Có thể thấy trong những thời gian gần đây rộ lên biết bao nhiêu tin tức trẻ em bị xâm hại tình dục khiến cho bao nhiêu người bức xúc, giới chính quyền lên tiếng, xã hội báo động khi mà một thế hệ đang cần được nâng niu, bảo vệ nhất lại đang gặp nguy hiểm nhất, mối nguy hại này tôi gọi là “ Vấn nạn”.
Trên thực tế, một trẻ em Việt Nam trung bình có đến 15 cơ quan cùng bảo vệ. Thế nhưng, vẫn còn nhiều vụ xâm hại trẻ em gây rúng động dư luận vẫn chưa được giải quyết và hàng trăm trường hợp khác chưa được đem ra ánh sáng. “Trách nhiệm của 15 cơ quan này đến đâu? Chúng ta không cần quá nhiều như vậy. Tôi cho rằng, đó là một sự mỉa mai. Có chăng, chỉ cần 1,2 cơ quan nhưng họ phải thực sự làm. Chỉ đau thôi chưa đủ. Đau nhưng hãy biến nó thành hành động, đừng để nỗi đau trở nên vô nghĩa”, trích lời của Bà Nguyễn Vân Anh (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học về Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị thành niên). Chính vì vậy tôi mong muốn Các cơ quan chính quyền hãy siết chặt việc quản lý hơn, và đặc biệt Cộng đồng hãy chung tay góp sức lên án những kẻ ác tâm; về phía gia đình cần giáo dục giới tính cho con trẻ khi còn sớm nhất có thể, tôi cho rằng đây là một điểm thiếu sót trầm trọng của đại đa số gia đình Việt Nam, họ cho rằng những việc “ tế nhị” đó không nên nói với con trẻ quá sớm.
Nhưng những gì tôi nêu trên là đề phòng với “giặc ngoài” còn “ giặc trong” thì thật sự khó, tôi nói vậy vì không ít những vụ xâm hại tình dục trẻ em hung thủ lại là chính những người thân, người trong gia đình của đứa trẻ. Vậy để đẩy mạnh được tính răng đe ta cần một chế tài mạnh cho những loại tội phạm này, ta có nên đưa hình thức “ Thiến hóa học” như các nước Anh, Mỹ, Nga, Hàn Quốc,... Tuy nhiên việc áp dụng biện pháp “thiến hóa học” để trừng trị tội phạm ấu dâm vẫn vấp phải sự phản đối từ một bộ phận dư luận, vì họ cho rằng hình phạt này vi phạm nhân quyền. Nhưng tôi cho rằng phần “ con người” của những kẻ đó đã bị tước đi bởi chính hành vi vô nhân tính.