Tôi có 03 người phụ thuộc là cha, mẹ và con nhưng tôi chưa từng đăng ký với cơ quan thuế. Vậy bây giờ tôi đi quyết toán thuế có được đăng ký 03 người phụ thuộc của mình không và có được tính giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc từ năm 2015 đến nay không?
Theo quy định tại tiết c.2, điểm c, khoản 1, Điều 9 Thông tư số
111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính, để được tính giảm trừ cho người phụ thuộc thì người nộp thuế phải thực hiện đăng ký giảm trừ cho người phụ thuộc theo quy định. Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính thì thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.
Theo đó, trường hợp cá nhân thuộc diện trực tiếp quyết toán thuế có nhiều nguồn thu nhập trong năm từ năm 2015, chưa tự quyết toán thuế TNCN từ năm 2015 và chưa từng đăng ký NPT gồm cha, mẹ và con, thì cá nhân được tính giảm trừ gia cảnh đối với NPT kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi thực hiện quyết toán thuế và đăng ký NPT theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Một cá nhân có ký HĐLĐ trên 3 tháng tại 1 công ty có thu nhập chưa đến 11 triệu, và có thu nhâp tại 1 công ty khác dưới 4 triệu vậy có được giảm trừ bản thân tại công ty thứ nhất 11 triệu và công ty thứ 2 đăng ký con là người phụ thuộc được giảm trừ 4.4 triệu không?
Căn cứ tiết c.1, điểm c, khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính, người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.
Căn cứ tiết c.2, điểm c, khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính, để được tính giảm trừ cho người phụ thuộc thì người nộp thuế phải thực hiện đăng ký giảm trừ cho người phụ thuộc theo quy định và mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế.
Theo đó, cá nhân được đăng ký giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi trong năm tính thuế và được tính giảm trừ gia cảnh đối với mỗi NPT vào một NNT trong năm tính thuế kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi thực hiện quyết toán thuế và đăng ký NPT theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Công ty tôi là công ty xây dựng ký hợp đồng với đại diện tổ thợ thi công, kèm theo danh sách thợ có MST TNCN, vây khi quyết toán thuế TNCN phải kê khai phụ lục 05-1/BK-QTT-TNCN hay 05-2/BK-QTT-TNCN và có phải khấu trừ thuế trước khi chi trả hay không?
Căn cứ điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thì trường hợp công ty bạn trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Trường hợp những người lao động này ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì người lao động làm cam kết (theo mẫu 08-CK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Trường hợp người lao động này thuộc trường hợp khấu trừ thuế TNCN theo thuế suất 10% thì kê khai trên Phụ lục số 05-2/BK-QTT-TNCN đính kèm tờ khai quyết toán thuế TNCN 05/QTT-TNCN.
Trong thời gian dịch vừa qua, đơn vị tôi có phát sinh một số khoản chi liên quan người lao động (NLĐ) như sau:
- Thuê đơn vị bên ngoài xét nghiệm nhanh và PCR SARS CoV-2 cho NLĐ (có tên và thông tin người được xét nghiệm)
- Mua kit xét nghiệm nhanh và phát cho NLĐ tự xét nghiệm (NLĐ có ký nhận)
- Thuê khách sạn và chi phí liên quan chữa bệnh cho người nhiễm SARS CoV-2 (có tên và thông tin người sử dụng dịch vụ)
Vậy các khoản trên có tính vào thuế TNCN cho NLĐ khi quyết toán thuế TNCN không?
Về vấn đề này, Bộ Tài Chính (Tổng cục Thuế) đã có công văn
4110/TCT-DNNCN ngày 27/10/202, theo đó, trường hợp các khoản phi chí cách ly y tế do dịch covid-19, chi phí xét nghiệm Covid-19 xét nghiệm và các chi phí phí ăn, ở của người lao động ở tại doanh nghiệp hoạt động theo phương án "3 tại chỗ" thì các khoản chi phí này được tính vào chi phí được trừ khi thuế thu nhập doanh nghiệp và không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động nếu phản ánh thực tế phát sinh và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo đúng quy định của pháp luật.
NLĐ nhận tiền hỗ trợ covid từ DN theo Nghị quyết 68 (DN được giảm trừ 0,5% tiền đóng quỹ TNLĐ... để hỗ trợ cho NLĐ) thì có phải tính thuế TNCN không?
Trường hợp khác là công ty tự có chính sách hỗ trợ covid cho NLĐ thì thu nhập này có phải tính thuế tncn không ạ?
Theo Điều 1 và Điều 2 Quyết định số
23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và theo quy định tại khoản 2, Điều 3
Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 26/2012/QH13 ngày 22/11/2012 của Quốc hội) thì khoản tiền mà người sử dụng lao dộng hỗ trợ cho người lao động để phòng chống dịch Covid-19 (lấy từ việc giảm đóng vào Quỹ BH TNLĐ, bệnh nghề nghiệp) là khoản trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, trường hợp người sử dụng lao động hỗ trợ toàn bộ số tiền có được từ việc giảm đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động phòng, chống Covid-19 theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ (thực hiện Nghị Quyết 68) quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 thì khoản tiền hỗ trợ này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động.
Công ty tôi có trợ cấp cho người lao động là F0 từ quỹ công đoàn hoặc quỹ phúc lợi của Công ty. Vậy trợ cấp này NLĐ có phải chịu thuế TNCN không?
-Về khoản chi từ quỹ công đoàn:
Căn cứ điều 27
Luật Công đoàn số 12/2012/QH13 ngày 20/06/2012 của Quốc hội về quy định về quản lý, sử dụng tài chính công đoàn và khoản 2, Điều 2, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về các khoản lợi ích khác mà người sử dụng lao động chi cho người lao động thì tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công, theo đó, trường hợp Công ty phát sinh các khoản chi trợ cấp F0 cho người lao động được trích từ Quỹ Công đoàn, đáp ứng các nhiệm vụ quy định tại Điều 27 Luật Công đoàn số 12/2012/QH13 thì người lao động khi nhận được các khoản chi này, không phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.
-Về khoản chi từ quỹ phúc lợi:
Căn cứ khoản 2, Điều 2, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn nêu trên, trường hợp các khoản chi trợ cấp từ quỹ phúc lợi cho người lao động do bị F0 tính có tính chất lợi ích được hưởng thì được tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động.
Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"