Tội cướp tài sản hay trộm cắp tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #566547 14/01/2021

    Tội cướp tài sản hay trộm cắp tài sản

    Anh chị cho em hỏi tình huống này C(30 tuổi) chọc thủng của nhà D rồi thổi thuốc mê vào nhà D làm D ngủ say rồi cạy cửa vào nhà D lấy vòng kim cương của D thì C phạm tội nào ạ? Em cảm ơn nhiều!

     
    3016 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Caube0101 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/01/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #566598   15/01/2021

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Chào bạn. Theo Quy định về tội “Cướp tài sản” theo Điều 168 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì:

    “Điều 168 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội “Cướp tài sản” như sau:

    “1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm…”

    Như vậy, quy định về tội “Cướp tài sản” trong Bộ luật Hình sự năm 2015 bao gồm các dạng hành vi sau đây:

    Thứ nhất: Dùng vũ lực là hành vi dùng sức mạnh thể chất hoặc công cụ, phương tiện tác động lên chủ sở hữu tài sản hoặc người được giao quản lý tài sản để chiếm đoạt tài sản, ví dụ như dùng tay, chân… đấm đá, dùng gậy, dao… đập, chém người khác.

    Thứ hai: Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc là hành vi dùng lời lẽ, hoặc dùng công cụ, phương tiện để uy hiếp tinh thần đối với chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản để buộc họ giao tài sản và chiếm đoạt, hành vi này, chủ yếu tác động về mặt tinh thần khiến cho chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản sợ hãi mà giao tài sản.

    Thứ ba: Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự là các hành vi như cho uống thuốc mê, chất kích thích… khiến cho người khác lâm vào tình trạng không thể chống cự để chiếm đoạt tài sản.

    Như vậy việc sử dụng thuốc mê trong tình huống bạn nêu ra sẽ thuộc trường hợp “Cướp tài sản” chứ không phải “Trộm cắp tài sản” nhé. Một số ý kiến chia sẻ để bạn tham khảo ạ.

     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenphuong2804 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/01/2021)
  • #566647   18/01/2021

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Vấn đề vẫn chưa được giải quyết rốt ráo, bởi bạn nguyenphuong2804 không viện dẫn căn cứ pháp luật nào qui định hành vi cho uống thuốc mê, chất kích thích…làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự là "hành vi khác" được qui định tại khoản 1 điều 168 BLHS.

    Và đây cũng đang là vấn đề còn tranh cãi chưa ngã ngũ về mặt học thuật, chờ mãi mà không thấy Tòa án tối cao ban hành Nghị quyết hướng dẫn cụ thể "hành vi khác" tại khoản 1 điều 168 BLHS là hành vi nào đặng áp dụng thống nhất.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (19/01/2021)