Tội phạm hoàn hảo

Chủ đề   RSS   
  • #512684 23/01/2019

    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Tội phạm hoàn hảo

    Perfect Crime dịch nghĩa đen kiểu Vietlish là “tội phạm hoàn hảo” còn Utopia là “Xã hội không tưởng”. “Hoàn hảo” và “Không tưởng” là hai trong số nhiều khái niệm được con người đưa ra để chỉ những thứ không thể đạt tới hay nắm trong tay. Và với con người, thứ gì mà họ không thể có được thì sẽ mê hoặc họ dữ dội.

    Đã có vô số phim, sách, game mô tả về Perfect Crime và Utopia. Trước hết, bàn về khái niệm được nhiều người biết hơn là “Utopia”, theo Wikipedia, “Utopia (tiếng Hy Lạp: οὐτόπος, phiên âm: outópos), là một cộng đồng hoặc xã hội gần lý tưởng hoặc hoàn hảo trên mọi mặt.”. Nghe có vẻ rất đơn giản đúng không? Để dễ hình dung hơn, hãy thử một tờ giấy và một cây bút, vẽ một vòng tròn mà không dùng bất cứ công cụ hỗ trợ khác. Nó có tròn không? Hai mốc vẽ đầu và cuối có trùng nhau không? Và quan trọng, bạn cảm thấy thế nào sau khi vẽ vòng tròn? Càng tròn thì càng thấy sảng khoái? Utopia cũng vậy, từ xa xưa, con người đã cố gắng xây dựng, vun đắp cho cuộc sống của mình để sao cho nó hoàn hảo, càng ngày hình tròn họ vẽ càng tròn hơn nhưng tất nhiên, đó vẫn là không tưởng.

    Trên diễn đàn Dân Luật thì đương nhiên Utopia (hay Zootopia) sẽ không là nhân vật chính của bài viết này. Nhân vật chính của chúng ta, Perfect Crime (PC) cũng mê hoặc như Utopia vậy. Đối với các nhánh của pháp luật, đặc biệt là hành pháp và tư pháp thì PC là một bài toán khi mọi yếu tố liên quan được đặt ở trạng thái lí tưởng. Lấy ví dụ về một vụ án giết người bí ẩn mà kẻ thủ ác đã chuẩn bị rất kĩ càng tất cả mọi khâu. Tất cả chứng cứ đều không đâu vào đâu, hung thủ thật sự không bị nghi ngờ, việc điều tra bế tắc, vụ việc tiêu biểu là vụ “Jack the Ripper”. Đó là về phía hành pháp. Ví dụ về tư pháp còn thú vị hơn. Kẻ thủ ác bị đưa ra xét xử trước toà. Tất cả mọi thứ đều chống lại hắn, trừ “chứng cứ”. Đông cơ rõ ràng, bằng chứng ngoại phạm không có, thậm chí trong vài vụ án đã chứng minh là nghi phạm đã ở hiện trường lúc xảy ra vụ án. Nhưng vẫn không thể kết tội vì thiếu chứng cứ then chốt (key evidence) điển hình là vụ việc “Lizzie Borden”.

    2 vụ việc ví dụ về PC trên đây đã được các nhà làm phim, làm game, viết sách xào nấu lại rất nhiều lần với vô số giả thuyết được đưa ra. Nhưng bí ẩn vẫn sẽ mãi là bí ẩn, trừ khi người chết sống lại nói chuyện. PC không gói gọn trong các vụ án giết người (hoặc giết rất nhiều người kiểu Hitler). Các vụ cướp, vụ trộm, vụ lừa đảo,… mà kẻ thủ ác không bao giờ bị bắt có rất nhiều. Hay hiện đại hơn là các vụ hack máy tính, ăn cắp thông tin cá nhân, các loại tội phạm an ninh mạng,… Có thể nói, PC đã biến hoá, có thể người nghiên cứu thì thấy hứng thú nhưng đối với cơ quan điều tra hay toà án, gặp phải PC hay chỉ gần là PC thôi thì đã mất ngủ rồi.

     

     

    Đây là chữ ký

     
    4219 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #522306   30/06/2019

    An_Pisces
    An_Pisces
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (221)
    Số điểm: 2966
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 73 lần


    Có rất nhiều vụ án tàn khốc, dã man được thực hiện tinh vi bởi những gã sát nhân có IQ rất cao. Thường thì những vụ án như vậy sẽ rất mất nhiều thời gian để tìm ra sự thật và đưa kẻ ác ra trước ánh sáng pháp luật, hoặc thậm chí những vụ án ấy sẽ là dấu chấm hỏi để lại cho hậu thế vì không thể tìm ra hung thủ. Những thủ đoạn, cách sắp xếp và tính toán của những hung thủ kiểu này rất tinh vi, hầu như rất khó để tìm ra chứng cứ dẫn đến vụ án rơi vào bế tắc. Dù kinh hãi và ghê tởm trước những hành động giết người vô nhân tính ấy, nhưng không ai có thể phủ nhận được trí thông minh, sự tinh vi và sắp xếp cẩn nhận, kỹ lưỡng của loại thủ phạm này. 

     
    Báo quản trị |  
  • #523462   21/07/2019

    htham2501
    htham2501
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2019
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2000
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 109 lần


         Đề tài của bạn thực sự rất thú vị mình nghĩ tội phạm dù có tính toán hoàn hảo đến thế nào đi chăng nữa thì "chạy trời không khỏi nắng, vải thưa không thể che mắt thánh" dù có mưu mô như nào đi nữa nhưng rồi họ cũng sẽ phải bị tóm gọn, thực tế cũng có nhiều vụ bế tắc nhưng nếu kẻ phạm tội không gánh hậu quả thì họ cũng sẽ gánh "nhân quả".

     
    Báo quản trị |  
  • #553377   29/07/2020

    Có người đã từng nói thế này: “Không có chứng cứ thì sẽ không có tội phạm”, do đó, tội phạm hoàn hảo có thể được hiểu như là việc phạm tội mà không để lại bất kỳ một dấu vết hay bằng chứng nào về việc anh/cô ta phạm tội.

     
    Báo quản trị |  
  • #554032   31/07/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1305)
    Số điểm: 9980
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 190 lần


    Theo mình thì vẫn tồn tại những tội phạm hoàn hảo, tỷ lệ phát hiện, truy bắt được tội phạm hoàn hảo rất thấp. Bởi có chứng cứ thì mới có tội phạm, tội phạm hoàn hảo không để lại bất kỳ dấu vết gì thì không thể xác định được tội phạm. Song dù tỷ lệ rất thấp nhưng không phải là không có khả năng truy bất được.

     

     
    Báo quản trị |