Tội phạm mạng được phân loại như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #592404 12/10/2022

    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (852)
    Số điểm: 7302
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 135 lần


    Tội phạm mạng được phân loại như thế nào?

    Tội phạm mạng hay còn được biết đến là tội phạm công nghệ cao theo khoản 7 Điều 2 Luật An ninh mạng 2018 định nghĩa: “Tội phạm mạng là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự.”
     
    Như vậy, hành vi phạm tội là sử dụng các phương tiện, thiết bị điện tử, không gian mạng để đánh cắp, gây sự cố cho hệ thống, chiếm quyền điều khiển, làm tê liệt, phá hủy…hệ thống thông tin quan trọng của cá nhân, tổ chức, cơ quan.
     
    Ví dụ các hành vi này có thể là tấn công mạng, gián điệp mạng, gây sự cố, tạo lỗ hổng/tấn công/xâm nhập/tiêu hủy thông tin/chiếm quyền điều khiển chương trình hoặc làm sai lệch, làm gián đoạn, làm tê liệt hoặc ngưng trệ, phá hoại toàn bộ hệ thống;...
     
    Một số đặc điểm:
     
    Thứ nhất, tội phạm sử dụng công nghệ cao xâm phạm trật tự an toàn thông tin, gây tổn hại cho lợi ích của quốc gia, quyền và các lợi ích hợp pháp của các tổ chức cá nhân.
     
    Thứ hai, tội phạm sử dụng công nghệ cao phải là những hành vi được xác định là toi phạm theo quy định của pháp luật.
     
    Thứ ba, tội phạm sử dụng công nghệ cao được thực hiện bằng việc sử dụng tri thức, kỹ năng, công cụ, phương tiện công nghệ thông tin ở trình độ cao
     
    Thứ tư, về chủ thế, tội phạm sử dụng công nghệ cao có thể được thực hiện bởi bất kỳ ai có đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của luật Hình sự (chủ thể phạm tội là những người có chuyên môn/khả năng cao về máy tính, công nghệ, an ninh mạng hoặc là chuyên gia…;)
     
    Thứ năm, tội phạm sử dụng công nghệ cao được thực hiện bởi lỗi cố ý. Khi thực hiện tội phạm sử dụng công nghệ cao, người phạm tội phải ý thức rõ hành vi của mình là trái quy định pháp luật có thể gây hậu quả xấu xả ra. Động cơ, mục đích của tội phạm sử dụng công nghệ cao không phải yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm. 
     
    Theo Bộ luật Hình sự 2015 quy định về một số loại tội phạm mạng (Điều 285 đến Điều 294) như:
     
    Điều 285. Tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật;
     
    Điều 286. Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử;
     
    Điều 287. Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử;
     
    Điều 288. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông;
     
    Điều 289. Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác,...
     
    Theo đó, khung hình phạt cao nhất cao nhất của tội phạm công nghệ cao là phạt tù 20 năm (đối với tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản).
     
    *Phân loại tội phạm mạng:
     
    + Hành vi trộm cắp các thông tin liên quan trực tiếp đến nhân thân nhằm đánh cắp các thông tin về tài khoản ngân hàng, số điện thoại, địa chỉ, số sổ bảo hiểm xã hội, các thông tin tài chính, số hiệu giấy chứng nhận đăng ký xe, thông tin về tài chính khác của bị hại,...;
     
    + Hành vi tấn công hệ thống bằng mã độc là sử dụng phần mềm độc hại đã được mã hóa nhằm tấn công trực tiếp vào dữ liệu trong hệ thống máy tính hoặc hệ thống mạng nhằm hủy hoại hoặc làm hư hỏng, trì trệ, ngăn chặn tính năng của hệ thống.
     
    + Hành vi theo dõi mạng là giám sát hoạt động của một cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc một hệ thống trên không gian mạng hoặc qua việc sử dụng các thiết bị điện tử cá nhân như điện thoại, máy tính cá nhân,... nhằm đe dọa, tống tiền, đòi hưởng lợi ích từ cá nhân, cơ quan, tổ chức..
     
    + Hành vi phạm tội là hoạt động gián điệp mạng: tấn công, hủy, chiếm quyền chỉ huy hoặc thay đổi các thông tin/chỉ lệnh trong hệ thống dữ liệu quan trọng của cơ quan, quốc gia. Ví dụ tấn công vào hệ thống của các cơ quan về an ninh quốc phòng, chính phủ, quân đội, công an, ngoại giao,...
     
    Như vậy, việc phân loại tội phạm mạng có thể dựa vào hành vi, cách thức, hoặc mục đích mà loại tội phạm này hướng tới, bài viết là một số loại tội phạm mạng thông thường, phổ biến hiện nay mang tính tham khảo.
     
     
    1880 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #593256   31/10/2022

    nguyenhoangvy15
    nguyenhoangvy15
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:30/08/2022
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 3398
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 59 lần


    Tội phạm mạng được phân loại như thế nào?

    Cảm ơn thông tin bạn đã chia sẻ. Theo thống kê tạp chí thị trường ở Việt Nam (2010 đến 2019): Các nhóm các tội phạm đã sử dụng các phương pháp tấn công vào hệ thống như là Phishing (lừa đảo), Deface (xâm nhập), Malware (phần mềm độc hại)...để tấn công vào người sử dụng. Số liệu tổng hợp trong giai đoạn 2010-2019 có 208.409 cuộc tấn công vào Việt Nam, trong đó Phishing là 29.059 cuộc (14,01%), Deface là 105.971 cuộc (chiếm 51,11%), Malware là 72.323 cuộc (chiếm 34,88%).

     
    Báo quản trị |  
  • #593432   31/10/2022

    lvkhngoc
    lvkhngoc
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam
    Tham gia:10/07/2022
    Tổng số bài viết (395)
    Số điểm: 3334
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 72 lần


    Tội phạm mạng được phân loại như thế nào?

    Cám ơn thông tin chia sẻ của bạn. Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin thì đi song song với đó là tội phạm công nghệ cao cũng ngày một đa dạng. Qua bài viết của bạn, mình biết thêm một số loại tội phạm công nghệ cao (tội phạm mạng) thông thường hiện nay được quy định tại Bộ luật hình sự 2015 như: Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông; Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác…

     
    Báo quản trị |